Thu hoạch cà phê.
CôngThương - Bên lề Đại hội Tổng kết niên vụ nhiệm kỳ khóa VII (2010-2013) và phương hướng niên vụ nhiệm kỳ khóa VIII (2014-2017) tổ chức ngày 11/4 ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nam cho biết từ đầu vụ đến nay (tháng 10/2013), sản lượng càphê xuất khẩu đạt khoảng 700 tấn, chiếm 40% sản lượng dự báo (cuối 2013 hơn 200 tấn và quý 1/2014 khoảng 500 tấn), kim ngạch đạt 1 tỷ USD, đặc biệt, giá càphê xuất khẩu từ đầu vụ đến nay ở mức trung bình 2.000-2.200 USD/tấn.
Trong đồ thị 30 năm, đây là năm thứ tư liên tiếp càphê Việt Nam đạt đỉnh cao về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu. Thông thường, Việt Nam chỉ đạt được 1 năm rồi lại rớt giá và phải gần 10 năm sau mới đạt được đỉnh cũ. Dự báo niên vụ tới, do khô hạn mất mùa ở một số vùng càphê trên thế giới nên giá càphê sẽ tiếp tục cao và càphê Việt Nam vẫn có cơ hội đạt được kết quả tốt.
Với việc Việt Nam đang phát triển các vùng trồng càphê cũng như đẩy mạnh tái canh nhằm tăng sản lượng, ông Nam phân tích nhu cầu càphê thế giới rất lớn, trong khi đó càphê Việt Nam đã có mặt trên khắp thế giới, các nhà rang xay và buôn bán càphê đều đánh giá cao càphê Việt Nam. Vì vậy, cà phê phải được coi là ngành hàng chiến lược, sản lượng càphê tăng lên nhưng người trồng càphê sẽ không lo điệp khúc "được mùa mất giá."
Phó Chủ tịch Thường trực Vicofa Nguyễn Nam Hải cũng nhận định đây là lần đầu tiên xuất khẩu quý 1 tăng cao, dự báo quý 2 sẽ thuận lợi. Thông thường các năm, đến cuối tháng 3, khi có mưa, giá càphê sẽ giảm nhưng năm nay, đến tháng Tư, giá càphê vẫn ở mức cao.
Theo phân tích của ông Đỗ Hà Nam, ngay từ đầu vụ, khi giá càphê thấp, nông dân gửi vào kho doanh nghiệp nhưng chưa "chốt" giá để chờ giá cao, nhằm tạo điều kiện cho nông dân cũng như chủ động nguồn hàng phục vụ cho các đơn hàng đã ký, doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc trữ hàng cho nông dân.
Tuy nhiên, nông dân cũng nên có quyết định đúng đắn, chọn thời điểm bán hàng, nếu để quá 1 tháng, họ sẽ khó đoán biết xu hướng cũng như chất lượng càphê trong kho./.