“Xanh hoá” sản xuất để đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường EU

Tiêu chuẩn xanh là điều kiện mà thị trường EU yêu cầu theo lộ trình để áp dụng với hàng hoá nhập khẩu, trong đó có hàng hoá từ Việt Nam.
Xuất khẩu bền vững sang thị trường EU: Tăng trưởng xanh là yếu tố tiên quyết Đáp ứng tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Doanh nghiệp không nên quá lo lắng

Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn xanh

Tiêu chuẩn xanh EU là những điều kiện mà doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sang thị trường này phải đáp ứng nếu muốn hàng hoá xuất khẩu thành công vào EU. Đáng chú ý, những quy định này của EU không đánh thẳng trực tiếp vào nhà xuất khẩu, nhưng từ phía người tiêu dùng hay nền kinh tế của EU đã đặt ra những quy định mới về môi trường và có những thỏa thuận xanh khắt khe hơn đối với hàng hóa nhập khẩu. Doanh nghiệp Việt Nam đạt được tiêu chuẩn xanh mới có hy vọng tiếp tục tận dụng Hiệp định EVFTA để tăng xuất khẩu sang EU.

xuất khẩu dệt may quý II nhiều cửa sáng
Doanh nghiệp cần đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh từ thị trường EU

Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Hồng Loan - Chuyên gia Dự án Hỗ trợ kỹ thuật về đánh giá tác động của là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) chia sẻ, EU vốn là thị trường có tiêu chuẩn liên quan đến môi trường rất cao và các quy định của EU đối với các sản phẩm trong nước liên quan đến môi trường đã được quy định từ rất sớm, từ những năm 1987. Tuy nhiên, gần đây các quy định này được áp dụng chặt chẽ hơn, tăng tốc hơn, bắt đầu từ việc EU phê duyệt Thỏa thuận xanh với mục tiêu giảm 55% phát thải khí nhà kính vào năm 2030 so với năm 1990 và hướng tới mục tiêu rất tham vọng đạt được phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Cùng với quy định này, phía EU đưa ra các đề xuất khác nhau, toàn diện trong tất cả các lĩnh vực để đảm bảo đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh bao trùm tất cả các lĩnh vực từ nông, lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, hàng không. Những quy định này khi áp dụng đối với hàng hóa châu Âu thì nó cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng với với các sản phẩm xuất khẩu sang châu Âu, trong đó có hàng hoá của Việt Nam.

Đặc biệt, quy định gần đây được phê duyệt vào tháng 5/2003 và chính thức có hiệu lực từ ngày mùng 1/10 năm nay là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU đã đưa ra định giá carbon của EU để áp với các sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, họ cũng đưa ra một lộ trình là chúng ta có thời gian chuyển tiếp từ nay đến năm 2026 và tỉ lệ mà doanh nghiệp phải chi trả chứng chỉ CBAM cũng sẽ tăng dần từ năm 2026 đến năm 2034, tức là doanh nghiệp có một lộ trình để chuẩn bị.

Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng các tiêu chuẩn xanh của châu Âu đang được áp dụng rộng rãi hơn và sâu rộng hơn.

Trước đây các quy định liên quan đến khí hậu sẽ thông qua các thỏa thuận đa phương và sau đó sẽ được nội luật hóa và áp dụng trong từng quốc gia.

Tuy nhiên bây giờ, phía châu Âu đưa ra một quyết định mang tính chất đơn phương và họ mở ra việc đối thoại song phương với các quốc gia. Nhưng đối thoại này chỉ mang tính chất chi tiết hóa việc thực thi như thế nào.

Đối với các doanh nghiệp, trước đây, các tiêu chuẩn xanh có thể được áp dụng rất nhỏ lẻ và mang tính chất tự nguyện. Song bây giờ, các doanh nghiệp của Việt Nam khi xuất khẩu sang châu Âu đáp ứng các tiêu chuẩn sẽ phải mang tính chất bắt buộc hơn.

