Xử lý hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ: Cần mạnh tay để không 'nhờn luật'

Cơ quan chức năng cần có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa nhằm xử lý tình trạng hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ, tránh tình trạng ‘nhờn luật’.
Đà Nẵng: Một doanh nghiệp bị xử phạt 500 triệu đồng vì nhập khẩu hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ Hà Nội: Vàng bạc đá quý Như An Diamond bán hàng giả mạo thương hiệu Cartier, BVLGari Hà Nội mạnh tay xử lý vi phạm về tiêu chuẩn hàng hoá và sở hữu trí tuệ

Xử lý nhiều, vì sao hàng hoá vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn tăng?

Thời gian qua, mặc dù cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt để ngăn chặn, tuy nhiên, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng hoá vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn diễn biến phức tạp, thậm chí còn có dấu hiệu gia tăng.

Theo thống kê từ Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, năm 2023, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý, bắt giữ 146.678 vụ vi phạm, trong đó 11.499 vụ mua bán, vận chuyển kinh doanh hàng cấm, hàng lậu (giảm 3,37% so với cùng kỳ); 129.713 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế (tăng 4,51% so với cùng kỳ). Chỉ tính riêng vi phạm về sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là 5.464 vụ việc, tăng 48% so với cùng kỳ.

Còn tại Hà Nội, từ năm 2023 đến hết tháng 5/2024, các lực lượng chức năng thành viên Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội đã thanh tra, kiểm tra 37.383 vụ, xử lý hành chính 34.225 vụ vi phạm, đứng đầu cả nước về số vụ việc được kiểm tra, xử lý. Trong đó, có 2.253 vụ mua bán, sản xuất, vận chuyển hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Những con số kể trên đã cho thấy tình trạng hàng hoá vi phạm sở hữu trí tuệ đang ở mức đáng báo động.

Theo ông Đặng Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, tại các trung tâm thương mại, chợ truyền thống, cửa hàng tạp hoá tại các tỉnh, thành phố, không khó để tìm mua các loại hàng hoá có dấu hiệu giả nhãn hiệu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hoạt động nhập khẩu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thường có tổ chức rất chặt chẽ, bí mật, khép kín, nhiều mắt xích, nhiều đối tượng tham gia.

"Trước đây, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chỉ xuất hiện đối với một số nhóm sản phẩm xa xỉ có giá trị cao như: Thời trang, phụ kiện thời trang, mỹ phẩm. Tuy nhiên, hiện nay, tất cả các sản phẩm hàng hóa đều có nguy cơ bị làm giả, nguy cơ bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do các đối tượng có chủ đích nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng. Cá biệt có những mặt hàng giả các sản phẩm thuộc lĩnh vực quản lý có điều kiện của Nhà nước như pháo hoa cũng bị làm giả và bán công khai trên các hội nhóm mạng xã hội", ông Đặng Văn Dũng nêu.

Không chỉ diễn ra trên các địa điểm kinh doanh truyền thống, không ít đối tượng đã lợi dụng sự phát triển của thương mại điện tử để mua bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp với diễn biến ngày càng phức tạp.

Xử lý hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ: Cần mạnh tay để không 'nhờn luật'
Cán bộ Quản lý thị trường hướng dẫn phóng viên và khách thăm quan phân biệt hàng thật-hàng giả tại phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện thực phẩm thật - giả” do Tổng cục Quản lý thị trường mở. Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường

Mặc dù trong những năm qua, các cơ quan chức năng đã thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp, phát hiện và xử lý hàng loạt các vụ việc vi phạm sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ở một khía cạnh nào đó, tình trạng ''nhờn luật'' (càng xử lý, càng tiếp diễn, gia tăng) đã manh nha xuất hiện, khiến cơ quan chức năng phải ''đau đầu'' để xử lý.

Theo các chuyên gia, một trong những lý do gây trở ngại cho công tác xử lý hàng hoá vi phạm sở hữu trí tuệ, khiến cho tình trạng này tiếp diễn, gia tăng là do mức xử phạt còn nhẹ trong khi lợi nhuận từ hành vi vi phạm lớn nên chưa đủ sức răn đe.

Thêm vào đó, hầu hết các vụ việc vi phạm sở hữu trí tuệ hiện chỉ dừng lại ở mức xử phạm hành chính. Ở Việt Nam hiện cũng chưa có tòa án chuyên trách xét xử các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nên rất khó xác định một cách chính xác và đầy đủ tội danh và mức xử phạt…

Về phía các doanh nghiệp, nhiều đơn vị không đăng ký quyền sở hữu trí tuệ kịp thời và chưa có ý thức trong việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Thậm chí, kể cả khi phát hiện hàng hoá của mình bị xâm phạm, các doanh nghiệp lại ngại cung cấp thông tin hoặc yêu cầu cơ quan chức năng xử lý vi phạm vì sợ người tiêu dùng quay lưng với sản phẩm, sợ ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm, và doanh thu bán hàng.

