Xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2022: Cần xác định rõ thứ tự ưu tiên

Không chỉ dựa trên tình hình thực hiện đầu tư công (ĐTC) năm 2021, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành, địa phương lập kế hoạch ĐTC năm 2022 cần xác định rõ mục tiêu, thứ tự ưu tiên trong kế hoạch ĐTC năm 2022 phù hợp dự kiến kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2021-2025 đang trình cấp có thẩm quyền.

Dựa trên tình hình thực hiện năm 2021

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có công văn gửi các bộ, ngành, cơ quan trung ương, UBND các tỉnh, thành phố về xây dựng kế hoạch ĐTC năm 2022. Theo đó, kế hoạch ĐTC năm 2022 phải dựa trên tình hình thực hiện ĐTC năm 2021. Cụ thể, về tình hình thực hiện kế hoạch ĐTC cả năm 2021, các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương cần báo cáo chi tiết tình hình thực hiện thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có) và thu hồi ứng trước; tình hình thực hiện các dự án chuyển tiếp, dự án hoàn thành trong năm; tình hình quyết toán dự án đầu tư hoàn thành, trong đó nêu rõ: Số dự án đã phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành và số vốn còn lại chưa được bố trí để thanh toán so với giá trị quyết toán dự án hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt; số dự án đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán theo quy định đến hết tháng 6/2021, dự kiến đến hết năm 2021, nguyên nhân và giải pháp xử lý.

Xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2022: Cần xác định rõ thứ tự ưu tiên
Xây dựng kế hoạch ĐTC năm 2022 cần căn cứ vào tình hình thực hiện năm 2021

Đánh giá tình hình giao, điều chỉnh kế hoạch ĐTC năm 2021 (nếu có) của từng dự án, dự kiến tiến độ giao và khả năng thực hiện, giải ngân các dự án khởi công mới trong năm 2021. Đối với các giải pháp đã triển khai thực hiện để thúc đẩy giải ngân vốn ĐTC năm 2021; tình hình huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác phục vụ cho đầu tư phát triển.

Đặc biệt, cần đánh giá chính xác, nêu bật các kết quả đạt được trong thực hiện kế hoạch ĐTC năm 2021. Nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện, giải ngân kế hoạch ĐTC trong năm, phân tích rõ nguyên nhân giải ngân không đạt được tiến độ theo yêu cầu của từng dự án và bài học kinh nghiệm trong triển khai thực hiện, các giải pháp, kiến nghị để tiếp tục triển khai có hiệu quả và thực hiện thành công kế hoạch ĐTC những tháng cuối năm 2021.

Kế hoạch ĐTC năm 2022 đảm bảo 3 yêu cầu

Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2022 là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 10 năm giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch Phát triển KTXH 5 năm 2021-2025; kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được Quốc hội thông qua, nên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH của cả giai đoạn 2021-2025 và các mục tiêu ĐTC đến năm 2025. Nên việc lập kế hoạch ĐTC năm 2022 phải đảm bảo 3 yêu cầu sau.

Thứ nhất, lập kế hoạch ĐTC năm 2022 phải thực hiện theo đúng các quy định của Luật ĐTC, Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN), các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật ĐTC và Luật NSNN, Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 23/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển KTXH và dự toán NSNN 2022.

Thứ 2, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch ĐTC năm 2021, các nội dung trình phê duyệt về mục tiêu, kế hoạch phát triển KTXH, ĐTC 5 năm giai đoạn 2021-2025 của quốc gia và từng địa phương, mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển KTXH năm 2022 theo Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; định hướng mục tiêu, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương giai đoạn 2021-2025; các bộ, cơ quan trung ương và địa phương xác định dự án đầu tư trọng tâm, trọng điểm thực hiện trong năm 2022, chủ động rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tránh đầu tư phân tán, dàn trải.