Như vậy, thách thức đang đặt ra ngày càng nhiều hơn, đòi hỏi doanh nghiệp phải phải thay đổi từ nhận thức đến hành động. Đây là một câu chuyện rất dài, bởi vì để có thể chuyển đổi được sản xuất xanh hơn hay đáp ứng được những tiêu chuẩn xanh thì doanh nghiệp cần phải đầu tư rất nhiều, cả về con người, nguồn lực, vốn và cũng cần một thời gian để các doanh nghiệp có thể thích ứng được với điều đó.

Bà Nguyễn Hồng Loan chia sẻ, các lộ trình bây giờ đang ngắn lại. Đặc biệt, với CBAM, giai đoạn từ lúc phê duyệt đến chính thức có hiệu lực chỉ trong 5 tháng và bản thân các doanh nghiệp trong nước hiện nay chưa chưa quen thuộc và chưa có nhiều doanh nghiệp đủ năng lực để đáp ứng. Đặc biệt, với những doanh nghiệp không có sự chuẩn bị trước, không có lộ trình thì sẽ khó đáp ứng được yêu cầu của Châu Âu.

“Với quan điểm cá nhân, tôi khuyến nghị các doanh nghiệp không nên chờ đợi đến khi EU có chính sách thì chúng ta mới bắt đầu đối phó một cách gấp rút. Mà các doanh nghiệp nên chủ động xây dựng các tiêu chuẩn liên quan đến môi trường, quản trị và xã hội của mình để có sự chuẩn bị, khi có yêu cầu chuyển đổi thì có khi chúng ta chỉ cần trao đổi với phía châu Âu để công nhận những tiêu chuẩn của chúng ta hoặc chúng ta chỉ cần điều chỉnh thực hành của chúng ta một chút là có thể áp dụng rồi” – bà Nguyễn Hồng Loan chia sẻ.

Thay đổi từ nhận thức

Theo bà Loan, bài toán đầu tiên để áp dụng tiêu chuẩn xanh không phải là chi phí mà liên quan đến nhận thức.

Khi doanh nghiệp nhận thức được rằng đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để có thể bắt kịp với những xu thế của tương lai và tăng sức cạnh tranh, là cơ hội để phát triển bền vững thì sẽ chuyển đổi từ nhận thức đến xây dựng năng lực, rồi đến thực hành và chuyển đổi công nghệ thì bước chuyển đổi công nghệ là bước cuối cùng và cần nhiều chi phí. Nhưng quá trình này cũng có lộ trình chứ không cần phải chuyển đổi nhanh và ngay lập tức.

“Tôi tin rằng Chính phủ, các nhà tài trợ, các đơn vị tài chính cũng sẽ sẵn sàng chung tay để chúng ta có thể thực hiện lộ trình chuyển đổi xanh” – bà Loan nhấn mạnh.

Hiện nay, Việt Nam cũng có mục tiêu liên quan đến phát triển bền vững, giảm phát thải khí nhà kính khi đặt ra mục tiêu Net Zero (phát thải ròng khí nhà kính bằng 0) vào năm 2050.

Bà Loan kỳ vọng: Với mục tiêu đó, rất mong các bộ, ngành liên quan sẽ giới thiệu với các doanh nghiệp về những kênh có thể huy động tài chính để doanh nghiệp có được sự hỗ trợ, có những ưu đãi để họ chuyển dịch xanh.

Hiện Ngân hàng Thế giới, các tổ chức quốc tế cũng đã sẵn sàng vào cuộc cùng với Chính phủ Việt Nam để hỗ trợ các doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp cam kết chuyển đổi bằng hoặc sớm hơn so với cam kết của Chính phủ sẽ được nhận những ưu đãi về lãi suất và những hỗ trợ không hoàn lại liên quan đến tăng cường năng lực. Đây là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp mong muốn đạt mục tiêu tăng trưởng xanh.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định EVFTA

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam là một trong 3 điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp EU

Việt Nam là một trong 3 điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp EU