Chính những điều đó ngày càng làm phức tạp hơn và gia tăng một cách nghiêm trọng hơn các xâm phạm thương hiệu, dẫn đến làm xấu đi môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Mạnh tay hơn với những hành vi vi phạm

Theo chuyên gia Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, để giải quyết tình trạng hàng hoá vi phạm sở hữu trí tuệ, các Bộ, ngành cần xem xét bổ sung chế tài xử lý vi phạm đủ sức răn đe đối với các hành vi vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền về sự ảnh hưởng cũng như tác hại của việc sử dụng hàng giả đến người dân.

Ngoài ra, cần nâng cao khả năng nhận diện cho cơ quan chức năng về phương thức, thủ đoạn vi phạm hàng giả, hàng nhái. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhằm chấn chỉnh, cũng như xử lý vi phạm, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh bền vững.

Bên cạnh đó, cần thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực cán bộ trực tiếp thực thi nhiệm vụ kiểm tra để xử lý kịp thời, chính xác các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Kiến nghị cấp có thẩm quyền sớm hoàn thiện các quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Công khai đường dây nóng trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết; sẵn sàng tiếp nhận tất cả các nội dung tố cáo, phản ánh vi phạm để kịp thời xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Một điểm mấu chốt nữa là cần tăng cường vận động các doanh nghiệp không được buông lỏng trong quản lý, giám sát quá trình tiêu thụ hàng hoá, không nên coi việc chống hàng giả là của riêng các cơ quan thực thi pháp luật. Khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu cần chủ động khiếu nại đến các cơ quan thực thi để tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định.

"Doanh nghiệp phải xác định quyền sở hữu đối với nhãn hiệu nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung, chủ động nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ của khoa học, công nghệ vào việc chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (như sử dụng tem chống giả công nghệ cao, sử dụng mã hàng hóa để truy xuất nguồn gốc trên các thiết bị thông minh); phát triển sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; có kênh phân phối và chính sách chăm sóc sau bán hàng hiệu quả, hướng dẫn, hỗ trợ người tiêu dùng phân biệt được hàng thật với hàng giả; động viên, khen thưởng kịp thời những người phát hiện, tố cáo các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, nhái và bảo vệ người tiêu dùng sau khi mua hàng", chuyên gia Vũ Vinh Phú nhấn mạnh.

Theo một số chuyên gia khác, các hiệp hội, ngành hàng cũng cần chủ động trong công tác tìm kiếm, chia sẻ thông tin với các lực lượng chức năng về các đối tượng có hành vi sản xuất kinh doanh, vận chuyển, cất giữ và buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp nói riêng cũng như vi phạm pháp luật nói chung.

Đối với hoạt động kinh doanh hàng hoá trong thương mại điện tử, cần thay đổi phương thức quản lý thông qua việc thiết lập bộ lọc, gỡ bỏ sản phẩm vi phạm, điều tra, xử lý đối tượng vi phạm. Đặc biệt, giải pháp căn cơ nhất là định danh người bán qua thương mại điện tử, nếu có hành vi vi phạm phải bị khóa giao dịch và truy cứu trách nhiệm.

Trong bối cảnh Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào các cơ chế hợp tác quốc tế và các hiệp định thương mại tự do (trong đó có các quy định chặt chẽ về đảm bảo sở hữu trí tuệ), việc giải quyết tình trạng hàng hoá vi phạm sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên bức thiết.

Bởi nếu tình trạng này vẫn còn tồn tại, thậm chí gia tăng, nguy cơ tổn hại đến thương hiệu, uy tín của thị trường Việt Nam là điều không tránh khỏi. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn nước ngoài rất dễ xảy ra tâm lý e ngại, thậm chí rút khỏi thị trường Việt Nam nếu như hàng hoá của họ liên tục bị làm giả, làm nhái.

Thiết nghĩ, đã đến lúc, các cơ quan chức năng cần có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa nhằm xử lý tình trạng hàng hoá vi phạm sở hữu trí tuệ, tránh tình trạng ‘'nhờn luật’'. Không chỉ chính quyền, các doanh nghiệp, cá nhân cũng cần nhìn nhận và có thái độ tích cực hơn nữa trong công cuộc đấu tranh, chống vi phạm sở hữu trí tuệ trong sản xuất, kinh doanh hàng hoá tại Việt Nam.

