Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cần có tầm nhìn và khát vọng phát triển

Thương hiệu chính là “linh hồn”, quyền lực mềm mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp, quốc gia. Để xây dựng thương hiệu cần có tầm nhìn, khát vọng phát triển.
Nhiều hoạt động nổi bật trong Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2023 Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng, quản trị, phát triển thương hiệu Ngày này năm xưa 20/4: Ngày Thương hiệu Việt Nam, ban hành Luật Doanh nghiệp Nhà nước

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia toàn cầu và là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới, với mức 74% trong giai đoạn 2019-2022.

Nhân Ngày thương hiệu Việt Nam 20/4, Báo Công Thương đã có trao đổi với TS. Võ Trí Thành - Chuyên gia kinh tế, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thương hiệu và Cạnh tranh về xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cần có tầm nhìn và khát vọng phát triển

Thưa ông, thương hiệu của doanh nghiệp Việt nói riêng và của cả quốc gia nói chung đã được cải thiện một cách rõ rệt trong thời gian qua. Là chuyên gia kinh tế có sự đồng hành cùng doanh nghiệp, ông đánh giá gì về điều này?

Thương hiệu có thể coi là “linh hồn”, quyền lực mềm mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp cũng như quốc gia. Đằng sau thương hiệu chính là năng lực cạnh tranh, là tầm nhìn, nền tảng văn hóa của doanh nghiệp.

Có thể thấy rõ, trong vòng 5,6 năm trở lại đây, Việt Nam đã có bước phát triển tích cực trong việc nâng tầm hình ảnh của mình, trong đó giá trị thương hiệu của nhiều doanh nghiệp đã có bước phát triển mới, ấn tượng.

Theo tổ chức Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá tăng 11%, từ 388 tỷ USD năm 2021 lên 431 tỷ USD năm 2022, đồng thời Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia toàn cầu và là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới (tăng 74% giai đoạn 2019-2022).

Bên cạnh sự phát triển của thương hiệu Quốc gia Việt Nam, giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng gia tăng mạnh mẽ. Tổng giá trị của 50 thương hiệu hàng đầu cả nước có mức tăng trưởng 36%

Qua số liệu trên, chúng ta có thể thấy rõ, tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu Việt được đánh giá bằng xấp xỉ GDP của Việt Nam, trên 400 tỷ UDS. Số doanh nghiệp Việt có giá trị hàng trăm triệu đến hàng tỷ USD cũng đang tăng dần. Và quan trọng nhất chính là nhiều doanh nghiệp khi có được giá trị thương hiệu ở quy mô lớn nhưng vẫn giữ và được cải thiện chứ không phải đi xuống hay biến mất.

Điều tích cực hơn nữa đó là doanh nghiệp Việt ngày càng nhận thức được ý nghĩa của việc gắn liền nâng cao nền tảng văn hoá, sức cạnh tranh và giá trị thương hiệu. Nhận thức này không chỉ ở doanh nghiệp lớn mà còn gắn với rất nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Nhờ đó, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đã hiện diện tại nhiều thị trường trên thế giới; đồng thời nhiều thương hiệu đã ghi dấu ấn tại nhiều quốc gia.

Tuy nhiên, ngoài tốc độ phát triển về thương hiệu, ông có thể nêu một số rào cản khiến cho doanh nghiệp Việt Nam khó nâng tầm giá trị thương hiệu hiện nay?

Để nói về rào cản đối với nâng tầm thương hiệu của doanh nghiệp, tôi luôn nhớ đến một số điều mà nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã nói đó là con người Việt, doanh nghiệp Việt có nhiều điểm đáng khích lệ, điểm mạnh nhưng cũng có những điều chúng ta phải chỉnh sửa.

Có thể lấy ví dụ, người Việt rất linh hoạt, giỏi xoay sở nhưng lại thiếu bài bản; chịu khó, cần cù nhưng tính kỷ luật, tính chuyên nghiệp lại không cao. Theo đó, rào cản để xây dựng thương hiệu trước tiên là xuất phát từ nội tại của doanh nghiệp, nên để vượt qua rào cản này doanh nghiệp phải không ngừng vươn lên.

