Xảy ra liên tiếp các vụ buôn bán thuốc giả, cơ chế nào kiểm soát hiệu quả?

Liên tiếp các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc giả được cơ quan chức năng phát hiện đặt ra vấn đề phải có giải pháp để kiểm soát tình trạng này.
Xuất hiện thuốc kháng sinh Cefixime 200 giả trên thị trường Triệt phá đường dây sản xuất thuốc tân dược giả, thu giữ 2,2 tấn phụ gia, tá phẩm Lật tẩy đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn

Nhiều vụ sản xuất, buôn bán thuốc giả bị phát hiện

Theo Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 11% thuốc chữa bệnh tại các quốc gia đang phát triển là thuốc giả, và có thể là nguyên nhân mỗi năm gây tử vong cho hàng chục ngàn trẻ em mắc các chứng bệnh như sốt rét hay sưng phổi. Riêng tại Việt Nam, tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng trong thời gian gần đây có xu hướng tăng trở lại, khiến nhiều người lo lắng.

Thuốc giả được sản xuất khá tinh vi, chỉ có thể phát hiện khi so sánh vỏ hộp, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc thật - giả được đặt cạnh nhau. Đại diện cơ quan quản lý thị trường nhận định, bằng phương pháp thông thường, không thể dễ dàng phát hiện tân dược thật, giả một cách chính xác. Kiểm nghiệm thành phần, chất lượng thuốc... là phương pháp được lựa chọn tối ưu để xác định độ thật - giả của một sản phẩm, nhưng cần một khoản kinh phí lớn và thời gian dài để đánh giá, điều tra. Đây cũng là rào cản lớn trong việc phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

Mặc dù các đối tượng sản xuất, buôn bán thuốc giả sử dụng nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi, tuy nhiên, thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc giả lớn.

Cụ thể, ngày 17/8, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, Công an thành phố Thanh Hóa đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả, thu giữ hàng tấn phụ gia, tá phẩm và hàng nghìn hộp thuốc giả (chủ yếu là thuốc tân dược) quy mô lớn trên toàn quốc, bắt giữ 7 đối tượng.

Khám xét khẩn cấp 5 địa điểm là nơi sản xuất, cất giấu hàng hóa, nơi làm việc của ổ nhóm này trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Cần Thơ và tỉnh Bến Tre, lực lượng công an thu giữ: 657 hộp thuốc Cefuroxim 500mg, 3.258 hộp thuốc Cefixim 200mg, 100 hộp thuốc Panadol Extra, 724 hộp thuốc Panactol dạng vỉ nén, 1.080 lọ thuốc Panactol. Đồng thời, thu giữ nhiều nguyên liệu để sản xuất các loại thuốc kháng sinh giả, gồm: 2,2 tấn phụ gia, tá phẩm; 1.000 tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Cefuroxim, 10 vỏ thùng vỏ hộp Panactol và nhiều máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất thuốc giả.

Xảy ra liên tiếp các vụ buôn bán thuốc giả, cơ chế nào kiểm soát hiệu quả?
Các bị can cùng tang vật vụ án. Ảnh: Công an tỉnh Thanh Hóa

Kết quả điều tra cho thấy, lợi dụng thói quen của người dân là tự kê đơn mua các loại thuốc chữa bệnh và sơ hở trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm tại các quầy thuốc, nhà thuốc, Nguyễn Văn Hưng (là đối tượng cầm đầu) đã câu kết với Trương Quốc Phong Dinh thành lập Công ty TNHH dịch vụ y tế Tích Hợp, đăng ký trụ sở tại thành phố Bến Tre (tỉnh Bến Tre) để ngụy trang cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc tân dược giả.

Dưới vỏ bọc là nhân viên dược sĩ chuyên mua bán thuốc cho các công ty dược, Trương Quốc Phong Dinh đã thông qua các trang mạng xã hội zalo, facebook… để thu mua các loại thuốc ngoại nhập trôi nổi trên thị thường, sau đó dùng cồn hoặc hóa chất khác tẩy xóa phần chữ in trên vỉ thuốc, dùng máy in lại thông tin (tên, thành phần, hoạt chất) trên vỉ thuốc tạo thành loại thuốc mới.

Ngoài ra, Dinh còn thu mua thuốc tân dược sản xuất nội địa, có nguồn gốc xuất xứ, giá rẻ, sau đó ngâm vào nước để bong tróc tem nhãn gốc của nhà sản xuất dán trên ống thuốc, đặt in và dán tem nhãn giả thành thuốc ngoại nhập, đưa ra thị trường tiêu thụ với giá cao.

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 7 bị can nói trên về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh" quy định tại khoản 2 Điều 194 Bộ luật Hình sự.

