Kỷ niệm 59 năm Ngày thành lập Bộ đội biên phòng (3/3/1959 - 3/3/2018)

Xuân ấm tình quân dân

P.T

P.T

Đón Xuân Mậu Tuất 2018, đồng bào trên các tuyến biên giới của cả nước đã có một cái tết ấm áp, an toàn, phấn khởi nhờ sự chung tay của lực lượng bộ đội biên phòng (BĐBP) ở 44 tỉnh, thành có đường biên giới.  
Xuân ấm tình quân dân
BĐBP và người dân vùng biên giới Hà Giang thi gói bánh chưng trong chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2018

Sẵn sàng bám dân, bám bản

Ngay từ khi quân đội ta được thành lập, giữa quân và dân đã có mối quan hệ gắn bó rất đặc biệt, khó có thể tách rời. Với lực lượng BĐBP, tình cảm này còn mật thiết hơn cả. Bởi lẽ, trên những tuyến biên giới gian khó, thời tiết khắc nghiệt, điều kiện kinh tế khó khăn, an ninh chính trị tiềm ẩn những bất ổn… sự gắn bó, giúp đỡ, đồng hành giữa người dân biên giới và BĐBP là không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh biên giới.

Ngày 3/3/1959, tại buổi lễ thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang, nay là BĐBP, Bác Hồ đã căn dặn: “Phải dựa vào nhân dân mới hoàn thành được tốt nhiệm vụ; khi tổ chức được dân, đoàn kết được dân thì việc gì cũng làm được. Nhất là ở nơi đồng bào thiểu số, phải chú ý đến phong tục tập quán của đồng bào, luôn giúp đỡ, giáo dục đồng bào, làm cho đồng bào tin yêu, mến phục cán bộ thì đồng bào sẽ hết sức giúp đỡ, có khi hy sinh cả cho ta…”.

Thực hiện lời căn dặn của Bác, những năm qua, bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, lực lượng BĐBP đã có rất nhiều chương trình để giúp đỡ đồng bào biên giới như: Phát triển các mô hình kinh tế, tặng bò giống, xây nhà tặng hộ nghèo, nâng bước em tới trường, khám chữa bệnh và phát thuốc, cứu giúp nhân dân trong thiên tai bão lũ, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn…

Với những chương trình này, cùng tinh thần sẵn sàng bám dân, bám bản của cán bộ chiến sĩ biên phòng, đến nay nhiều bản làng đã thay da đổi thịt. Đây đó, trên nhiều tuyến biên giới, tại nhiều bản làng biên giới ở Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Long An, Cà Mau… đồng bào các dân tộc vẫn luôn nhắc nhớ tới những người cán bộ biên phòng đã mang về cho dân cái chữ, các giống cây con năng suất, chất lượng, xả thân cứu giúp người dân trong mưa lũ. Đặc biệt, nhờ lực lượng BĐBP, nhiều phong tục lạc hậu, cổ hủ đã dần bị loại bỏ, niềm tin của bà con với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ngày càng được củng cố.

Vì một mùa xuân no ấm

Bên cạnh những việc làm được thực hiện thường xuyên, liên tục; hàng năm, mỗi khi tết đến xuân về, các đơn vị BĐBP trên các tuyến biên giới đều hăng hái góp công, góp sức tổ chức cho người dân vui xuân đón tết.

Tết Mậu Tuất 2018, với mục tiêu chung tay vì một mùa xuân no ấm cho đồng bào vùng biên giới, biển đảo, BĐBP trên 44 tỉnh, thành biên giới đã dành tặng tổng giá trị quà tết cho đồng bào hơn 17 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các đồn biên phòng còn cử gần 1.000 tổ, đội công tác với trên 3.000 cán bộ chiến sĩ mang theo chế độ, tiêu chuẩn tết xuống vui xuân, đón tết cùng nhân dân, kết hợp làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và quản lý địa bàn.

“Ngoài các chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an toàn các điểm nhân dân hai bên biên giới tổ chức vui xuân tập trung, chúng tôi đã chỉ đạo các đồn biên phòng mời cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân lên đơn vị gói bánh chưng, mổ lợn, cùng ăn tết với cán bộ chiến sĩ. Các đơn vị cũng tham gia giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, chơi trò chơi dân gian, theo phong tục, tập quán của các dân tộc” - Thượng tá Vàng Đình Chiến, Chỉ huy trưởng BĐBP Hà Giang cho biết.

Như rất nhiều người nghèo biên giới nhận được quà tết, anh Giàng Khái Sính, dân tộc Mông, thôn Lùng Khố, xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, Hà Giang không giấu được sự vui mừng, anh Sính xúc động nói: “Đây là món quà bất ngờ đối với gia đình tôi. Năm 2016, gia đình tôi được các chú biên phòng hỗ trợ cho một con bò, nó đã đẻ được một con bê. Các chú bộ đội hay đến nhà tôi chơi, hỏi thăm tình hình làm ăn, còn hướng dẫn tôi xây cái bể ủ cỏ cho bò ăn mùa lạnh này đỡ rét. Tôi vui lắm, chỉ mong phấn đấu xây dựng kinh tế gia đình ngày một tiến bộ hơn”.

Với các đơn vị biên phòng ở phía Nam, kế hoạch chăm lo tết cho người dân nghèo các xã biên giới cũng được chuẩn bị rất chu đáo. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Phó Chính ủy BĐBP An Giang chia sẻ: “Tết Mậu Tuất vừa qua, BĐBP đã chủ động cùng các ban, ngành địa phương vận động được hàng ngàn suất quà để chăm lo cho gia đình chính sách, hộ nghèo vui xuân đón tết. Đồng thời, mỗi đơn vị cử 2 - 3 tổ cán bộ xuống mỗi xã địa bàn để ăn tết cùng nhân dân”.

P.T
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ đội biên phòng

Tin mới nhất

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Các không gian đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng mang đến trải nghiệm ấn tượng về miền đất, con người và du lịch tỉnh Lai Châu.
Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.
Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc năm 2024.
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên kiện toàn, nâng cao chất lượng cán bộ thực thi Chương trình 1719.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động