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cần có tầm nhìn và khát vọng phát triển
TS.Võ Trí Thành - Chuyên gia kinh tế, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thương hiệu và Cạnh tranh

Như chúng ta thấy, việc xây dựng, phát triển thương hiệu không phải ngày một ngày hai mà đòi hỏi một quá trình lâu dài, tỉ mỉ, chuyên nghiệp. Vì thế, bên cạnh rào cản nội tại, còn là do tác động của môi trường bên ngoài, nếu một môi trường kinh doanh thiếu ổn định, thiếu tính dự báo và cạnh tranh không lành mạnh… doanh nghiệp sẽ bị cuốn vào vòng xoáy trước mắt, vì thế làm giảm nguồn lực phát triển bài bản, lâu dài.

Ngoài ra, dù doanh nghiệp có nỗ lực đến mấy mà môi trường kinh doanh không thuận lợi như chi phí giao dịch cao, thủ tục hành chính rườm rà cũng sẽ gây áp lực cho doanh nghiệp, làm thui chột nỗ lực xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Vậy theo ông, trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế, doanh nghiệp cần làm gì để Việt Nam ngày càng thăng hạng hơn về giá trị thương hiệu?

Đất nước sau hơn 30 năm đổi mới nền kinh tế đã có bước tiến và chưa bao giờ có được khát vọng phát triển mạnh mẽ như bây giờ và chúng ta không chỉ bắt kịp mà còn đi cùng với thời đại. Hơn thế, thế giới đã biết đến Việt Nam nhiều hơn thông qua các giao dịch, hoạt động kết nối trong chuỗi cung ứng, thương mại, xuất nhập khẩu, giao lưu nhân dân … Đây chính là những cơ hội lớn để doanh nghiệp nâng cao tầm nhìn, tạo dựng khát vọng xây dựng phát triển thương hiệu quốc gia.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu chính là “chứng từ” tạo lòng tin và dễ đi đến kết nối, thoả thuận các giao dịch kinh tế. Thương hiệu là hiện tại nhưng cũng là quá khứ và là tương lai của doanh nghiệp; thương hiệu là một phần quan trọng của sản phẩm mà người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm.

Do đó, trong xây dựng hay nâng tầm thương hiệu, điều quan trọng nhất của doanh nghiệp là phải có tầm nhìn, khát vọng phát triển, đổi mới hệ thống để tạo nên giá trị cho sản phẩm và dịch vụ; đồng thời luôn nhận thức được các giá trị của văn hoá doanh nghiệp qua cách ứng xử, sự chuyên nghiệp, sự tử tế trong sản xuất, kinh doanh nhằm tạo dựng niềm tin với cộng đồng, người tiêu dùng, đối tác.

Ngoài nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, việc thăng hạng hơn về giá trị thương hiệu quốc gia đòi hỏi sự nỗ lực của người dân và của các cơ quan Chính phủ. Chúng ta cần có các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh qua việc tạo dựng được môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng.

Để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu, thời gian qua, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh các hoạt động trong đó với nòng cốt là Chương trình Thương hiệu quốc gia. Ông có chia sẻ gì về chương trình này?

Bộ Công Thương là Bộ quản lý các lĩnh vực kinh tế quan trọng của đất nước, vì thế, việc được Chính phủ giao thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định vai trò của Bộ Công Thương trong hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu.

Theo tôi, Chương trình thương hiệu quốc gia không đơn thuần là một giải thưởng mà là sự ghi nhận, là chất kích thích để doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Đặc biệt, chương trình như một chất xúc tác, là cú huých để doanh nghiệp ngày ý thức rõ ràng về xây dựng thương hiệu, tạo chỗ đứng cho thương hiệu của mình và thương hiệu đó mang lại những giá trị tốt đẹp cho hình ảnh đất nước.

Qua các năm, theo quan sát của chúng tôi, chương trình có sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp có quy mô và chương trình dần mở rộng và không chỉ dành cho doanh nghiệp lớn mà còn có doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia.

Với hiệu quả đạt được vừa qua, thời gian tới, hy vọng chương trình sẽ gắn với thời đại, hội nhập hơn và sẽ ghi dấu ấn cho không chỉ những sản phẩm, thương hiệu lớn mà còn dành cho cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, các sản phẩm làng nghề, sản phẩm các vùng miền.

