Ngành gỗ Bình Dương: Tận dụng cơ hội từ các FTA mở rộng thị trường xuất khẩu Doanh nghiệp ngành gỗ nỗ lực lấy lại đà tăng trưởng |
Vượt qua một năm 2022 khó khăn với ngành gỗ nói riêng và nhiều ngành xuất khẩu nói chung, Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành - TTF tiếp tục tạo lập mốc doanh thu mới, vững bước trên hành trình hướng đến mục tiêu trở thành một trong những Công ty nội thất hàng đầu Đông Nam Á vào năm 2030.
Ông Bùi Thành Đạt - Giám đốc nhà máy TTF Hospitality tại lễ trao giải 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam ngày 5/1 tại khách sạn Intercontinental Landmark 72, Hà Nội. Ảnh: TTF |
Tái cấu trúc liên tục để xây dựng các năng lực cung ứng, quản trị vừa chặt chẽ và linh hoạt, nhằm chuẩn bị cho các kịch bản khác nhau của thị trường, kết quả kinh doanh tăng trưởng 3 năm liên tiếp trong điều kiện nhiều biến động về mặt vĩ mô ở cả thị trường trong nước và quốc tế đã bước đầu thể hiện kết quả của cách nghĩ và làm mới ở doanh nghiệp được mệnh danh “vua gỗ” này.
Năm 2022, xuất khẩu gỗ Việt Nam đạt 16,928 tỷ USD, tăng 6.1% so với năm 2021. Đây là năm có tỉ lệ tăng trưởng thấp nhất trong suốt hơn 2 thập kỷ tăng trưởng liên tục mỗi năm 2 con số của ngành xuất khẩu chủ lực này. Ở chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2022 ước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 4% so với 2021. Như vậy, ngành lâm sản năm nay xuất siêu khoảng 14,1 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2021.
Năm 2022 được đánh giá là một năm rất khó khăn đối với các ngành hàng xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gỗ và lâm sản nói riêng. Nguyên nhân do lạm phát tại các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam đặc biệt là tại Hoa Kỳ và EU (hai thị trường có kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 65% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành) khiến tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang hai thị trường này sụt giảm nghiêm trọng từ quý III/2022.
Sang quý IV, đơn hàng tiếp tục sụt giảm khiến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong quý IV/2022 đạt 3,6 tỷ USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ 2021.
Theo Furniture today, và Homeaccentstoday (hai tờ báo hàng đầu về đồ nội thất cho thị trường Mỹ), các quý năm 2022 chứng kiến mức sụt giảm kỷ lục về nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ trong nhiều thập kỷ, nhiều thống kê cho thấy đơn đặt hàng giảm đến 30% so với cùng kỳ năm 2021, và mức sụt giảm nhu cầu là tệ nhất tính từ những năm 1971.
Nhiều vấn đề của “cơn bão hoàn hảo” được đưa ra mổ xẻ, ngoài các yếu tố chung: lạm phát, tín dụng thắt chặt, người dân chỉ dành chi tiêu cho mặt hàng thiết yếu khi giá cả tăng, lãi suất cao, tâm lý tích trữ khi chiến tranh Nga-Ukraine kéo dài và xung đột có xu hướng lan rộng, kéo nhiều quốc gia vào mâu thuẫn này. Bất ổn chung toàn cầu từ Covid-19 chưa suy giảm, các bất ổn trong thương mại toàn cầu và đặc biệt là sự đối đầu ngày một tăng nhiệt giữa 2 siêu cường Mỹ và Trung Quốc.
Trong nội tại ngành nội thất Mỹ (thị trường lớn nhất của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam) nhiều vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam: Giá cước container, giảm cầu, thiếu nhân công cho các hoạt động phục vụ ngành nội thất, chi phí vận chuyển nội địa tăng, tồn kho lớn. Tất cả phản ánh trực tiếp lên hoạt động của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam: Nhiều nhà máy gỗ ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, làn sóng M&A các công ty gỗ diễn ra mạnh.
