Các tài sản công dôi dư sau sáp nhập được tỉnh Thanh Hóa xử lý thế nào?

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa Lại Thế Nguyên vừa có chuyến “vi hành” và chỉ đạo các đơn vị có phương án chuyển đổi, sử dụng hiệu quả tài sản công.
Quy định mới về sắp xếp lại, xử lý tài sản công Sắp xếp lại, quản lý tài sản công: Vì sao chưa xử lý dứt điểm?

Theo cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa, sau khi sát nhập, hiện tỉnh này có nhiều công sở, đơn vị hành chính dôi dư gồm: Trụ sở làm việc cấp xã, trung tâm văn hoá cấp xã, trạm y tế cấp xã, nhà văn hoá; trụ sở các đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện; trụ sở các cơ quan Nhà nước của Trung ương trên địa bàn.

Các tài sản công dôi dư sau sáp nhập sẽ được tỉnh Thanh Hóa xử lý thế nào?
Cảng cá xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hóa bỏ hoang nhiều năm nay

Do nhiều lý do, đến nay, các tài sản công dôi dư sau khi sắp xếp cơ quan, đơn vị hành chính vẫn chưa được sử dụng hợp lý. Nhiều tài sản không sử dụng trong thời gian dài đã bị hư hỏng, xuống cấp. Việc chuyển đổi công năng sử dụng, bàn giao công trình, tài sản công cho cơ quan, đơn vị khác quản lý, sử dụng chưa nhiều, gây lãng phí tài sản của Nhà nước. Nguyên nhân khách quan là do hệ thống văn bản hướng dẫn của Trung ương về xử lý tài sản công dôi dư sau sát nhập các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp chưa rõ ràng, cụ thể. Bên cạnh đó, quy trình, thủ tục xử lý nhà, đất, trụ sở của các cơ quan, đơn vị còn phức tạp. Trong đó, đối với các công trình nhà văn hoá thôn, xóm, tổ dân phố dôi dư có khó khăn do hồ sơ pháp lý, vì để chứng minh nguồn gốc tài sản không có, do nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình được huy động từ nguồn đóng góp của nhân dân.

Nguyên nhân chủ quan là do cấp uỷ, chính quyền các địa phương chưa tích cực, chủ động trong việc xây dựng phương án, cũng như tiến hành trình tự, thủ tục pháp lý để xử lý tài sản công dôi dư; các cơ quan chuyên môn của tỉnh chưa sâu sát, tích cực trong việc đôn đốc, hướng dẫn thực hiện xử lý tài sản dôi dư.

Để sớm có phương án chuyển đổi, sử dụng hiệu quả tài sản công dôi dư, mới đây, ông Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hóa - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã tỉnh Thanh Hoá đã có chuyến “vi hành” và chỉ đạo, khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn các đơn vị về quy trình, thủ tục chuyển đổi mục đích, công năng sử dụng các công trình. Trong đó, đề xuất giải quyết dứt điểm các nhà văn hoá thôn, bản, tổ dân phố dôi dư theo hướng bàn giao lại cho cộng đồng dân cư quản lý và sử dụng, tạo điều kiện cho người dân tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hoá tại cộng đồng.

Các tài sản công dôi dư sau sáp nhập sẽ được tỉnh Thanh Hóa xử lý thế nào?
Công sở UBND xã Nga Hưng, huyện Nga Sơn bị bỏ hoang sau khi sáp nhập.

Đối với các huyện, kiểm tra và yêu cầu bố trí nhân lực trông coi, bảo vệ các công trình dôi dư hiện không sử dụng; chỉ đạo xử lý dứt điểm các công trình trụ sở làm việc của cấp xã dôi dư theo hướng công trình nào đã có phương án bàn giao cho cơ quan, đơn vị nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương quản lý, sử dụng thì thực hiện thủ tục để bàn giao và đưa vào sử dụng.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hóa chỉ đạo sẽ khuyến khích bàn giao các tài sản công dôi dư chưa sử dụng cho lực lượng công an xã, thị trấn nhằm thực hiện chủ trương của Bộ Công an về xây dựng trụ sở làm việc cho lực lượng công an xã, thị trấn.

Ông Lại Thế Nguyên cũng yêu cầu, đối với các công trình, tài sản dôi dư khác thuộc quản lý của địa phương, thì xây dựng phương án chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương đã được phê duyệt, đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Trong thời gian chưa xây dựng được phương án xử lý thì nghiên cứu giao cho các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể cấp xã quản lý, sử dụng để làm việc.

Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên giao Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng yêu cầu Sở Tài chính có văn bản tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức quản lý các tài sản khoa học, không để tài sản bị xuống cấp, hư hỏng. Đề nghị Sở Tài chính có báo cáo tổng quát về thực trạng các loại tài sản dôi dư theo 3 nhóm trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời đề xuất hướng xử lý. Cùng với đó, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy yêu cầu các địa phương, sau khi có quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng phương án chuyển đổi phù hợp.

Trong đó, trước hết phải giải quyết dứt điểm tình trạng dôi dư các nhà văn hóa thôn, tổ dân phố theo phương án bàn giao cho cộng đồng để nhân dân quản lý, sử dụng.

Đối với nhóm công sở cấp xã, những cái nào đã có phương án bàn giao cho cơ quan Nhà nước khác quản lý, sử dụng thì bàn giao ngay. Đối với các cơ sở dôi dư còn lại, huyện cần xây dựng phương án xử lý phù hợp quy hoạch, phương án sử dụng đất nhằm phát huy hiệu quả kinh tế.

Được biết, giai đoạn 2019 -2021, tỉnh Thanh Hóa là địa phương có số lượng đơn vị hành chính cấp xã được sắp xếp lớn nhất cả nước với 143 xã, phường, thị trấn. Sau khi thực hiện sáp nhập, toàn tỉnh giảm 76 đơn vị, đồng thời cũng phát sinh việc các công sở, trường học, nhà văn hoá, trạm y tế bị dôi dư.

Tỉnh Thanh Hoá đã sắp xếp, xử lý được gần 60% tổng số cơ sở nhà đất dôi dư, chỉ còn lại hơn 600 cơ sở nhà đất của 27 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có hơn 270 cơ sở là nhà văn hoá, 370 cơ sở là công sở, trường học, trạm y tế vẫn vướng các quy định để xử lý.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh Sóc Trăng đang tích cực thực hiện các công việc cần thiết để biến cảng nước sâu Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Kinh doanh dịch vụ mang tính thời vụ đang diễn ra khá nhộn nhịp tại tuần lễ hoa dã quỳ Chư Đang Ya (Gia Lai), tiểu thương kỳ vọng một tuần lễ bội thu.
Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Theo Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 tăng gần 12% so cùng kỳ, trong đó ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt toàn ngành.
Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10 tỉnh Bắc Giang ước đạt gần 81 nghìn tỷ đồng, lũy kế 10 tháng đạt hơn 562 nghìn tỷ đồng, tăng 28,1% so với cùng kỳ.
Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Một số ngành sản xuất chủ lực của tỉnh Vĩnh Long hoạt động khá khởi sắc trong 10 tháng đầu năm 2024, điển hình là sản xuất giày da, trang phục, phụ tùng xe...

Tin cùng chuyên mục

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hơn 5 năm triển khai đồng bộ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Sóc Trăng đã tạo ra nhiều hiệu quả tích cực trong phát kinh tế nông thôn.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 của tỉnh Bình Phước ước tính tăng hơn 7% so tháng trước và tăng hơn 20% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

10 tháng năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp Hải Phòng tăng 14,45% so với cùng kỳ. Hải Phòng đang đẩy nhanh thành lập các khu, cụm công nghiệp mới.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Từ đầu năm đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Những năm qua, lượng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh, nhưng hạ tầng giao thông lại không đáp ứng kịp nhu cầu.
Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô.
Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố lên tới 45.252 người, tăng 4.865 người so với cùng kỳ
Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Sở Công Thương Trà Vinh cho biết, trong tháng 10/2024 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5.300 tỷ đồng.
Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Nhờ sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả từ chương trình khuyến công, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Bình Dương đã phát triển, khẳng định vị thế.
Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đang khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quảng Ninh đã dành sự quan tâm, tích cực vào cuộc, đồng hành với doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Đồng Nai tổ chức lập quy hoạch xây dựng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó phát triển hạ tầng logistic đang được tập trung đẩy mạnh.
Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế có bước tăng trưởng khá, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, tăng hơn 17%.
Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Trong tháng 10 và 10 tháng đầu 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá.
Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh đã và đang tận dụng tối đa tiềm năng từ các khu kinh tế biển để phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành một địa phương mạnh và giàu từ biển.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động