Cuối tháng 7/2024, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Bình Dương phát hiện mẫu thuốc kháng sinh Cefixime 200, số lô 04200623 và 28201123 không đạt yêu cầu chất lượng. Trên nhãn hai mẫu thuốc này ghi nơi sản xuất là Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long. Tuy nhiên, đại diện Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long cho biết có dấu hiệu khác biệt giữa mẫu thuốc lưu tại đơn vị và mẫu thuốc kiểm nghiệm, cho thấy thuốc được kiểm nghiệm là giả.

Cục Quản lý Dược đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc phát hiện thuốc giả Cefixim 200, đề nghị phối hợp với các cơ quan chức năng truy tìm nguồn gốc về sản phẩm Cefixim 200 giả, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Sở Y tế các địa phương đã thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thông tin về thuốc giả trên nhãn ghi: Viên nén bao phim Cefixim 200, số GĐKLH: VD-28887-18; số lô: 15030723, NSX: 030723, HD: 030725; số lô: 04200623, NSX: 200623, HD: 200625 và số lô: 28201123, NSX: 201123, HD: 201125; cơ sở sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long.

Hay như vụ việc xảy ra hồi tháng 4/2024, Công an quận 10 (thành phố Hồ Chí Minh) đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh xảy ra trên địa bàn. Quá trình điều tra xác định đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả do Lữ Phú Thám (sinh năm 1980, trú phường 15, quận 10) cầm đầu, hoạt động từ đầu năm 2022 đến nay.

Xảy ra liên tiếp các vụ buôn bán thuốc giả, cơ chế nào kiểm soát hiệu quả?
100.000 vỉ, hộp, chai, ống thuốc giả các loại; hơn 35.000 vỏ hộp, tem, nhãn thuốc giả được tìm thấy tại nơi ở và kho chứa hàng của Lũ Phú Thám. Ảnh: Công an thành phố Hồ Chí Minh

Qua khám xét, lực lượng chức năng thu giữ 39 thùng thuốc chứa 6.022 lọ, chai thuốc giả, không có hóa đơn chứng từ về nguồn gốc xuất xứ. Khám xét tại nơi ở của các đối tượng và kho chứa hàng, lực lượng chức năng thu giữ 109 thùng thuốc chứa hơn 100.000 vỉ, hộp, chai, ống thuốc giả các loại; hơn 35.000 vỏ hộp, tem, nhãn thuốc giả; các máy in date, máy ép nhiệt và các công cụ, dụng cụ dùng để sản xuất thuốc giả.

Kiểm soát mối nguy hại từ thuốc giả

Theo các chuyên gia y tế, nạn thuốc giả hoành hành gây nguy hại rất lớn cho người bệnh. Khi dùng thuốc giả, người bệnh có thể phải tốn rất nhiều tiền để trả tiền mua thuốc, nhưng bệnh không thuyên giảm, thậm chí còn nặng hơn. Nhiều trường hợp người bệnh nặng cần phải sử dụng các loại thuốc đặc trị, kháng sinh, nhưng do dùng phải thuốc giả nên “thời điểm vàng” để cứu sống bệnh nhân trôi qua, dẫn đến hậu quả bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí có thể tử vong. Một số trường hợp thuốc giả chứa hoạt chất, dược chất kém chất lượng do quy trình sản xuất bằng phương pháp thủ công, người sản xuất pha trộn thêm nhiều loại tạp chất khác khiến người dùng thuốc có thể tử vong.

Trao đổi với báo chí, PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó Chủ tịch Hội Dược học Việt Nam cho biết, rất nhiều người dân khi tiêu thụ những loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng đã phải chịu thiệt thòi về sức khỏe, thậm chí trường hợp nặng có thể gây tử vong. Do đó, hành vi làm thuốc giả đã phạm vào tội giết người hàng loạt và giết người có chủ ý. Trong tất cả các lỗi, lỗi làm thuốc giả là nặng nhất, việc sản xuất và tiếp tay cho thuốc giả là một tội ác.

Đầu tháng 8/2024, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cũng đã trả lời kiến nghị của cử tri phản ánh tình trạng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng. Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, để tăng cường hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán thuốc giả, thời gian qua, Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan, các tổ chức hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược cũng như của người dân đã triển khai hàng loạt các giải pháp đồng bộ, các chiến dịch nhằm phát hiện và kịp thời xử lý các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc kém chất lượng.

Nhờ áp dụng những biện pháp cứng rắn và có hiệu quả, nhìn chung tỷ lệ thuốc giả đã giảm trong những năm gần đây, từ trên 7% năm 1991 xuống còn dưới 0,1% những năm gần đây.

Cũng theo Bộ Y tế, mặc dù các cơ quan chức năng đã tích cực phối hợp trong việc ngăn chặn thuốc, mỹ phẩm giả, kém chất lượng, đạt được những kết quả đáng khả quan, được các tổ chức quốc tế ghi nhận, tuy nhiên, trong thời gian tới cần tiếp tục áp dụng các biện pháp để ngăn chặn tình trạng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm giả, kém chất lượng.