Trong bối cảnh đó, với hơn 30 năm kinh nghiệm chuyên thiết kế, cung ứng, thi công nội - ngoại thất, trồng rừng và xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ sang các thị trường EU, Mỹ, Nhật, Úc, TTF sở hữu đội ngũ nhân lực lành nghề, giàu kinh nghiệm hiểu khách hàng và các tiêu chuẩn thị trường. Mặt khác, cùng nỗ lực chuyển đổi mô hình quản trị, áp dụng số hóa và liên tục phát triển các nhóm khách hàng mới, TTF đã từng bước tìm được hướng đi riêng, xây dựng được tập khách hàng riêng để tiếp tục có mức tăng trưởng cao hơn nhiều lần trung bình ngành.
Cụ thể, theo báo cáo, kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 doanh thu tăng 394 tỷ đồng, tương đương tăng 25% so với năm 2021 (gấp 4 lần so với mức tăng trưởng trung bình của toàn ngành là 6.1%). Tuy nhiên, chi phí bán hàng chỉ tăng 8 tỷ tương đương 5% so với năm 2021, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 22 tỷ đồng, tương ứng giảm 16% so với năm 2021. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu tăng, lợi nhuận biên cải thiện, đặc biệt, dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh dương 200 tỷ, đây là nỗ lực lớn khi rất nhiều khách hàng khó khăn, tồn kho nhiều và nhiều thương hiệu lớn trên thị trường phải dừng hoạt động. Những điểm sáng này đã thể hiện doanh nghiệp đã xây dựng được các lợi thế cạnh tranh để tăng tốc cả về thị phần và hiệu quả hoạt động, chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm 2022-2027", đại diện doanh nghiệp cho hay.
Những kết quả này đã khẳng định hướng đi đúng đắn về khách hàng và thị trường của Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành qua quá trình tái cấu trúc toàn diện suốt 5 năm qua, và tạo đà để tiếp tục đặt các mục tiêu tăng trưởng cao hơn cho các mục tiêu chiến lược đến 2030. Năm 2022, TTF vượt mốc 2,000 tỷ và được Vietnam Report lần đầu đưa vào danh sách 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VRN500).
Tiếp nối, ngày 16/3/2023 TTF lại tiếp tục trở thành thành viên của danh sách FAST500 - Top 500 doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2022.
Đa dạng thị trường và nỗ lực đi sâu ở từng phân khúc khách hàng.
Ngoài việc liên tục thích ứng và tìm đường ở mảng kinh doanh xuất khẩu, TTF luôn tìm cách đem tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm của những thị trường cao cấp nhất thế giới (Mỹ, Nhật, Europe, Úc, etc.) quay về phục vụ khách hàng Việt Nam.
Với các dự án trong nước, bên cạnh việc tiếp tục phục vụ các nhà phát triển nhà Bất động sản hàng đầu Việt Nam (Vingroup, Sunshine, Sun Group, Hưng Thịnh...), năm 2022 TTF đã trúng thầu nhiều dự án với các nhà phát triển Bất động sản nước ngoài: Capital land (Singapore, dự án Delasol Quận 4, Tp. HCM) Gamuda Land (Malaysia, dự án Celadon City, Tân Phú), Tavistock.
TTF đã bắt đầu hướng đến thị trường Đông Nam Á qua các dự án cùng thương hiệu nội thất hàng đầu Thái Lan Modern Form, và nhóm công ty trong hệ sinh thái của Kian (Malaysia). Năm 2022, cũng là năm đặc biệt khi TTF trở thành doanh nghiệp sản xuất nội thất Việt Nam đầu tiên sở hữu một thương hiệu nội thất toàn cầu qua cổ phần trong Natuzzi Asia (thương hiệu nội thất & sofa số #1 Italy, là công ty nội thất nước ngoài đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán New York từ năm 1993). Các hợp tác chiến lược này là cơ sở để TTF tục xây dựng các tập khách hàng của riêng mình và tiến đến thị trường “gần mà xa”: Đông Nam Á gần về địa lý, nhưng chưa phải là thị trường truyền thống của ngành đồ gỗ Việt Nam.
Với hậu thuẫn là ngành công nghiệp xuất khẩu gỗ thứ 2 thế giới, và vị trí địa lý thuận lợi ngay trung tâm Đông Nam Á của của khu vực Hồ Chí Minh, Bình Dương, ước mơ đưa được sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu tái tạo, bền vững với môi trường, giải quyết các nhu cầu cần thiết hàng ngày là hướng đi thật đáng khích lệ góp phần đưa được trí tuệ và khéo léo từ bàn tay người Việt đi xa hơn, làm đẹp nhiều không gian sống khắp nơi trên bề mặt địa cầu.