Xuất khẩu gạo và câu chuyện đa dạng hóa thị trường

Giá gạo xuất khẩu giảm sâu nằm ngoài dự báo của nhiều doanh nghiệp. Rủi ro thị trường và bài toán không ‘bỏ trứng vào một giỏ’ vẫn còn nguyên giá trị.
Giá gạo xuất khẩu đang thấp nhất thế giới, giải pháp nào cho gạo Việt? Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đến 6/2/2025 Ngành lúa gạo cần sớm tính phương án kinh doanh phù hợp

Giá gạo xuất khẩu giảm dưới mức dự báo

Giá gạo xuất khẩu ngày 11/2 đã tăng nhẹ so với ngày trước đó, tuy nhiên, vẫn đang ở mức dưới 400 USD/tấn.

Cụ thể, cập nhật số liệu mới nhất của Hiệp hội Lương thực Việt Nam ngày 11/2 cho thấy, gạo xuất khẩu 5% tấm đang được chào bán với giá 397 USD/tấn (tăng 1 USD/tấn so với ngày trước đó); gạo 25% tấm đang chào bán với giá 372 USD/tấn (tăng 2 USD/tấn so với ngày trước đó); gạo 100% tấm đang được chào bán với giá 310 USD/tấn (đi ngang so với ngày trước đó).

Giá gạo xuất khẩu những ngày đầu tháng 2/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm.
Giá gạo xuất khẩu những ngày đầu tháng 2/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm.

Gạo xuất khẩu của Thái Lan ngày 11/2 điều chỉnh giảm nhẹ. Cụ thể, gạo xuất khẩu 5% tấm đang được chào bán với giá 426 USD/tấn (giảm 3 USD/tấn so với ngày trước đó); gạo xuất khẩu 25% tấm đang được chào bán với giá 406 USD/tấn (giảm 1 USD/tấn so với ngày trước đó); gạo xuất khẩu 100% tấm được chào bán với giá 374 USD/tấn (giảm 1 USD/tấn so với ngày trước đó).

Dù đã thu hẹp khoảng cách giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan, tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan vẫn cao hơn Việt Nam từ 29 – 64 USD/tấn, tùy loại. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng đang thấp hơn gạo Ấn Độ và Pakistan lần lượt trong khoảng từ 16-22 USD/tấn và 4-28 USD/tấn tùy loại.

Như vậy, với mức dưới 397 USD/tấn, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang thấp hơn 136 USD/tấn so với mức giá 533 USD/tấn được ghi nhận vào ngày 19/7/2023 (thời điểm trước khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo). Còn so với giá đỉnh 663 USD/tấn hồi cuối tháng 11/2023, giá gạo 5% tấm xuất khẩu đã giảm 264 USD/tấn, tương đương mức giảm 39,8%. Nếu so sánh với thời điểm giá gạo đạt đỉnh, tức vào tháng 1/2024, hiện gạo 5% tấm đã giảm khoảng 260 USD/tấn; gạo 25% tấm cũng giảm ở mức tương tự; gạo thơm Jasmine giảm 150 USD/tấn.

Thay đổi cách làm để “giữ vững tay chèo" trước "cơn sóng cả”

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, năm 2025, khi Ấn Độ đã gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, Indonesia - thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam - tự chủ lương thực chỉ nhập khẩu lượng nhỏ gạo tùy thuộc vào nguồn cung sẽ tác động đến lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Sự tụt dốc của giá gạo xuất khẩu khiến nhiều doanh nghiệp bất ngờ. Ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) – thông tin, lượng tồn kho của các quốc gia nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam tương đối đầy, chưa phải là lúc mua vào, trong khi thông tin nguồn cung dồi dào lan truyền càng gây sức ép lớn đến giá gạo.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, hiện 3 thị trường truyền thống đang chiếm gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam, nhưng biến động về chính sách của các thị trường này cũng sẽ tác động nhanh nhậy lên thị trường lúa gạo Việt Nam.

Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, trong năm 2024, Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 46,1%. Indonesia và Malaysia là hai thị trường lớn tiếp theo với thị phần tương ứng là 13,2% và 7,5%.