Cụ thể, Bộ Y tế đang xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dược 2016, trong đó, có sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến công tác quản lý chất lượng thuốc theo hướng minh bạch, chặt chẽ hơn.

Cùng đó, Bộ Y tế sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực dược theo đúng quy định của pháp luật, nhằm ngăn chặn việc sản xuất và đưa ra lưu thông thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

Bộ Y tế cũng sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan truyền thông, đăng công khai thông tin các thuốc vi phạm chất lượng phải thu hồi trên phạm vi toàn quốc; thông tin về thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ (trong đó có liệt kê đầy đủ dấu hiệu phân biệt giữa thuốc được phép lưu hành tại Việt Nam với thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ).

Ngoài ra, Bộ Y tế sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng như Ban Chỉ đạo 389 các cấp; công an, quản lý thị trường, Sở Y tế các địa phương trong công tác đấu tranh đối với thuốc kém chất lượng; thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Phong Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thuốc giả

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025: ‘Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm’

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025: ‘Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm’

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025.
Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Kết nối tiêu thụ sản phẩm xanh, thực phẩm an toàn giữa người sản xuất và tiêu dùng là cách thúc đẩy tiêu dùng xanh, thiết lập thói quen tiêu dùng thân thiện.
Bộ Công Thương: Kiểm soát chặt chẽ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Bộ Công Thương: Kiểm soát chặt chẽ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Công tác điều tra tiền tố tụng, phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được Bộ Công Thương chú trọng thực hiện.
Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia: Cảnh báo hoạt động đào tạo đội nhóm bằng các hình thức phản cảm

Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia: Cảnh báo hoạt động đào tạo đội nhóm bằng các hình thức phản cảm

Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia vừa phát đi cảnh báo về hoạt động đào tạo đội nhóm bằng các hình thức phản cảm xuất hiện trên mạng xã hội thời gian gần đây.
‘Điểm mặt’ các lĩnh vực, dịch vụ bị người tiêu dùng khiếu nại, phán ánh nhiều nhất

‘Điểm mặt’ các lĩnh vực, dịch vụ bị người tiêu dùng khiếu nại, phán ánh nhiều nhất

Trung bình mỗi năm, Tổng đài Tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 tiếp nhận khoảng hơn 10.000 cuộc gọi phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Mexico thông báo về dự thảo Tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng của máy điều hòa không khí

Mexico thông báo về dự thảo Tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng của máy điều hòa không khí

Mexico vừa ra thông báo về dự thảo Tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng của máy điều hòa không khí trung tâm dạng ống dẫn, dạng trọn gói và dạng tách rời.
Quảng cáo sản phẩm online: Cần nêu cao trách nhiệm của KOL, người nổi tiếng

Quảng cáo sản phẩm online: Cần nêu cao trách nhiệm của KOL, người nổi tiếng

Câu chuyện người nổi tiếng, KOL quảng cáo bán hàng đã rất phổ biến, nhưng hình ảnh của họ có đủ đảm bảo cho sự an toàn và chất lượng sản phẩm mà họ quảng bá?
Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bán hàng trực tiếp

Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bán hàng trực tiếp

Theo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, bên cạnh các tác động tích cực, phương thức bán hàng trực tiếp tiềm ẩn nhiều nguy cơ xâm phạm tới quyền lợi người tiêu dùng.
Hơn 90% người tham gia bán hàng đa cấp không vượt qua kỳ kiểm tra kiến thức pháp luật

Hơn 90% người tham gia bán hàng đa cấp không vượt qua kỳ kiểm tra kiến thức pháp luật

Việc có đến hơn 90% người tham gia bán hàng đa cấp không vượt qua được kỳ kiểm tra kiến thức pháp luật là một tình trạng đáng báo động hiện nay.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiếp nhận hơn 700 đơn thư phản ánh về kỳ nghỉ sở hữu

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiếp nhận hơn 700 đơn thư phản ánh về kỳ nghỉ sở hữu

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đã tiếp nhận hơn 700 đơn, thư có nội dung phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực sở hữu kỳ nghỉ.
Quản lý bán hàng đa cấp: Mạnh tay xoá sổ các doanh nghiệp vi phạm pháp luật

Quản lý bán hàng đa cấp: Mạnh tay xoá sổ các doanh nghiệp vi phạm pháp luật

Nhờ sự mạnh tay trong công tác quản lý, hoạt động kinh doanh đa cấp đã đi vào ổn định. Hiện cả nước chỉ còn 19 doanh nghiệp có phép được hoạt động.
Bảo mật thông tin của người tiêu dùng - vấn đề sống còn của doanh nghiệp

Bảo mật thông tin của người tiêu dùng - vấn đề sống còn của doanh nghiệp

Việc bảo mật tốt thông tin sẽ giúp gia tăng lòng tin của người tiêu dùng, từ đó nâng cao uy tín, vị thế của doanh nghiệp.
Công ty TNHH Phong cách sống kim cương Việt Nam chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Công ty TNHH Phong cách sống kim cương Việt Nam chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xác nhận đã tiếp nhận hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Phong cách sống kim cương Việt Nam.
Làm thế nào khi bị tín dụng đen

Làm thế nào khi bị tín dụng đen 'khủng bố' đòi nợ?

