Khủng hoảng phân bón toàn cầu đẩy giá lương thực lên cao |
Theo đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị thanh tra Bộ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về sản xuất, kinh doanh, quản lý chất lượng phân bón, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, phân bón chưa được công nhận lưu hành, các hành vi gian lận trong ghi nhãn, trục lợi đẩy giá phân bón lên cao; thông báo công khai tổ chức, cá nhân vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.
Cục Bảo vệ thực vật cần hướng dẫn địa phương sử dụng phân bón hợp lý, đúng cách, tiết kiệm, hiệu quả |
Bộ cũng đề nghị Cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn địa phương sử dụng phân bón hợp lý, đúng cách, tiết kiệm, hiệu quả, cân đối, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và các nguồn vật liệu hữu cơ để thay thế một phần phân bón vô cơ. Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đẩy nhanh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI), gieo sạ né rầy, ứng dụng công nghệ sinh thái, mô hình quản lý dịch hại tổng hợp, mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, mô hình liên kết sản xuất.…
Các doanh nghiệp thực hiện cam kết và kế hoạch đã ký kết với Bộ NN&PTNT về sản xuất, sử dụng phân bón cân đối, tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Chủ động tham gia liên kết sản xuất, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, các địa phương, các tổ chức liên quan để hỗ trợ, khuyến khích nông dân tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.
Hội, hiệp hội về phân bón phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT trong công tác tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả. Vận động, hướng dẫn doanh nghiệp thành viên từng bước chuyển dần sang sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ hướng tới nền nông nghiệp có trách nhiệm, bền vững và giá trị gia tăng cao. Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón tiên tiến tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, hiệu quả và thân thiện với môi trường.
Theo khảo sát, giá phân bón trong năm 2021 liên tục tăng cao cùng với đà tăng của thế giới. Tại thị trường Việt Nam, giá phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu các loại (urê, DAP, kali…) cũng tăng 80 - 150% so với đầu năm 2021.
Trong một báo cáo mới nhất, Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng đưa ra dự báo giá urê toàn cầu trung bình đạt 625 USD/tấn trong năm 2022, tăng 25% so với mức 500 USD/tấn vào năm 2021.