Câu hỏi đặt ra tại sao trong bối cảnh giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới giảm, nhưng tốc độ tụt giảm giá gạo xuất khẩu của Việt Nam diễn ra nhanh hơn giá gạo xuất khẩu của Thái Lan rất nhiều?

Theo các chuyên gia trong ngành, việc doanh nghiệp xuất khẩu gạo tập trung quá lớn vào một số ít thị trường mua số lượng nhiều nhằm “hưởng chênh lệch đầu tấn” (tức bán khối lượng càng nhiều lợi nhuận càng cao) mà chưa tập trung vào giá trị là nguyên nhân khiến ngành gạo Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề khi rủi ro xảy ra.

Câu chuyện giá gạo xuất khẩu sụt giảm mạnh từ đầu năm 2025 đến nay tiếp tục đặt ra bài toán đa dạng hóa thị trường để gia tăng thêm sức cạnh tranh cho ngành lúa gạo.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến nghị, các doanh nghiệp cần chủ động đa dạng hóa thị trường, chủng loại gạo xuất khẩu, không chỉ tập trung vào các thị trường châu Á như Philippines, Indonesia, Trung Quốc... mà cần mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác, như châu Âu, Mỹ, Trung Đông, Tây Á và châu Phi.

Bên cạnh đó, về phía các địa phương cần tập trung sản xuất các loại gạo chất lượng, giá bán cao được thị trường ưa chuộng như các loại gạo thơm, gạo đặc sản…Trong đó, quan tâm tập trung nguồn lực cho việc triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, để đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia tiên phong trong sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải phù hợp xu thế tiêu dùng thế giới, vừa tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn nữa cho hạt gạo Việt Nam.

Sẽ không có công thức chung cho việc mở thị trường, mỗi doanh nghiệp có thế mạnh riêng để thực hiện việc này. Tuy nhiên, bên cạnh việc mở cửa thị trường, đảm bảo chất lượng thì chú trọng đến chiến lược xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, chăm sóc khách hàng... sẽ là cách để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng, ngành lúa gạo Việt Nam nói chung “giữ vững tay chèo" trước những "cơn sóng cả”.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2024 ước đạt 626,5 USD/tấn, tăng 9% so với năm 2023.

Trong đó, quý I/2024, giá gạo 5% tấm đầu năm cao, tăng mạnh nhờ nhu cầu lớn từ các thị trường nhập khẩu, trung bình khoảng 623 USD/tấn; quý II/2024 giá đạt đỉnh vào tháng 4 khoảng 642,7 USD/tấn nhưng giảm mạnh trong tháng 5,6, đạt trung bình khoảng 572 USD/tấn; quý III/2024 giá phục hồi nhẹ nhờ nhu cầu tăng giữa năm khoảng 605 USD/tấn; quý IV/2024 giá trung bình khoảng 628 USD/tấn duy trì mức cao ổn định và tăng tích cực so với 2023.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

‘Đế chế’ Forever 21 sụp đổ và câu chuyện bay trên

‘Đế chế’ Forever 21 sụp đổ và câu chuyện bay trên 'đôi cánh’ thương mại điện tử

Câu chuyện Forever 21 tuyên bố phá sản lần thứ 2 vì không cạnh tranh được với thương mại điện tử đã và đang gợi lên nhiều điều đáng suy ngẫm...
Đặt tên địa phương sáp nhập: Giữ truyền thống hay tạo dấu ấn mới?

Đặt tên địa phương sáp nhập: Giữ truyền thống hay tạo dấu ấn mới?

