Xăng dầu trở thành mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ Malaysia

Chiếm 28,4% về tỷ trọng, xăng dầu trở thành mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ Malaysia và đẩy mặt hàng máy vi tính sản phẩm điện tử xuống vị trí thứ 2
Hóa đơn điện tử - đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh xăng dầu Đâu là nguyên nhân khiến nhập siêu của Việt Nam với Malaysia tăng mạnh?

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Malaysia trong 5 tháng đầu năm 2024 đạt 6,2 tỷ USD, tăng tới 22,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu là 2,1 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 2,5% so với cùng kỳ. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu đạt 4 tỷ USD, tăng mạnh tới 35,8% so với cùng kỳ.

Xăng dầu trở thành mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ Malaysia
Xăng dầu trở thành mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ Malaysia

Do xuất khẩu chỉ tăng nhẹ trong khi nhập khẩu tăng nhanh dẫn đến cán cân thương mại bị thâm hụt 1,9 tỷ USD, tăng 113,9% so với cùng kỳ, về giá trị tuyệt đối, mức thâm hụt cán cân thương mại gần bằng với giá trị xuất khẩu và tăng tới hơn 1 tỷ USD.

Về xuất khẩu, hầu hết các mặt hàng đều tăng trưởng. Đáng chú ý, mặt hàng gạo tăng trưởng tới 125% và đã trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn, chiếm tỷ trọng tới 9,4%, đứng thứ 4 trong số các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào Malaysia. Cùng với gạo, các mặt hàng nông sản khác như cà phê cũng có mức tăng trưởng ấn tượng tới 93,1% so với cùng kỳ năm trước. Sản phẩm từ chất dẻo cũng có mức tăng đến 72,6%, tuy nhiên tỷ trọng mặt hàng này còn thấp. Các mặt hàng giảm về kim ngạch đáng lưu ý là sản phẩm hóa chất giảm tới 44,9%, hàng thủy sản giảm 17,8%.

Tuy nhiên, hai mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất đều có mức tăng trưởng âm, như sắt thép các loại giảm tới 5,4%, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện giảm tới 18%. Đây chính là nguyên nhân làm xuất khẩu sang Malaysia tăng chậm.

Về nhập khẩu, điểm đáng lưu ý là mặt hàng xăng dầu đã trở thành mặt hàng nhập khẩu lớn nhất chiếm 28,4% về tỷ trọng và đẩy mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện xuống vị trí thứ 2 với tỷ trọng 20,9%. Đây cũng là hai mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất và vượt trội so với các mặt hàng còn (đều chiếm tỷ trọng từ 6% trở xuống). Cả hai mặt hàng này đều tăng mạnh, xăng dầu các loại tăng tới 123,5%, còn mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cũng tăng tới 19,7%, vải các loại tăng 28,5%, giấy các loại tăng 33,9%.

Tuy nhập khẩu tăng mạnh là từ những mặt hàng nguyên, nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn như xăng dầu, khí đốt các loại nhưng thâm hụt cán cân thương mại quá lớn trong khi đầu tư từ Malaysia sang Việt Nam tăng chậm sẽ gây bất lợi cho cán cân vãng lai giữa hai nước.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: xăng dầu

Tin cùng chuyên mục

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Chùm ảnh: Hội thảo

Chùm ảnh: Hội thảo 'Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Hôm nay, diễn ra hội thảo

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5