Thứ hai 28/04/2025 13:46

Xanh hóa thương mại điện tử để phát triển bền vững

Thương mại điện tử đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng cũng bộc lộ nhiều yếu tố không bền vững, đặc biệt là tác động xấu tới môi trường.

Tăng trưởng 18 - 25% mỗi năm

Theo đánh giá của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), thương mại điện tửvẫn sẽ tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng gần gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng của thương mại truyền thống trên toàn cầu, đóng góp khoảng 20% vào tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán lẻ vào năm 2024. Đông Nam Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử và kinh tế số cao nhất thế giới.

Thương mại điện tử sẽ tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng gấp 3 lần so với thương mại truyền thống. Ảnh: Thanh Tâm

Ở trong nước, thương mại điện tử Việt Nam đang duy trì tốc độ tăng từ 18 - 25% mỗi năm. Năm 2024, quy mô thị trường thương mại điện tử vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng khoảng 9% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Tỷ trọng thương mại điện tử chiếm 2/3 giá trị của nền kinh tế số Việt Nam; Việt Nam cũng là 1 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử cũng kéo theo những hệ lụy xấu đối với môi trường. Theo báo cáo của Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên, năm 2023, thương mại điện tử ở Việt Nam sử dụng 332 nghìn tấn bao bì; trong đó, khối lượng bao bì nhựa các loại là 171 nghìn tấn. Tới năm 2030, khi quy mô thương mại điện tử đạt gần 100 tỷ USD, nếu không có giải pháp mạnh mẽ về đóng gói hàng hóa, khi đó, lượng rác thải nhựa từ lĩnh vực này sẽ lên tới 800 nghìn tấn.

Báo cáo "Phát triển thương mại điện tử với bảo vệ môi trường" do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam công bố cũng cho thấy, trong năm 2024, có tới 80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu hoặc rất xấu tới môi trường; 21% cho rằng thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường hơn thương mại truyền thống. Trong khi đó, nhiều khách hàng vẫn chưa chọn giải pháp thân thiện với môi trường được cung cấp trên các sàn thương mại điện tử hay website bán hàng vì phải trả thêm tiền.

Xây dựng hệ sinh thái logistics xanh hiệu quả

Đánh giá của giới chuyên gia, trong lĩnh vực bán lẻ thương mại điện tử, có hai khâu chính của logistics tác động xấu tới môi trường, gồm: Khâu giao hàng (liên quan đến xe cộ chạy trên đường thải lượng lớn khí carbon) và khâu đóng gói (hộp carton, bao bì nilon, màng xốp hơi, hộp xốp, đồ nhựa dùng một lần).

Thương mại điện tử ở Việt Nam đang sử dụng rất nhiều bao bì nilon gây ô nhiễm môi trường. Ảnh minh họa

Những tác động xấu này còn ở mức độ cao hơn trong trường hợp giao hàng siêu tốc. Do đó, chuyển đổi theo hướng logistics xanh, giảm tác động trực tiếp đến môi trường, giảm thiểu lượng khí thải nhà kính và nhiều chất gây ô nhiễm khác, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững là bài toán các ngành chức năng cần phải giải gấp.

Với vai trò của mình, trong năm qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã phối hợp với Cục Công nghiệp, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, các đơn vị liên quan đồng tổ chức Diễn đàn Chuyền đổi số ngành Công Thương 2024 với chủ đề "Thúc đẩy chuyến đổi số, chuyến đổi xanh hướng tới phát triên bền vững" vào tháng 11/2024.

Sự kiện được tổ chức góp phần giải quyết những tồn tại trong quá trình tiến tới xu hướng bền vững; đồng thời khuyến nghị các giải pháp đẩy mạnh Chính phủ điện tử, phát triển kinh tế số ngành Công Thương trong các lĩnh vực trọng điểm như năng lượng, sản xuất thông minh, thương mại điện tử và logistics; giải pháp tiếp tục xây dựng thị trường thương mại điện tử bền vững, thu hẹp khoảng cách số, tăng tính liên kết vùng, chú trọng đến yếu tố môi trường…

Bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - cho biết, trong năm 2025, Cục sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện luật chuyên ngành về thương mại điện tử. Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu để tạo ra môi trường pháp lý ổn định và phát triển bền vững cho thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, tiếp tục phát triển thương mại điện tử bền vững, thương mại điện tử xanh, giảm thiểu tác động môi trường; thúc đẩy hợp tác giữa các bên, liên kết với hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp; tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nhằm đẩy mạnh liên kết vùng, phát triển thương mại điện tử và hỗ trợ chuyển đổi số cho chợ truyền thống.

Ngoài ra, tăng cường quản lý nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới, đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ pháp luật; chủ động thúc đẩy việc ứng dụng AI trong các hoạt động quản lý và vận hành, qua đó thúc đẩy chuyển đổi số ngành Công Thương. Song song với đó, Cục sẽ tiếp tục xây dựng, liên tục cập nhật cơ sở dữ liệu chung, đảm bảo sự phối hợp hiệu quả với các đơn vị khác.

Chuyển đổi logistics xanh trong thương mại điện tử không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là con đường phát triển bền vững và mạnh mẽ. Tuy nhiên, để chuyển đổi theo hướng xanh, bền vững, vươn mình ra thế giới, đòi hỏi doanh nghiệp phải có tầm nhìn chiến lược, dài hạn, bảo đảm lợi ích lâu dài, bảo đảm tính cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và đáp ứng xu thế chung của toàn cầu. Nếu chúng ta không thực hiện điều này thì việc chuyển đổi sẽ trở thành xa vời.

Về giải pháp để thương mại điện tử thân thiện với môi trường, 79% khách hàng trực tuyến cho rằng, nhà nước cần nhanh chóng ban hành và phổ biến chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường trong thương mại điện tử; 71% đề xuất doanh nghiệp và thương nhân bán hàng trực tuyến phải công bố lựa chọn thân thiện môi trường để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định; 61% người tiêu dùng gợi ý sự cần thiết của các hình thức tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người mua sắm trực tuyến.
Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Hải Phòng: Tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?