Theo các chuyên gia, việc đặt tên địa phương sau sáp nhập tỉnh là một nhiệm vụ nặng nề và rất quan trọng, vì thế cần cân nhắc kỹ lưỡng, tạo được sự đồng thuận.
Doanh nghiệp tâm tư về quy định quản lý chất lượng sản phẩm

Doanh nghiệp tâm tư về quy định quản lý chất lượng sản phẩm

Cần tăng cường đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ, giải quyết tâm tư về quy định mới trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Cảnh giác với tin giả sáp nhập tỉnh để bán nhà đất

Cảnh giác với tin giả sáp nhập tỉnh để bán nhà đất

Lợi dụng chủ trương sáp nhập tỉnh thành phố, nhiều tổ chức cá nhân tung tin giả để tạo “sóng ảo” bán nhà đất.
TS.Vũ Văn Tính: Sáp nhập tỉnh có đủ cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn

TS.Vũ Văn Tính: Sáp nhập tỉnh có đủ cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn

Theo TS.Vũ Văn Tính, việc sáp nhập các tỉnh không chỉ là quyết tâm chính trị, mà còn dựa trên các cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn trong thời gian qua.

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia hiến kế loạt giải pháp đạt mục tiêu xuất khẩu

Chuyên gia hiến kế loạt giải pháp đạt mục tiêu xuất khẩu

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong đánh giá kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng 12% trong hai tháng đầu năm 2025 là một tín hiệu vô cùng tích cực.
Dàn siêu xe Mailisa vượt đèn đỏ: Vô tình hay chiêu trò truyền thông?

Dàn siêu xe Mailisa vượt đèn đỏ: Vô tình hay chiêu trò truyền thông?

Hình ảnh dàn siêu xe ngang nhiên vượt đèn đỏ ngay giữa trung tâm TP. Đà Nẵng không chỉ khiến dư luận bức xúc mà còn đặt ra câu hỏi đây có phải là chiêu trò PR?
Sáp nhập tỉnh, nâng tầm tư duy chiến lược phát triển

Sáp nhập tỉnh, nâng tầm tư duy chiến lược phát triển

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã sẽ tạo điều kiện để nâng tầm tư duy chiến lược phát triển kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Tạo

Tạo 'luồng xanh' cho khoa học, công nghệ nhưng không ‘buông lỏng’ quản lý

Việc quy định miễn trách nhiệm dân sự trong hoạt động khoa học, công nghệ là cơ chế đột phá, tạo luồng xanh cho KHCN, nhưng không vì thế mà buông lỏng quản lý.
Tỉnh táo trước sự xuyên tạc sáp nhập tỉnh: Đất nước đẹp giàu đâu cũng quê hương!

Tỉnh táo trước sự xuyên tạc sáp nhập tỉnh: Đất nước đẹp giàu đâu cũng quê hương!

Việc thực hiện các mốc lộ trình về điều chỉnh đơn vị hành chính trong đó có sáp nhập tỉnh hiện đang diễn ra khẩn trương theo đúng Kết luận số 127-KL/TW.
Sáp nhập tỉnh, doanh nghiệp sẽ  thuận lợi mở rộng quy mô hoạt động

Sáp nhập tỉnh, doanh nghiệp sẽ thuận lợi mở rộng quy mô hoạt động

Sáp nhập tỉnh, theo TS.Tô Hoài Nam là bước đi lớn trong cải cách hành chính, doanh nghiệp sẽ dễ dàng mở rộng quy mô hoạt động hơn.
Quang Linh Vlog và câu hỏi trách nhiệm ủy viên UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?

Quang Linh Vlog và câu hỏi trách nhiệm ủy viên UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?

Xuất hiện tại “Gặp gỡ thân tình Team Cer Group và truyền thông” chiều 14/3 tại Hà Nội, Quang Linh Vlog nói bản thân sẽ thôi việc livestream bán hàng.
Nghiên cứu giảm thuế VAT: ‘Khoan sức dân’, san sẻ gánh nặng với doanh nghiệp

Nghiên cứu giảm thuế VAT: ‘Khoan sức dân’, san sẻ gánh nặng với doanh nghiệp

Theo đề xuất của các chuyên gia, việc giảm thuế VAT sẽ kích cầu tiêu dùng, kích thích sản xuất, tăng thu ngân sách, thúc đẩy tăng trưởng hai con số.
Kinh tế đêm: Cần đột phá để giữ chân du khách