Thứ 3, xác định rõ mục tiêu, ưu tiên trong kế hoạch ĐTC năm 2022 phù hợp dự kiến kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2021-2025 đang trình cấp có thẩm quyền, trong đó, việc bố trí kế hoạch đầu tư nguồn NSNN phải thực hiện đúng thứ tự ưu tiên, quy định tại Luật ĐTC, Nghị quyết số 973/2020/UBTQH14 ngày 8/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư nguồn NSNN giai đoạn 2021-2025. Trong đó, cần ưu tiên bố trí vốn cho dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển KTXH, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước và bảo đảm phát triển hài hòa giữa các địa phương, từng vùng lãnh thổ. Mức vốn bố trí cho từng dự án phải phù hợp với tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân trong năm 2022…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương báo cáo dự kiến kế hoạch ĐTC năm 2022 theo 5 nội dung, bao gồm: Định hướng ĐTC năm 2022; Dự kiến nhu cầu kế hoạch ĐTC năm 2022 theo từng nguồn vốn; Dự kiến khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác cho đầu tư phát triển ngoài vốn ĐTC; Các thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong việc cân đối và huy động các nguồn vốn đầu tư năm 2022 để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển KTXH năm 2022; Các đề xuất, kiến nghị và giải pháp triển khai thực hiện kế hoạch ĐTC năm 2022 của bộ, cơ quan trung ương và địa phương cũng như dự kiến các kết quả đạt được.
Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Làm gì để FDI công nghệ cao ‘đổ bộ’ Việt Nam?

Làm gì để FDI công nghệ cao ‘đổ bộ’ Việt Nam?

Chỉ cần có chính sách thu hút đầu tư một cách rõ ràng, Việt Nam sẽ nhanh chóng thu hút được dòng vốn FDI từ Hàn Quốc vào các lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.
Home Credit Việt Nam công bố kết quả kinh doanh năm 2024

Home Credit Việt Nam công bố kết quả kinh doanh năm 2024

Home Credit Việt Nam công bố chính thức kết quả kinh doanh ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2024 đạt 1.291 tỷ đồng, gấp 3,44 lần so với năm trước.
Cải cách thể chế: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ

Cải cách thể chế: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ

Hội thảo quốc tế "Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc: Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ trong lĩnh vực đầu tư" đề xuất giải pháp thúc đẩy dòng vốn.
Nâng cấp năng lực hàng không: Cơ hội để Phú Quốc phát triển xứng tầm

Nâng cấp năng lực hàng không: Cơ hội để Phú Quốc phát triển xứng tầm

Phú Quốc có tốc độ phát triển du lịch nhanh nhất Đông Nam Á nhưng hạ tầng hàng không chưa đáp ứng nhu cầu. Đây là trăn trở của đảo ngọc trước thềm APEC 2027.
Tinh gọn bộ máy: Động lực cho mục tiêu tăng trưởng 2025

Tinh gọn bộ máy: Động lực cho mục tiêu tăng trưởng 2025

Ngoài ổn định kinh tế vĩ mô, đầu tư công, việc tinh gọn bộ máy, cơ cấu lại địa giới hành chính cũng là một động lực tăng trưởng quan trọng năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn tham gia các dự án hạ tầng trọng điểm

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn tham gia các dự án hạ tầng trọng điểm

Các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn được tham gia sâu hơn vào các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm của Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia.
Doanh nghiệp kỳ vọng

Doanh nghiệp kỳ vọng 'cú huých' từ Nghị quyết 57/NQ-TW

Để đạt tăng trưởng 8% trở lên năm 2025, Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó ưu tiên thúc đẩy khoa học, công nghệ, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp.
Việt Nam chuẩn bị đón

Việt Nam chuẩn bị đón 'sóng' đầu tư từ Hoa Kỳ

Nhiều tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ như Apple, Intel, Coca-Cola và Nike sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
Nhận diện xu hướng FDI vào Việt Nam trong năm 2025

Nhận diện xu hướng FDI vào Việt Nam trong năm 2025

Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong năm 2025 sẽ tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp xanh và năng lượng tái tạo.
Chính phủ đảm bảo cho nhà đầu tư có lợi nhuận hợp pháp tại Việt Nam

Chính phủ đảm bảo cho nhà đầu tư có lợi nhuận hợp pháp tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư hoạt động hiệu quả và có lợi nhuận hợp pháp tại Việt Nam.
Giá vàng hôm nay giảm, cẩn trọng khi mua vàng đầu tư

Giá vàng hôm nay giảm, cẩn trọng khi mua vàng đầu tư

Giá vàng hôm nay ngày 11/3 giảm đến nửa triệu đồng mỗi lượng. Giá vàng miếng tại SJC giảm 400.000 đồng chiều mua vào và giảm 500.000 đồng chiều bán ra.
USD suy yếu do ảnh hưởng của thuế quan, Yen tăng giá

