Thứ sáu 16/05/2025 15:45

Xuất khẩu gián tiếp: Linh hoạt các giải pháp

Chuyển hướng từ xuất khẩu (XK) trực tiếp sang gián tiếp qua hệ thống phân phối và thương mại điện tử là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) đang diễn biến phức tạp hiện nay. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả vượt trội, cần nhiều nỗ lực hơn nữa. 
Nhiều lợi ích

Những năm gần đây, nhằm gắn kết sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông sản theo chuỗi, Chính phủ và các bộ, ngành đã có rất nhiều chương trình, đề án nhằm gắn kết người sản xuất với các chuỗi tiêu thụ hàng hóa, nhất là hệ thống các siêu thị quốc tế tại Việt Nam. Điển hình, năm 2017, Bộ Công Thương đã triển khai chương trình XK tại chỗ thông qua phương thức kết nối doanh nghiệp (DN), người sản xuất trong nước hợp tác với các hệ thống phân phối nước ngoài, như: AEON mall, Lotte, MM Mega Market… đây là những đơn vị có mạng lưới siêu thị, hệ thống quản lý, phân phối sản phẩm rộng khắp tại nhiều quốc gia.

Nông sản Việt tại hệ thống siêu thị AEON Nhật Bản

Thông qua đó, nhiều hàng hóa đã gián tiếp được XK vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn. Điển hình năm 2019, chỉ riêng MM Mega Market đã XK trên 1.000 tấn nông sản của Việt Nam qua hệ thống phân phối của mình. Hay như Saigon Co.op phối hợp với hệ thống NTUC FairPrice, mỗi năm XK trên 200 container hàng hóa nhiều chủng loại vào thị trường Singapore. Hoặc Vinamilk cũng thành công trong việc đưa sản phẩm sữa organic vào Singapore và đang đẩy mạnh XK sang các thị trường khác, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu…

Đặc biệt, để hàng hóa có thể "vào" được các hệ thống này, người sản xuất, XK buộc phải tuân thủ các quy định rất nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, bao bì, nhãn mác… do đơn vị thu mua đưa ra. Đây cũng là cơ hội tốt để chúng ta chuẩn hóa hàng hóa ngay từ khâu sản xuất.

Cần tiếp tục nỗ lực

Dù lợi ích rất rõ ràng, song không phải DN nào muốn tham gia vào chuỗi tiêu thụ đều có thể thực hiện. Trên thực tế, chỉ những DN có quy mô sản xuất lớn, có kinh nghiệm, năng lực mới có thể làm được. Ngược lại, với những DN nhỏ và vừa, chưa từng tham gia XK trước đó, sẽ gặp nhiều khó khăn do chưa nắm bắt yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng hàng hóa.

Để hỗ trợ DN giảm thiểu rủi ro, tăng XK gián tiếp, Bộ Công Thương đã thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt. Cụ thể, liên tiếp trong những ngày đầu năm 2020, lãnh đạo Bộ Công Thương không chỉ làm việc với các tập đoàn phân phối lớn tại Việt Nam mà còn làm việc với các hệ thống thương mại điện tử lớn, nhằm đa dạng các kênh XK cho hàng Việt.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng, nhất là tham tán thương mại Việt Nam tại các thị trường XK đã được chỉ đạo phải chủ động kết nối chặt với DN trong việc cung ứng thông tin, nhu cầu thị trường, ngành hàng mà DN có điều kiện phát triển. Đồng thời, đưa ra những khuyến cáo về rào cản kỹ thuật, các tiêu chuẩn bắt buộc đối với hàng hóa XK, để DN trong nước chủ động điều chỉnh, tránh trường hợp bị trả lại hàng, dù là XK trực tiếp hay gián tiếp.

Tới đây, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành chức năng, tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp kiểm tra, giám sát công tác truy xuất nguồn gốc hàng hóa, giúp DN tham gia bền vững vào chuỗi cung ứng hệ thống phân phối toàn cầu.
Hoàng Châu

Tin cùng chuyên mục

Cục Hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ 'Ba kết nối'

Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao