Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đến thị trường Nhật Bản: Tận dụng cơ hội từ các FTA

Tận dụng hiệu quả các cam kết trong các FTA mà Việt Nam và Nhật Bản cùng là thành viên sẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu gỗ tại thị trường Nhật Bản.
Dự báo xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nửa đầu năm 2022 tăng từ 5% đến 8% Nhiều dư địa cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tại thị trường Hoa Kỳ

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản cho biết, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản trong 4 tháng năm 2022 đạt 264,8 nghìn tấn, trị giá 96,4 tỷ Yên (tương đương 756,8 triệu USD), giảm 9,1% về lượng nhưng tăng 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

5647-xk-gy
Nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản dự kiến tăng trưởng khả quan trong thời gian tới

Nhật Bản nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ thị trường Việt Nam đạt 67 nghìn tấn, trị giá 23,1 tỷ Yên (tương đương 181,4 triệu USD), giảm 11,6% về lượng và tăng 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 25,3% tổng lượng nhập khẩu, giảm 0,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.

Tác động từ xung đột giữa Nga và Ukraina khiến chi phí nguyên liệu đầu vào, vận chuyển tăng tại các thị trường cung cấp đồ nội thất cho Nhật Bản. Việc này cũng đã tác động đến hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản những tháng đầu năm 2022.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản dự kiến tăng trưởng khả quan trong thời gian tới, nhờ nhu cầu chuẩn bị sửa sang thay thế các sản phẩm nội thất trong nhà hàng, khách sạn… tăng mạnh do Nhật Bản lên kế hoạch mở cửa du lịch theo nhóm nhỏ vào cuối tháng 5/2022, trước khi mở cửa hoàn toàn.

Bên cạnh đó, thị trường nhà ở tại Nhật Bản trong 3 tháng đầu năm 2022 tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021; trong tháng 5/2022, chỉ số tiêu dùng cá nhân khởi sắc, tiêu dùng cá nhân nhiều khả năng sẽ tiếp tục phục hồi, đặc biệt khi người dân có thể tự do đi lại sau khi các quy định phòng dịch được dỡ bỏ hoàn toàn; tỷ lệ thất nghiệp giảm, nhu cầu tuyển dụng trong các lĩnh vực sản xuất, nhà hàng… ngày càng tăng.

Tiềm năng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường Nhật Bản là rất lớn bởi Nhật Bản là thị trường có sức tiêu thụ lớn, với dân số gần 126 triệu người và thu nhập bình quân đầu người khoảng 43.000 USD/năm.

Mặt khác, theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Nhật Bản đã trở thành một trong những thị trường năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới, với tiềm năng tăng trưởng khả quan. Sự tập trung vào năng lượng tái tạo được tăng cường sau trận động đất và sóng thần tháng 3/2011 làm hư hại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Các động thái đầu tư và quyết định đóng cửa hầu hết các lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản đã khiến việc phát triển năng lượng tái tạo tăng trưởng ổn định. Chính vì vậy, Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu lớn đối với mặt hàng dăm gỗ.

Theo ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, mặc dù theo đuổi chính sách thương mại tự do cắt giảm thuế quan theo lộ trình từ các hiệp định thương mại, nhưng Nhật Bản vẫn áp dụng các cơ chế phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành sản xuất trong nước.

Trong các rào cản như vậy, Chính phủ Nhật Bản thường lồng những lý do chính đáng như bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước những hành động thương mại không lành mạnh (chống bán phá giá, chống trợ cấp), bảo vệ an toàn sức khỏe con người, an toàn môi trường… Do đó, doanh nghiệp cần phải nắm bắt được nhu cầu, sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng đúng các yêu cầu và quy định của thị trường Nhật Bản.

Đáng chú ý, nếu chất lượng của một sản phẩm đã được thị trường Nhật Bản chấp thuận thì sản phẩm đó hoàn toàn có thể cạnh tranh tốt được ở các thị trường khác. Bên cạnh đó, thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản rất đa dạng, coi trọng chất lượng và tính tiện dụng của sản phẩm nhằm đáp ứng mọi nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nghiên cứu tìm hiểu rõ về thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó đa dạng hóa mẫu mã, hình thức sản phẩm, cùng với việc tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp cũng cần tận dụng hiệu quả các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam và Nhật Bản cùng là thành viên như: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)... Điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu gỗ của Việt Nam trong thời gian tới tại thị trường Nhật Bản.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vẫn còn “ngổn ngang”, theo đó thực thi hiệu quả các FTA sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam.
Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện FTA Việt Nam - Israel

Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện FTA Việt Nam - Israel

Bộ Tài chính đề xuất, mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong thực hiện FTA Việt Nam - Israel sẽ giảm dần từ nay đến năm 2027.
Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Công tác phối hợp giữa 3 Bộ trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông sản chủ lực được thực hiện ráo riết trong thời gian qua.
Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP

Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP

Hai năm thực thi RCEP, chi phí thương mại trong khu vực đã giảm đáng kể, chuỗi cung ứng đã liên kết chặt chẽ hơn, mang lại lợi ích cho nhiều người hơn.
Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Với nhiều cơ hội theo các cam kết mang lại, song sau 5 năm dư địa thị trường từ Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn.

Tin cùng chuyên mục

Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Thực thi Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam tăng trưởng, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Cổng FTAP hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp

Cổng FTAP hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp

Nhằm cải thiện công tác tuyên truyền, tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, Cổng FTAP đang đẩy mạnh hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp.
Để nông sản Việt không phải “thay tên đổi họ” khi xuất khẩu vào EU

Để nông sản Việt không phải “thay tên đổi họ” khi xuất khẩu vào EU

Tuy nông sản luôn gia tăng về số lượng và giá trị xuất khẩu, nhưng lượng hàng hóa mang thương hiệu Việt xuất khẩu sang thị trường EU còn khá khiêm tốn.
Cổng FTAP - kênh kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Cổng FTAP - kênh kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Các thông tin, dữ liệu trên Cổng FTAP được hiển thị dưới dạng song ngữ Việt - Anh giúp cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước hiểu thêm về nhau.
Cam kết về thủ tục hải quan trong Hiệp định RCEP: Thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch

Cam kết về thủ tục hải quan trong Hiệp định RCEP: Thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch

Trong Hiệp định RCEP, các cam kết về thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại được quy định nhằm thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch.
Cổng FTAP: Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại

Cổng FTAP: Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại

Cùng với các Bộ ngành khác, Bộ Công Thương thực hiện đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại trên Cổng FTAP.
Cổng FTAP: Hỗ trợ tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp

Cổng FTAP: Hỗ trợ tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp

Cổng thông tin FTAP cung cấp thông tin, hỗ trợ tối đa các cơ hội do các Hiệp định thương mại tự do mang lại tới doanh nghiệp.
Hóa giải các thách thức từ Hiệp định RCEP

Hóa giải các thách thức từ Hiệp định RCEP

Cơ hội Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mang lại song hành cùng các khó khăn và thách thức cho doanh nghiệp, ngành hàng.
Khảo sát FTA Index: Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu của thị trường

Khảo sát FTA Index: Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu của thị trường

Từ kết quả khảo sát FTA Index, khuyến nghị đưa ra đối với doanh nghiệp là tích cực tìm hiểu, nắm bắt thông tin yêu cầu của thị trường.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Đổi mới hoạt động công đoàn, đảm bảo cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Đổi mới hoạt động công đoàn, đảm bảo cam kết về lao động

Hiện các cam kết về lao động, công đoàn của Việt Nam trong các FTA cũng như Hiệp định EVFTA cơ bản đã được nội luật hoá trong hệ thống pháp luật.
Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp dệt may vững chân tại thị trường EU

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp dệt may vững chân tại thị trường EU

Chuyển đổi xanh không còn là xu hướng mà là yêu cầu tất yếu đối với nhiều ngành sản xuất, đặc biệt là dệt may trước yêu cầu phát triển chung của toàn cầu.
Gia Lai: Tận dụng EVFTA xuất khẩu nông sản chủ lực vào EU

Gia Lai: Tận dụng EVFTA xuất khẩu nông sản chủ lực vào EU

Ưu đãi từ Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại Gia Lai tận dụng hiệu quả, với kinh ngạch xuất khẩu vào thị trường EU tăng cao 60-70%
FTA Index: Biện pháp cần thiết để tận dụng hiệu quả các FTA

FTA Index: Biện pháp cần thiết để tận dụng hiệu quả các FTA

Bộ chỉ số FTA Index sẽ là cơ sở quan trọng để Chính phủ và Quốc hội chỉ đạo, giám sát thực hiện FTA của các địa phương; là biện pháp cần thiết để tận dụng FTA.
Xuất khẩu giày dép sang Bắc Âu: Giải pháp nào tận dụng hiệu quả EVFTA?

Xuất khẩu giày dép sang Bắc Âu: Giải pháp nào tận dụng hiệu quả EVFTA?

Hiệp định EVFTA đã giúp xóa bỏ hoặc có lộ trình xoá bỏ hạn ngạch thuế quan từ ngày 1/8/2020 đối với khá nhiều sản phẩm giày dép của Việt Nam.
Hiệp định RCEP: Mở cửa thị trường qua ứng dụng điện tử

Hiệp định RCEP: Mở cửa thị trường qua ứng dụng điện tử

Các cam kết về thương mại điện tử trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm tăng cường mở cửa thị trường thông qua ứng dụng điện tử.
Xây dựng hệ sinh thái: Giải pháp giúp ngành cà phê tận dụng tốt Hiệp định EVFTA

Xây dựng hệ sinh thái: Giải pháp giúp ngành cà phê tận dụng tốt Hiệp định EVFTA

Xây dựng hệ sinh thái được cho là giải pháp cấp thiết giúp ngành cà phê nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu thị trường, tận dụng tốt EVFTA.
Cổng FTAP - giao diện thân thiện, khoa học, tạo thuận lợi và tiện ích cho người dùng

Cổng FTAP - giao diện thân thiện, khoa học, tạo thuận lợi và tiện ích cho người dùng

Cổng FTAP là địa chỉ cung cấp công cụ tra cứu trực tuyến thông minh với giao diện thân thiện, khoa học, tạo sự thuận lợi và tiện ích cho người sử dụng.
FTA Index: Kỳ vọng cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA

FTA Index: Kỳ vọng cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA

FTA Index kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA của chính quyền địa phương đối với doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn.
Cổng FTAP khởi động các chuyên mục thông tin về Hiệp định CPTPP

Cổng FTAP khởi động các chuyên mục thông tin về Hiệp định CPTPP

Chỉ với một click chuột, ở bất cứ đâu, khi có nhu cầu, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm hiểu về Hiệp định CPTPP trên Cổng thông tin FTAP.
Bàn chiến lược xuất khẩu quế "đường dài" ở các thị trường FTA

Bàn chiến lược xuất khẩu quế "đường dài" ở các thị trường FTA

Nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp ngành quế ở Quảng Nam tận dụng tốt hơn các FTA đã được đề Hội thảo diễn tại Quảng Nam hôm nay (21/12)
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động