USD suy yếu do ảnh hưởng của thuế quan, Yen tăng giá

Đồng USD khởi đầu tuần mới với xu hướng giảm sau khi ghi nhận mức thua lỗ đáng kể vào tuần trước do thị trường lao động Mỹ có dấu hiệu suy yếu.
Việt Nam thu hút 516 dự án FDI mới trong 2 tháng đầu năm 2025

Việt Nam thu hút 516 dự án FDI mới trong 2 tháng đầu năm 2025

2 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút được 516 dự án FDI mới, với tổng vốn đăng ký 2,19 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước tăng 21,7%

Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước tăng 21,7%

2 tháng đầu năm 2025, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 8,5% kế hoạch và tăng 21,7% so với cùng kỳ 2024.
Home Credit được vinh danh về tiên phong phát triển bền vững

Home Credit được vinh danh về tiên phong phát triển bền vững

Home Credit vừa có lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh ở giải thưởng này, tại hạng mục Doanh nghiệp tiên phong phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội toàn cầu
Dồn lực tăng trưởng: Cần cơ chế khuyến khích đầu tư tư nhân

Dồn lực tăng trưởng: Cần cơ chế khuyến khích đầu tư tư nhân

Cùng với đầu tư công, đầu tư tư nhân sẽ là yếu tố đẩy "bánh xe" kinh tế đi lên. Do đó, cần thêm cơ chế khuyến khích trong lĩnh vực này.
Bà Rịa - Vũng Tàu sắp tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư

Bà Rịa - Vũng Tàu sắp tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư

Hội nghị xúc tiến đầu tư Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2025 dự kiến diễn ra vào ngày 21/3/2025, có khoảng 400 đại biểu tham dự.
Vốn FDI tập trung vào những địa phương có hạ tầng tốt

Vốn FDI tập trung vào những địa phương có hạ tầng tốt

Được đánh giá là điểm đến của dòng vốn FDI, tuy nhiên FDI đầu tư vào Việt Nam vẫn chỉ tập trung vào một số địa phương có hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi.

'Miếng bánh' FDI đang nhỏ dần: Giải pháp nào cho Việt Nam?

Mục tiêu thu hút FDI của Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh “miếng bánh” FDI toàn cầu đang bị thu nhỏ lại.
Quốc hội chốt đầu tư

Quốc hội chốt đầu tư 'siêu dự án' đường sắt, doanh nghiệp sẵn sàng

Việc Quốc hội chốt đầu tư 'siêu dự án' đường sắt đã mở ra 'sân chơi mới' cho các doanh nghiệp hạ tầng giao thông Việt Nam.
‘Giải mã

‘Giải mã' sóng đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo

Làn sóng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam đang rất sôi động và sẽ nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong thời gian tới.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam:

Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: 'Gọi' vốn vào ngành bán dẫn

Nhằm ‘gọi' vốn vào ngành công nghiệp bán dẫn và công nghệ cao, NIC phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc tổ chức “Diễn đàn đầu tư Việt Nam”.
Kế hoạch đầu tư công năm 2025 tăng hơn 84 nghìn tỷ đồng

Kế hoạch đầu tư công năm 2025 tăng hơn 84 nghìn tỷ đồng

Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên trong năm 2025, kế hoạch đầu tư công năm 2025 có điều chỉnh tăng hơn 84 nghìn tỷ đồng.
Đánh thuế lãi từ tiền gửi tiết kiệm là không phù hợp

Đánh thuế lãi từ tiền gửi tiết kiệm là không phù hợp

Lãi từ tiền gửi tiết kiệm là nguồn thu nhập quan trọng của người dân. Việc đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là không ‘bõ’ và không đáng.
ADB tăng cam kết tài trợ lên đến 36 tỷ USD cho khu vực

ADB tăng cam kết tài trợ lên đến 36 tỷ USD cho khu vực

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã phê duyệt kế hoạch mở rộng hoạt động thêm 50%, nhằm giải quyết những ưu tiên phát triển quan trọng trong khu vực.
Mobile VerionPhiên bản di động