Xin cảm ông!

Khi nhìn Việt Nam, con người Việt Nam với những giá trị tốt đẹp, bạn bè quốc tế sẽ có lòng tin đối với các sản phẩm, giao dịch, quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt, cũng như thương hiệu Việt. Việc tạo dựng được thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia luôn có sự song hành, trong đó thương hiệu quốc gia sẽ đem lại lợi ích và là đầu kéo rất tốt cho thương hiệu của mỗi doanh nghiệp.
Hoa Quỳnh - Thu Trang (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày thương hiệu quốc gia

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Sáng nay 22/11, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’.
Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Tối 21/11, tại quảng trường Trung tâm Thương mại Royal City, Thanh Xuân, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.
Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Theo ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia.
Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao khai mạc sáng 21/11 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Công nghệ số phát triển đã tác động đến ngành bán buôn, bán lẻ tại Việt Nam. Trong bối cảnh này, hỗ trợ chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, không thể chậm trễ.
10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Tại kỳ hội chợ Global Sourcing Expo Austrlia 2024, Việt Nam có 10 doanh nghiệp dệt may tham gia với 10 gian hàng.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam tiếp tục là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Tổng cục Hải quan cảnh báo nhiều chiêu trò trốn thuế và yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát nhập khẩu mặt hàng thép.
Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Theo chương trình, sự kiện quốc gia về thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024 sẽ bao gồm nhiều nội dung quan trọng, hấp dẫn.
Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng số tại Trung Quốc sẽ giúp các nhà cung ứng Việt có thể bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng tại thị trường này.
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.
Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

Sáng 20/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ tổ chức Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ.
256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Sáng 20/11, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp với các đơn vị tổ chức lễ Khai mạc Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024.
Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Ukraine đứng đầu về thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam, chiếm 27,4% trong tổng lượng và chiếm 25,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Toyar và Realsee hợp tác chiến lược đột phá, tiên phong số hóa không gian tại Việt Nam qua nền tảng Fidovn

Toyar và Realsee hợp tác chiến lược đột phá, tiên phong số hóa không gian tại Việt Nam qua nền tảng Fidovn

Hợp tác chiến lược giữa Toyar và Realsee, qua nền tàng Fidovn sẽ đem lại giải pháp số hóa hiện đại, tối ưu trải nghiệm khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ

Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ

Sau khi triển khai tuyến dịch vụ kết nối trực tiếp đến các cảng lớn tại Ấn Độ, cuối tháng 8/2024, cảng Chu Lai mở rộng tuyến hàng hải quốc tế, kết nối tới Mỹ.
Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Trước tác động từ các rào cản xanh đặt ra bởi thị trường quốc tế bắt buộc các doanh nghiệp vật liệu xây dựng chuyển mình thích ứng hội nhập.
Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Thời gian vừa qua, hàng Việt Nam đã được đẩy mạnh xuất khẩu thông qua nhiều hệ thống phân phối như Saigon Coop, AEON, Central Retail… và mang lại hiệu quả tốt.
Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Ngày 19/11, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) thông tin Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester.
Khai trương cặp Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng

Khai trương cặp Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng

Sáng 19/11, tại Sơn La, đã diễn ra lễ công bố khai trương cặp Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (mốc giới 255), tỉnh Sơn La và Pa Háng, tỉnh Huaphanh, Lào.
Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Online Friday 2024 không chỉ là sự kiện mua sắm trực tuyến lớn nhất năm mà minh chứng cho bước tiến mạnh mẽ của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử.
Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Lũy kế trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 11.152 tấn hoa hồi với kim ngạch ước đạt 52,6 triệu USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp Việt chuyển mình

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Việc thay đổi từ tư duy đến hành động hướng đến xanh hoá trong sản xu là cơ hội rộng mở cho doanh nghiệp Việt tiếp cận với thị trường người tiêu dùng toàn cầu.
Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Việt Nam tham gia Hội chợ ACE 2024 tại Sơn Đông, Trung Quốc nhằm quảng bá sản phẩm ẩm thực, mở rộng thị trường và tăng cường hợp tác trong khu vực.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động