Sau hơn 3 năm thực thi EVFTA, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng gần 50%, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại đứng đầu trong các nước ASEAN.
EuroCham: Hiệp định EVFTA thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - EU

EuroCham: Hiệp định EVFTA thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - EU

EuroCham đánh giá, hoạt động thương mại của Việt Nam với Liên minh châu Âu đã tăng trưởng mạnh mẽ sau khi Hiệp định EVFTA được thực thi.
Hàng Việt Nam ngày càng rộng cửa xuất khẩu sang Hungary nhờ Hiệp định EVFTA

Hàng Việt Nam ngày càng rộng cửa xuất khẩu sang Hungary nhờ Hiệp định EVFTA

Tận dụng được lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (Hiệp định EVFTA), hàng Việt Nam ngày càng rộng cửa tại thị trường Hungary.
EuroCham: Tiềm năng của Hiệp định EVFTA được doanh nghiệp chú ý hơn

EuroCham: Tiềm năng của Hiệp định EVFTA được doanh nghiệp chú ý hơn

Theo EuroCham, năm 2023, tiềm năng của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) ngày càng được doanh nghiệp chú ý hơn.
Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam có gặp thách thức tại thị trường EU?

Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam có gặp thách thức tại thị trường EU?

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU trong năm 2023 suy giảm mạnh và tiếp tục dự báo còn nhiều thách thức trong năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Tận dụng lợi thế từ nhập khẩu, đầu tư của EU trong EVFTA

Tận dụng lợi thế từ nhập khẩu, đầu tư của EU trong EVFTA

EVFTA không chỉ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa mà còn mang lợi thế cho nhập khẩu nguyên phụ liệu, máy móc phục vụ sản xuất và thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam.
Thái Nguyên: Tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA để gia tăng xuất khẩu

Thái Nguyên: Tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA để gia tăng xuất khẩu

Hiệp định EVFTA đã và đang mang lại cơ hội xuất khẩu lớn cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Nông sản Việt sẽ cạnh tranh bằng chất lượng và uy tín tại thị trường EU

Nông sản Việt sẽ cạnh tranh bằng chất lượng và uy tín tại thị trường EU

Thay vì cạnh tranh bằng giá như trước đây, nông sản Việt Nam sẽ cạnh tranh bằng chất lượng và uy tín để khai thác được giá trị cao hơn, bền vững hơn tại EU.
Người tiêu dùng EU ưa chuộng nhiều loại gạo đặc sản Việt Nam: Gia tăng cơ hội tận dụng EVFTA

Người tiêu dùng EU ưa chuộng nhiều loại gạo đặc sản Việt Nam: Gia tăng cơ hội tận dụng EVFTA

Với 9 loại gạo được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu vào EU, các doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường nhằm tận dụng tốt hơn Hiệp định EVFTA.
EVFTA thúc hợp hợp tác, chia sẻ về công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam - EU

EVFTA thúc hợp hợp tác, chia sẻ về công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam - EU

Từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực và đưa vào thực thi, nhiều doanh nghiệp EU đã tích cực chia sẻ những công nghệ hay kỹ thuật với các doanh nghiệp Việt Nam.
Hiệp định EVFTA và tác động kép với xuất khẩu cà phê sang EU

Hiệp định EVFTA và tác động kép với xuất khẩu cà phê sang EU

EU là thị trường lớn nhất, tiêu thụ 40% cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Hiệp định EVFTA đang mang lại cả cơ hội và sức cạnh tranh tại thị trường này.
Doanh nghiệp gỗ tận dụng EVFTA tiến sâu vào thị trường EU

Doanh nghiệp gỗ tận dụng EVFTA tiến sâu vào thị trường EU

Doanh nghiệp gỗ Việt Nam đã tận dụng được những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA mang đến để duy trì và tăng trưởng sản phẩm gỗ sang thị trường EU.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tận dụng tối đa lợi ích từ EVFTA

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tận dụng tối đa lợi ích từ EVFTA

Có nhiều nguyên nhân khiến các doanh nghiệp trong nước gặp trở ngại khi tận dụng EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu. Lực cản lớn nhất là nguồn nhân lực còn yếu, thiếu.
Xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng Hiệp định EVFTA

Xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng Hiệp định EVFTA

Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, địa phương và hiệp hội ngành hàng xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng Hiệp định EVFTA.
Những thách thức trong EVFTA và sự vào cuộc kịp thời của Bộ Công Thương

Những thách thức trong EVFTA và sự vào cuộc kịp thời của Bộ Công Thương

Với EVFTA, để tận dụng cơ hội trong thách thức, thời gian qua, Bộ Công Thương đã đồng hành cùng doanh nghiệp tăng cường những giải pháp cần thiết và kịp thời.
Ngành cà phê nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu của thị trường EU

Ngành cà phê nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu của thị trường EU

Không chỉ nỗ lực để đáp ứng các yêu cầu về chống mất rừng từ EU, ngành cà phê Việt Nam còn nghiêm túc đầu tư nâng cao chất lượng để tận dụng Hiệp định EVFTA.
Xuất khẩu nông sản sang EU: Ưu tiên xây dựng hệ sinh thái kết nối các chủ thể trong EVFTA

Xuất khẩu nông sản sang EU: Ưu tiên xây dựng hệ sinh thái kết nối các chủ thể trong EVFTA

Để xuất khẩu, xây dựng thành công thương hiệu nông sản Việt tại thị trường EU, giải pháp trước mắt là xây dựng hệ sinh thái kết nối chủ thể trong EVFTA.
EVFTA đặt ra nhiều cam kết về sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý

EVFTA đặt ra nhiều cam kết về sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý

EVFTA là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới rất toàn diện, song đây cũng là Hiệp định có những quy định khắt khe về bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Thực thi CBAM tác động ra sao tới xuất khẩu của Việt Nam sang EU?

Thực thi CBAM tác động ra sao tới xuất khẩu của Việt Nam sang EU?

CBAM là một nhánh của Thoả thuận xanh EU khi đi vào thực thi sẽ có một số ngành hàng chịu tác động sớm, nhất là xuất khẩu sang EU.
EVFTA - nền tảng vững chắc cho hợp tác đầu tư của Hà Lan tại Việt Nam

EVFTA - nền tảng vững chắc cho hợp tác đầu tư của Hà Lan tại Việt Nam

Với việc triển khai Hiệp định EVFTA, nhiều cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Hà Lan tiếp tục được mở ra.
Tận dụng EVFTA để mở cửa thị trường cho hàng hóa giữa Việt Nam - Rumani

Tận dụng EVFTA để mở cửa thị trường cho hàng hóa giữa Việt Nam - Rumani

Việt Nam - Rumani cần tận dụng tối đa lợi ích từ EVFTA để mở cửa thị trường cho hàng hóa của nhau, thúc đẩy thu hút đầu tư vào các lĩnh vực hai bên có thế mạnh.
Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chủ động đáp ứng quy định của thị trường EU

Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chủ động đáp ứng quy định của thị trường EU

Để cà phê xuất khẩu được hưởng lợi ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã nỗ lực chuyển đổi sản xuất theo hướng bền vững.
EVFTA giúp hàng Việt tăng sức cạnh tranh tại Đức

EVFTA giúp hàng Việt tăng sức cạnh tranh tại Đức

Việt Nam là một trong số ít các nước ở châu Á đã có FTA với EU, do đó, tại thị trường Đức, hàng Việt có lợi thế cạnh tranh hơn so với hàng của nhiều nước khác.
Đà Nẵng: Chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, tận dụng các FTA

Đà Nẵng: Chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, tận dụng các FTA

Các doanh nghiệp Đà Nẵng hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên qua các thị trường Việt Nam có FTA, đều chủ động tìm hiểu thông tin thị trường và các ưu đãi.
EVFTA giúp nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu sang EU

EVFTA giúp nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu sang EU

Hiệp định EVFTA là động lực giúp cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam nâng cao chất lượng để tận dụng được các ưu đãi từ thị trường.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động