Xây dựng luật, pháp lệnh: Coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng
Thời sự Thứ ba, 24/05/2022 - 13:52 Theo dõi Congthuong.vn trên
Không giao quá nhiều dự án cho một cơ quan
Sáng ngày 24/5, tại Nhà Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 |
Ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, về quan điểm, định hướng lập Chương trình năm 2023, điều chỉnh Chương trình năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc lập Chương trình năm 2023, điều chỉnh Chương trình năm 2022 cần bảo đảm thực hiện nghiêm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (BHVBQPPL).
Đồng thời, cần quán triệt một số quan điểm, định hướng cơ bản sau: Ưu tiên đưa vào Chương trình các dự án nhằm kịp thời triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Hội nghị Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tiếp tục cụ thể hóa Hiến pháp; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, bất cập; đáp ứng yêu cầu cấp thiết về phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; bảo đảm phù hợp, thống nhất với các luật, nghị quyết của Quốc hội mới được ban hành.
Việc đưa các dự án vào Chương trình phải tính đến đặc thù hoạt động của Quốc hội, quỹ thời gian, nguồn lực, khối lượng công việc thực hiện tại mỗi kỳ họp Quốc hội; chú ý đến khả năng của các cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra, bảo đảm nguyên tắc “không giao quá nhiều dự án cho một cơ quan”; đặc biệt coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng; chú trọng tính gối đầu của Chương trình để sắp xếp số lượng dự án cho phù hợp.
“Không bổ sung dự án vào Chương trình ở thời điểm sát kỳ họp Quốc hội, trừ trường hợp thực sự cấp thiết hoặc là dự án triển khai thực hiện nhiệm vụ lập pháp đã được đề ra trong Đề án định hướng” - ông Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh.
Đề nghị lùi thời hạn trình Quốc hội dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Về điều chỉnh Chương trình năm 2022, theo ông Hoàng Thanh Tùng, trên cơ sở xem xét đề nghị của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, ý kiến tham gia thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội và theo quy định tại Điều 51 của Luật BHVBQPPL, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định bổ sung vào Chương trình năm 2022 các dự thảo Nghị quyết của Quốc hội.
Cụ thể gồm: Nghị quyết về kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa để Chính phủ kịp chuẩn bị hồ sơ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 3 theo quy trình tại một kỳ họp.
Đối với các dự án còn lại, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho điều chỉnh như sau: Đổi tên dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thành dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật; bổ sung dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) vào Chương trình, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 4 theo quy trình tại một kỳ họp.
Bổ sung 05 dự án luật, bao gồm: Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Phòng thủ dân sự vào Chương trình, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4.
Về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình Quốc hội đối với dự án Luật này đến khi có chủ trương, định hướng, chỉ đạo của Trung ương về đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, yêu cầu sửa đổi Luật Đất đai là rất cấp thiết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật; đáp ứng yêu cầu huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, tạo cơ sở để sửa đổi, bổ sung đồng bộ, khắc phục những hạn chế, bất cập trong các văn bản luật khác có liên quan.
Tuy nhiên, đây là dự án luật lớn, có nhiều nội dung phức tạp, cần nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng. Mặt khác, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII (tháng 5/2022) mới tiến hành tổng kết thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW để ban hành Nghị quyết mới nên cần có thêm thời gian để nghiên cứu, thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, hoàn thiện dự án Luật.
“Do đó, đề nghị Quốc hội cho phép lùi thời hạn trình dự án Luật này từ kỳ họp thứ 3 sang kỳ họp thứ 4 và vẫn giữ quy trình xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp Quốc hội (cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thứ 5, thông qua tại kỳ họp thứ 6)” - ông Hoàng Thanh Tùng thông tin.
Về dự kiến Chương trình năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 đối với 07 dự án, dự thảo, trong đó 06 luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4, bao gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự và dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 được Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình tại một kỳ họp…
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Nghị quyết 18 của BCH Trung ương Đảng về đổi mới, hoàn thiện thể chế

Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia

Bộ Công Thương ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 và giai đoạn 2021-2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quyết liệt khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế

Không được lơ là chủ quan với dịch bệnh COVID-19
Tin cùng chuyên mục

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực: Cần kiên trì, nhân văn, bài bản và thuyết phục

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu không bị gián đoạn

Huy động sức mạnh tổng hợp, xây dựng Thủ đô Hà Nội xứng đáng là trái tim của cả nước

Việt Nam - UAE: Tăng cường cung cấp thông tin về thị trường của nhau

Lời cảm ơn của Báo Công Thương nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp xã giao Đại sứ Canada tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Mozambique

Vinh danh các tác phẩm đạt Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVI- năm 2021

Quy hoạch logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Tạo sự đột phá hệ thống đường cao tốc

Phát huy vai trò "cầu nối"

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thăm và chúc mừng Báo Công Thương nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Phát động phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí”

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các địa phương phối hợp nâng cao chất lượng nông sản

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống Việt Nam – Campuchia là tài sản vô giá

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư Đồng bằng sông Cửu Long

Báo chí cách mạng Việt Nam: Đoàn kết, vượt khó, xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc với Tổng công ty Phát điện 2

Điểm tựa của người dân, doanh nghiệp
