Xây dựng chỉ dẫn địa lý góp phần xúc tiến thương mại nông lâm sản
Thương mại 05/12/2022 16:57 Theo dõi Congthuong.vn trên
Thanh long Bình Thuận chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài: Đừng để mất “chìa khóa vàng” Yên Bái: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý chè Shan tuyết Suối Giàng |
![]() |
Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức và cách thức xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các đơn vị |
Hội thảo “Chỉ dẫn địa lý – Khác biệt hóa và giá trị gia tăng cho nông lâm sản địa phương” tổ chức ngày 5/12 tại Hà Nội thu hút gần 100 đại biểu là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người trực tiếp sản xuất đến từ các ngành hàng chủ yếu như ngành gia vị, dừa, điều trên toàn quốc.
Ông Đỗ Quang Huy – đại diện dự án BioTrade – dự án do Tổng cục Kinh tế liên bang Thụy Sỹ (SECO) tài trợ cho biết, mục tiêu của dự án là ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam và các bên liên quan trong ngành nông lâm sản nâng cao nhận thức về chỉ dẫn địa lý, tiếp cận quy trình đăng ký và sử dụng cũng như trao đổi về các lợi ích và giá trị gia tăng do chỉ dẫn địa lý mang lại, nhất là trong xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và xuất khẩu.
Hiện Trung tâm CRED và tổ chức Helvetas Việt Nam đang triển khai dự án thương mại sinh học vùng - giai đoạn II (BioTrade SECO) - dự án được tài trợ bởi SECO với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp ngành nguyên liệu tự nhiên đẩy mạnh xuất khẩu thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển chuỗi cung ứng bền vững, cải thiện quy trình xuất khẩu.
![]() |
Các doanh nghiệp 3 miền Bắc Trung Nam được tập huấn tất cả các kiến thức về chỉ dẫn địa lý |
Tại hội thảo, đại diện Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ cho biết, hiện theo thống kê mới nhất đến ngày 30/11/2022, Việt Nam đã bảo hộ 125 chỉ dẫn địa lý, bao gồm 112 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và 13 chỉ dẫn địa lý của nước ngoài. Trong đó, một số chỉ dẫn địa lý được bảo hộ ở nước ngoài nổi bật như: Chỉ dẫn địa lý "Phú Quốc" cho sản phẩm nước mắm được bảo hộ ở EU, chỉ dẫn địa lý "Bình Thuận" cho sản phẩm quả thanh long được bảo hộ Nhật Bản, chỉ dẫn địa lý "Lục Ngạn" cho sản phẩm quả vải thiều được bảo hộ ở Nhật Bản…
Tuy nhiên, việc thiếu dấu hiệu nhận biết chung cũng như cách xây dựng hồ sơ cho các chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam dẫn đến một số khó khăn trong quá trình quản lý và đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Tại hội thảo, Tiến sĩ Lê Thu Hà - Giám đốc trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU thuộc Trường Đại học Ngoại thương cho biết, chỉ dẫn địa lý có vai trò quan trọng trong việc gia tăng giá trị và sản phẩm thương hiệu cho các sản phẩm có chất lượng đặc thù của Việt Nam. Tại đây, Tiến sĩ Lê Thu Hà cùng các học viên đã có một ngày trao đổi, thảo luận trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc và thực trạng đăng ký chỉ dẫn địa lý của các doanh nghiệp, đơn vị trên cả nước để tìm ra giải pháp thúc đẩy công tác này trong thời gian tới.
Về một số lưu ý cho các doanh nghiệp, đơn vị trong công tác đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý , đại diện Cục Sở hữu trí tuệ cũng nhấn mạnh: một số đơn vị còn đang gặp khó khăn hoặc làm chưa đúng đối với tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý. Tại tờ khai này, việc tóm tắt tính chất, chất lượng đặc thù hoặc danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý chưa được nêu bật. Đa phần các doanh nghiệp hoặc địa phương hay mắc phải lỗi “chung chung”. Các đơn vị cần phải liệt kê đầy đủ các tính chất đặc thù của sản phẩm để phân biệt với các sản phẩm cùng loại khác; thông tin về mối quan hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù hoặc danh tiếng của sản phẩm với điều kiện địa lý cụ thể của từng vùng…
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hai giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Á – châu Phi

Xuất nhập khẩu hàng hóa sang khu vực châu Âu, châu Mỹ tăng trưởng 9,4%

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Nâng tầm giá trị, khẳng định vị thế cà phê Việt Nam

Bộ Công Thương: Giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá sản phẩm thép cán nguội Trung Quốc

Việt Nam đứng trong Top 5 thị trường xuất khẩu gỗ dán lớn trên thế giới
Tin cùng chuyên mục

Hải quan sẽ giảm 10% thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu

Năm 2023, Hiệp định EVFTA có cứu cánh cho xuất khẩu của Việt Nam sang EU?

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá máy xịt rửa áp lực cao từ Việt Nam

Thêm 23 doanh nghiệp thủy sản được Trung Quốc chấp thuận xuất khẩu

Quế Việt Nam có thể chiếm một nửa thị trường Canada

Tìm cơ hội xúc tiến thương mại từ Hội chợ thiết kế và Nội thất Stockholm

Nghị quyết 01: Bộ Nông nghiệp phấn đấu xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt từ 54 - 55 tỷ USD

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ vào Australia

Chính sách nhập khẩu hàng hóa của thị trường EU thay đổi ra sao?

Hàng hóa xuất khẩu sang EU không được có chất gây rối loạn nội tiết, ung thư

Xuất khẩu thủy sản 'lao dốc' trong tháng 1/2023

Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng trở lại

Việt Nam đứng thứ 2 châu Á về xuất nhập khẩu hàng hóa qua đường biển sang Hoa Kỳ

Quảng Nam dự kiến tổ chức Lễ hội Sâm cấp quốc gia lần thứ 1 năm 2023

Năm 2022, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam

EU tiếp tục kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với thanh long, mì tôm, ớt của Việt Nam

Xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 1 năm 2023 đạt 46,56 tỷ USD

Trung Quốc ‘ăn hàng’, giá sầu riêng cao kỷ lục

Cửa khẩu Lào Cai thông quan khoảng 9.000 tấn nông sản trong dịp Tết Quý Mão 2023
