11 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê thu về 3,54 tỷ USD Giá cà phê Arabica tăng sốc gần 10%, xuất khẩu cà phê có được lợi? |
Tính chung trong 10 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê đạt hơn 692 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2022.
Cũng theo Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, trong tháng 10 và 10 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê Robusta và Arabica của Việt Nam giảm so với cùng kỳ năm 2022, nhưng xuất khẩu cà phê chế biến tăng mạnh.
Xuất khẩu cà phê chế biến tăng mạnh |
Tháng 10/2023, xuất khẩu cà phê Robusta đạt xấp xỉ 27,2 nghìn tấn, trị giá 66,86 triệu USD, giảm 61,6% về lượng và giảm 54,4% về trị giá so với tháng 10/2022. Tính chung 10 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê Robusta đạt 1,13 triệu tấn, trị giá 2,45 tỷ USD, giảm 12,1% về lượng và giảm 4,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Các thị trường xuất khẩu chủ lực cà phê Robusta của Việt Nam gồm: Đức, Italia, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga … Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam sang hầu hết các thị trường truyền thống giảm, nhưng xuất khẩu sang Mexico, Hà Lan, Indonesia… tăng mạnh.
Xuất khẩu cà phê Arabica trong tháng 10/2023 đạt 900 tấn, trị giá 2,96 triệu USD, giảm 64,6% về lượng và giảm 73,5% về trị giá so với tháng 10/2022. Tính chung 10 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê Arabica đạt 35,5 nghìn tấn, trị giá 139,75 triệu USD, giảm 28,6% về lượng và giảm 36,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê Arabica sang các thị trường Bỉ, Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Thái Lan…
Hiện thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam là EU, tiếp đến là Mỹ, Nhật Bản… Tuy xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc chưa chiếm tỷ trọng cao, song nhiều doanh nghiệp Việt cũng đang quan tâm tới thị trường này bởi Trung Quốc có tốc độ nhập khẩu cà phê tăng bình quân hơn 25%/năm. Giới trẻ nước này ngày càng thích cà phê hơn trà. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường cạnh tranh cao, đòi hỏi các doanh nghiệp cần đầu tư vào đa dạng hóa sản phẩm cà phê đặc sản, cà phê chế biến và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe.
Theo các chuyên gia, hiện các thị trường lớn như EU, Mỹ đang có sự thay đổi nhu cầu tiêu thụ từ nhập cà phê nhân chuyển sang cà phê chế biến. Vì vậy, Việt Nam cũng phải ưu tiên đầu tư các cơ sở chế biến sâu để gia tăng giá trị sản phẩm cà phê và hướng tới phát triển bền vững.
Dự báo, giá cà phê niên vụ 2023 - 2024 sẽ tiếp tục neo ở mức cao. Đến tháng 6/2024 nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục giảm lãi suất, xuất khẩu cà phê sẽ tiếp tục hưởng lợi. Bởi, đây là lúc các nhà rang xay trên thế giới mua tích trữ nên giá cà phê khó có cơ hội đi xuống.
Trên thị trường hàng hoá phái sinh, theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau khi tăng phi mã trong phiên hôm qua (3/12) khép lại phiên giao dịch ngày 4/12, giá hai mặt hàng cà phê giảm lần lượt 2,69% với Arabica và 1,01% với Robusta. Đồng Real suy yếu đã kích thích nhu cầu bán hàng từ nông dân trong khi tồn kho tạm ngưng đà giảm.
Giá cà phê trên thị trường phái sinh giảm nhẹ sau khi tăng phi mã vào hôm qua |
Đồng Real nội địa của Brazil yếu đi trong khi chỉ số Dollar Index hồi lại 0,49% trong phiên hôm qua đã kéo theo tỷ giá USD/BRL tăng 1,29%. Chênh lệch tỷ giá tăng lên đã kích thích nông dân Brazil bán cà phê do thu về nhiều ngoại tệ hơn.
Bên cạnh đó, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở hàng hoá liên lục địa (ICE-US) kết phiên 1/12 duy trì tại mức 224.066 bao, không giảm thêm sau khi đã mất gần 70.000 bao trước đó. Điều này tạm làm ổn định tâm lý thị trường và khiến giá đánh mất đà tăng.
Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay (5/12), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ dao động trong khoảng 58.700 - 59.700 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với ngày hôm trước.