Phong Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vi phạm nhãn hiệu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Xây dựng thành công thương hiệu là điều bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn, đặc biệt là ở thị trường nước ngoài.
Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị kế thừa các nghị quyết trước đây thực sự đóng vai trò cú huých phát triển kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới.
Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã nhắc đến Việt Nam trong kế hoạch kinh doanh, điều đó càng chứng tỏ sức hấp dẫn đặc biệt của môi trường đầu tư Việt Nam.
Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh, mới đây, Đại học Văn Lang đã lan toả những hình ảnh đẹp của các sinh viên tham gia các hoạt động của đại lễ 30/4.
Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Muốn thương hiệu mạnh, doanh nghiệp phải bắt đầu từ bảo hộ sở hữu trí tuệ. Bài học từ gạo ST25 cho thấy: Mất quyền sở hữu, đồng nghĩa đánh mất thị trường.

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Chứng kiến cảnh mấy sinh Văn Lang vô lễ, to tiếng xua đuổi hai cựu chiến binh, nữ sinh Nhân Văn bật khóc và nhanh chóng cùng nhóm bạn nhường chỗ cho hai bác
Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân được xác lập là chiến lược phát triển, mang giá trị nhân văn bao trùm xã hội, trở thành động lực trỗi dậy khi các khu vực khác đang chững lại.
Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp
‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Chuyện cậu sinh viên Đại học Văn Lang vô lễ chỉ là rất cá biệt. Ngược lại trong dịp đại lễ lần này, chúng ta thấy đã bùng cháy lẽ sống biết ơn của người trẻ.
Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Nhiều khu đô thị bỏ hoang trong suốt thời gian dài nhưng giá chỉ có tăng mà không giảm đã đặt ra câu hỏi đã đến lúc đánh thuế bất động sản thứ hai hay chưa.
Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Nhiều câu chuyện, hình ảnh xúc động gắn với lá cờ Tổ quốc, lễ chào cờ… khiến mỗi chúng ta càng thấy thêm tự hào là người Việt Nam!
Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Tình yêu đất nước trỗi dậy những ngày này khi những đoàn quân tham gia tổng duyệt diễu binh mừng thống nhất đất nước đi giữa đông đảo người dân TP. Hồ Chí Minh.
Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử có ý nghĩa chính trị to lớn đã được Đảng, Nhà nước duy trì từ thời Bác Hồ đến nay và luôn có sức cổ vũ mạnh mẽ.
Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tinh thần hòa hợp dân tộc, vì mục tiêu chung xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hùng cường.
Người dùng gặp hoạ vì hàng giả

Người dùng gặp hoạ vì hàng giả 'núp bóng' thương hiệu ngoại

Việc đặt tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn với thương hiệu nước ngoài có thể để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng.
Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Thực phẩm chức năng, thuốc giả tràn lan trên thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe người dân, cần xử lý nghiêm và bịt lỗ hổng quản lý.
Cần hiểu đúng về

Cần hiểu đúng về 'chứng nhận FDA', tránh lợi dụng quảng cáo sai

Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng chứng nhận FDA như một ‘bức bình phong’ để che đi chất lượng thực sự của sản phẩm.
Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức, chính sách thuế cần phát huy vai trò vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy tăng trưởng.
Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc 'số hóa' tên phường, xã sau sáp nhập

Tên gọi mới của xã, phường sau sáp nhập không nhất thiết phải 'số hóa', đánh số thứ tự 1, 2 3..., nên lắng nghe ý dân, ưu tiên yếu tố lịch sử - văn hóa.
Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Tối nay, ngày 22/4, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra buổi hợp luyện diễu binh lần 2 để chuẩn bị cho Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Bộ Công Thương rút quyền cấp CO-REX từ VCCI, chuẩn hóa quản lý, giữ mạch xuất khẩu thông suốt nhờ cơ chế chuyển đổi mềm, hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời.
Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Sự kiện Việt Nam - Trung Quốc ký nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo đánh dấu bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân.
Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Sau MC Bích Hồng, nam người mẫu Lê Trung Cương lại có phát ngôn vô cảm về diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 là sự thiếu trách nhiệm của một nghệ sĩ.
Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Việc các “thương hiệu” sữa giả, sữa kém chất lượng tiếp tục "sống khỏe", ngoài lỗ hổng quản lý, không thể không nhắc đến sự tiếp tay từ quảng cáo mạng xã hội.
Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Muốn giữ trẻ trước hết giáo viên phải biết giữ mình, giữ cái tâm trong sáng, giữ sự kiên nhẫn với những tiếng khóc và giữ cho bàn tay không hóa thành nắm đấm.
Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Vừa bị xử phạt và buộc nộp lại 14,8 tỷ đồng, Nguyễn Hoàng Mai Ly lên mạng cười cợt như thể 20 tỷ hàng lậu chỉ là đạo cụ cho màn kịch truyền thông.
Mobile VerionPhiên bản di động