Kinh tế đêm: Cần đột phá để giữ chân du khách

Kinh tế đêm là hướng đi cần phát triển ở mỗi địa phương, nhưng sản phẩm còn đơn điệu, chưa có nhiều sản phẩm đa dạng, đặc sắc để thu hút, giữ chân du khách.
Chính sách là

Chính sách là 'bà đỡ', không phải gánh nặng

Trong khi Chính phủ đang nỗ lực giảm gánh nặng cho doanh nghiệp thì một số chính sách đang trong quá trình dự thảo lại có nguy cơ gây khó cho doanh nghiệp.
Sáp nhập tỉnh, tinh gọn bộ máy, mở đường lớn

Sáp nhập tỉnh, tinh gọn bộ máy, mở đường lớn

Tinh gọn bộ máy, sáp nhập tỉnh và “chốt” triển khai nhiều “siêu dự án”… là những nội dung được người dân cả nước hết sức quan tâm, mở ra những kỳ vọng mới.
Áp lực cuộc sống, gánh nặng

Áp lực cuộc sống, gánh nặng 'áo cơm' níu bước ước mơ con trẻ

Ở các đô thị lớn, việc nuôi dạy một đứa trẻ chẳng khác nào gánh cả một chi phí "khổng lồ" đối với những gia đình có thu nhập khiêm tốn…
Xử nghiêm content

Xử nghiêm content 'bẩn', quảng cáo 'lố' để sạch môi trường mạng

Để bán hàng, nhiều người đã dùng chiêu làm content 'bẩn', quảng cáo 'lố' ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng và xã hội. Hành vi này cần phải xử lý nghiêm.
Thấy gì qua con số doanh nghiệp rút khỏi thị trường?

Thấy gì qua con số doanh nghiệp rút khỏi thị trường?

Con số 67.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 2 tháng đầu năm 2025, tăng 10,3% so với cùng kỳ, phản ánh một xu hướng đầy lo ngại.
Cà phê đường tàu: Khi vẻ đẹp tiềm ẩn rủi ro

Cà phê đường tàu: Khi vẻ đẹp tiềm ẩn rủi ro

Dù bị cấm nhưng cà phê đường tàu vẫn trở thành điểm đến yêu thích của du khách. Tuy nhiên, đằng sau vẻ đẹp đó là những rủi ro về an toàn giao thông.
Tiễn biệt người đã khuất không chỉ là lĩnh vực kinh doanh

Tiễn biệt người đã khuất không chỉ là lĩnh vực kinh doanh

Ngành dịch vụ tang lễ không chỉ là một lĩnh vực kinh doanh mà còn là một phần quan trọng trong việc tôn vinh và tiễn biệt người đã khuất.
Sự nổi tiếng cần đi liền với ý thức trách nhiệm

Sự nổi tiếng cần đi liền với ý thức trách nhiệm

Những người nổi tiếng cần nâng cao ý thức, trách nhiệm với cộng đồng, người tiêu dùng khi quảng cáo các sản phẩm trên mạng xã hội.
Hợp nhất bộ: Tuần đầu tiên và những kỳ vọng lâu dài

Hợp nhất bộ: Tuần đầu tiên và những kỳ vọng lâu dài

Bộ máy Chính phủ mới sau tinh gọn, hợp nhất bộ đã trải qua khoảng thời gian quan trọng nhất với tuần làm việc đầu tiên đúng kế hoạch và mở ra những kỳ vọng mới.
Đà Nẵng: Giá đất

Đà Nẵng: Giá đất ''rục rịch'' tăng, người mua cần thận trọng!

Giá đất tại TP. Đà Nẵng và vùng ven ''rục rịch' tăng nhưng không có chuyện 'sốt đất'. Chuyên gia bất động sản khuyến cáo người mua thận trọng trong giao dịch.
Miễn học phí: Hiện thực hóa quốc sách hàng đầu

Miễn học phí: Hiện thực hóa quốc sách hàng đầu

Đi cùng với mong muốn xây dựng đất nước, để đất nước bước vào kỷ nguyên mới, quyết định miễn học phí của Bộ Chính trị đã hiện thực hóa quốc sách hàng đầu.
Mobile VerionPhiên bản di động