Sau một thời gian trầm lắng, hiện tượng đòi nợ “khủng bố” qua điện thoại, tin nhắn, mạng xã hội… lại có dấu hiệu bùng phát gây bức xúc trong dư luận.
Tổng đài 1800.6838 giải quyết nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng

Tổng đài 1800.6838 giải quyết nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng

Tổng đài 1800.6838 ra đời đã giải quyết nhu cầu cấp thiết cần được tư vấn, cung cấp thông tin, cách thức khiếu nại của người tiêu dùng.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tuyển dụng viên chức năm 2024

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tuyển dụng viên chức năm 2024

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) thông báo tuyển dụng 03 viên chức vào làm việc tại Trung tâm Thông tin, Tư vấn và Đào tạo thuộc Ủy ban.
Nỗ lực duy trì cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nỗ lực duy trì cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Người tiêu dùng tại Việt Nam đang được bảo vệ trực tiếp bằng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo vệ gián tiếp thông qua quy định của Luật Cạnh tranh.
Mua máy lọc nước, người dùng cần cảnh giác trước những chiêu trò ‘thổi phồng’ sản phẩm

Mua máy lọc nước, người dùng cần cảnh giác trước những chiêu trò ‘thổi phồng’ sản phẩm

Để thỏa mãn tham vọng về doanh thu, một số đơn vị sản xuất, kinh doanh máy lọc nước đã tung ra những ‘chiêu’ quảng cáo sai sự thật về sản phẩm này.
Hà Nội: Cảnh giác trò lừa đảo khách hàng mua căn hộ chung cư cao cấp

Hà Nội: Cảnh giác trò lừa đảo khách hàng mua căn hộ chung cư cao cấp

Vừa qua, đơn vị chủ đầu tư dự án QMS TOP TOWER (Hà Nội) cho biết, đã phát hiện 2 vụ lừa đảo khách hàng quan tâm tới căn hộ chung cư của dự án này.
Toyota Việt Nam triệu hồi 660 xe Lexus do lỗi camera và bơm nhiên liệu

Toyota Việt Nam triệu hồi 660 xe Lexus do lỗi camera và bơm nhiên liệu

Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thông tin về hai chương trình triệu hồi của Toyota Việt Nam với các dòng xe Lexus do lỗi camera và bơm nhiên liệu cao áp.
Nguy cơ từ những sản phẩm may mặc không được chứng nhận hợp quy

Nguy cơ từ những sản phẩm may mặc không được chứng nhận hợp quy

Theo chuyên gia, sản phẩm may mặc chưa được chứng nhận hợp quy theo QCVN 01:2017/BCT tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Việt Nam đứng thứ 6 trong Top 10 nước tiêu thụ thịt lợn nhiều nhất thế giới

Việt Nam đứng thứ 6 trong Top 10 nước tiêu thụ thịt lợn nhiều nhất thế giới

Từ mức 30kg thịt lợn/người/năm 2021 tăng lên khoảng 33,8 kg/người/năm 2023, Việt Nam đứng thứ 6 trong 10 nước tiêu thụ thịt lợn nhiều nhất thế giới.
Điều gì khiến người tiêu dùng ‘chần chừ’ khi lựa chọn sản phẩm xanh?

Điều gì khiến người tiêu dùng ‘chần chừ’ khi lựa chọn sản phẩm xanh?

Một số doanh nghiệp không chân chính lợi dụng thông tin sản phẩm xanh để bán giá cao, là vấn đề khiến người tiêu dùng lo ngại khi lựa chọn sản phẩm gắn mác xanh
Quản lý mô hình sở hữu kỳ nghỉ: Kinh nghiệm từ quốc tế

Quản lý mô hình sở hữu kỳ nghỉ: Kinh nghiệm từ quốc tế

Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới cho phép khách hàng có quyền chấm dứt hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ vô điều kiện trong một khoảng thời gian nhất định.
Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng tiếp nhận gần 55.000 cuộc gọi

Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng tiếp nhận gần 55.000 cuộc gọi

Giai đoạn 2019 - 2023, Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 đã tiếp nhận gần 55.000 cuộc gọi, 70% trong đó được trả lời, tư vấn bởi tổng đài viên.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động