“Vượt bão” đại dịch, ngành Công Thương “về đích” vượt mức nhiều chỉ tiêu

Đối diện với những khó khăn chưa từng có của dịch bệnh Covid-19, cùng cả nước, ngành Công Thương đã tích cực, chủ động và sáng tạo trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, bảo đảm lưu thông, cung ứng kịp thời hàng hóa thiết yếu, đẩy mạnh xuất nhập khẩu và đã đạt được những kết quả quan trọng, tích cực.
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2021 Ngành Công Thương: Không chấp nhận phương thức tăng trưởng thiếu tính bền vững

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 ngành Công Thương, sáng 9/1.

“Vượt bão” đại dịch, ngành Công Thương “về đích” vượt mức nhiều chỉ tiêu
“Vượt bão” đại dịch, ngành Công Thương “về đích” vượt mức nhiều chỉ tiêu

Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chỉ rõ: "Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định: Đến năm 2025, Việt Nam là nước có công nghiệp theo hướng hiện đại, đến năm 2030 là nước có công nghiệp hiện đại, tạo tiền đề quan trọng để đến năm 2045 (kỷ niệm 100 năm thành lập nước), Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Trong đó Ngành Công Thương được trao sứ mệnh quan trọng để thực hiện khát vọng hùng cường, thịnh vượng của đất nước".

“Vượt bão” đại dịch, ngành Công Thương “về đích” vượt mức nhiều chỉ tiêu
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội nghị

Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức; đặc biệt là tác động nghiêm trọng, chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra.

Song với sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, quyết liệt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc kịp thời, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, cùng với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, sự hỗ trợ hiệu quả của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, thác thức thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống đại dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với cả nước, ngành Công Thương đã tích cực, chủ động và sáng tạo trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, bảo đảm lưu thông, cung ứng kịp thời hàng hóa thiết yếu, đẩy mạnh xuất nhập khẩu và đã đạt được những kết quả quan trọng, tích cực.

Những nỗ lực của Bộ Công Thương đã mang lại kết quả tích cực cho toàn ngành. Cụ thể, sản xuất công nghiệp tiếp tục được mở rộng và duy trì mức tăng trưởng gần 5%, cao hơn cùng kỳ năm trước; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%, tiếp tục khẳng định vai trò động lực cho tăng trưởng của toàn Ngành, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.

Ngành điện đã đảm bảo tốt cân đối điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt của người dân; đưa vào vận hành 8 dự án nguồn điện với tổng công suất gần 4.350 MW; đặc biệt, đã thực hiện giảm giá điện, giảm tiền điện lớn chưa từng có cho nhiều đối tượng khách hàng (5 đợt với số tiền gần 17.000 tỷ đồng).

Ngành dầu khí về đích trước kế hoạch, đóng góp cao nhất cho ngân sách với 75,4 nghìn tỷ đồng, vượt 21% kế hoạch. Ngành than cũng đã nỗ lực vượt qua khó khăn cơ bản hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm 2021.

“Bên cạnh đó, xuất, nhập khẩu đạt kỷ lục gần 670 tỷ USD, tăng gần 23% so với năm trước, trở thành điểm sáng của nền kinh tế và đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế; trong đó xuất khẩu có sự bứt phá ngoạn mục, tăng trên 19% (vượt 15% so với kế hoạch), duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp với mức thặng dư trên 4 tỷ USD” – Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Năm 2021, mặc dù dịch bệnh khiến chuỗi cung ứng hàng hoá có thời điểm bị đứt gãy, song với sự nỗ lực của Bộ, cùng sự phối hợp của các Bộ ngành, đoàn thể, địa phương, doanh nghiệp… cung cầu hàng hóa đã được bảo đảm, chuỗi cung ứng trong và ngoài nước cơ bản được giữ vững, cung ứng đầy đủ, kịp thời các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân với giá cả tương đối ổn định. Đồng thời, khai thác có hiệu quả các hình thức thương mại, các loại thị trường, góp phần tiêu thụ hàng chục triệu tấn nông sản tới vụ cho nông dân với giá cả hợp lý trong hoàn cảnh giãn cách xã hội.

Thương mại điện tử phát triển mạnh, trở thành động lực tăng trưởng mới, góp phần quan trọng trong việc chống đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa và thúc đẩy xuất khẩu. Công tác quản lý nhà nước về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quản lý thị trường và phòng vệ thương mại được quan tâm, triển khai thực hiện toàn diện, hiệu quả, góp phần bảo vệ, hỗ trợ thị trường trong nước phát triển lành mạnh và bảo vệ quyền, lợi ích của quốc gia, dân tộc trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

“Vượt bão” đại dịch, ngành Công Thương “về đích” vượt mức nhiều chỉ tiêu
Hội nghị nhận được sự quan tâm của các Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội...

Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực được tổ chức triển khai đồng bộ, kịp thời, đóng góp tích cực vào thành tích chung của toàn ngành. Đơn cử, công tác quản lý, đảm bảo trật tự thị trường, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên thị trường nội địa được củng cố. Trong năm 2021, lực lượng QLTT phát hiện xử lý 41.375 vụ vi phạm; ước thu nộp ngân sách gần 430 tỷ đồng; tăng cường kiểm soát các hoạt động kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; chất lượng và giá sản phẩm, an toàn thực phẩm…

Công tác quản lý nhà nước về phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ được triển khai đồng bộ, toàn diện, góp phần thực hiện chủ trương tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, đảm bảo phát triển các ngành sản xuất trong nước.

Công tác hội nhập kinh tế quốc tế được tăng cường; phát huy hiệu quả thực thi các Hiệp định thương mại tự do trong bối cảnh dịch COVID-19 (xuất khẩu sang thị trường EVFTA tăng 14,2%, UKVFTA tăng 15,4%...); cùng các đối tác đưa Hiệp định RCEP vào thực thi từ tháng 01/2022, qua đó tạo lập một khu vực thị trường mới, lớn, ổn định lâu dài cho các doanh nghiệp.

Song song với đó, công tác xúc tiến thương mại được cải thiện, các hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường số được đẩy mạnh. Công tác quản lý cụm công nghiệp và khuyến công quốc gia được triển khai đồng bộ, hiệu quả; các hoạt động phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, kết nối giao thương tại các địa phương được đẩy mạnh, góp phần phát triển công nghiệp và thương mại tại các địa phương...

Nhận diện rõ ràng thách thức

Cùng với những điểm sáng, trong bài phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại hạn chế của ngành Công Thương. Đơn cử, đại dịch Covid- 19 đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung của sản xuất công nghiệp. Năng lực sản xuất công nghiệp chậm được cải thiện, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp có tính nền tảng, then chốt. Mức độ liên kết và hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và giữa các ngành còn hạn chế; liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước còn yếu.

“Vượt bão” đại dịch, ngành Công Thương “về đích” vượt mức nhiều chỉ tiêu
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh chỉ rõ những hạn chế của ngành Công Thương

Mặc dù xuất khẩu tăng mạnh nhưng mức độ phụ thuộc vào khu vực FDI lại tăng lên so với những năm gần đây. Giá trị gia tăng trong xuất khẩu chưa được như mong muốn. Tốc độ đa dạng hoá thị trường ở một số sản phẩm (như rau quả) còn chậm, chưa có khả năng đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng của các thị trường, chưa tận dụng tốt các ưu đãi thuế quan từ các FTA đã ký kết. Một số nông sản quá dựa vào hình thức trao đổi cư dân nên luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ách tắc kéo dài tại cửa khẩu. Năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam, đặc biệt là DNNVV, chưa cao.

“Dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến các hoạt động dịch vụ và làm giảm cầu tiêu dùng hàng hóa trong nước khiến doanh thu bán lẻ trong nước đạt thấp. Trật tự thị trường mặc dù được tăng cường kiểm soát nhưng tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại (kể cả trên môi trường internet) vẫn còn diễn biến phức tạp” – Thứ trưởng Khánh nêu rõ.

Ngoài ra, công tác theo dõi, đánh giá và triển khai thực thi các cam kết hội nhập bước đầu đã có những đổi mới song vẫn còn những hạn chế. Sự chủ động và năng lực tham gia hội nhập của các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là DNVVN chưa cao. Công tác cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách hành chính còn chậm đổi mới; Công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu tái cơ cấu và phát triển ngành theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhìn nhận: "Những tồn tại, hạn chế nêu trên có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng nguyên nhân chính là do dịch COVID-19 diễn biến nhanh, phức tạp, ảnh hưởng lớn đến phát triển của ngành. Bên cạnh đó, có sự bất cập từ chính nội tại của ngành trong nhiều năm qua, nay bộc lộ rõ nét hơn dưới tác động của dịch COVID-19. Cần nhìn nhận một cách thẳng thắn, cầu thị các hạn chế này để nghiêm túc rút kinh nghiệm và có các giải pháp để khắc phục kịp thời, tạo sự chuyển biến thực chất và mạnh mẽ hơn trong thời gian tới".

8 giải pháp cho mục tiêu năm 2022

Năm 2022 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, được xác định là năm bản lề, tạo nền tảng thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2025, trong bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước được dự báo tiếp tục có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Để góp phần đạt tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước năm 2022 ở mức 6- 6,5%, ngành Công Thương phấn đấu đạt các chỉ tiêu sau: chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 7-8 %; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6-8%; cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 7-8%; tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu tăng 7,88%; điện thương phẩm tăng 7,1 -9,1%.

“Vượt bão” đại dịch, ngành Công Thương “về đích” vượt mức nhiều chỉ tiêu
“Vượt bão” đại dịch, ngành Công Thương “về đích” vượt mức nhiều chỉ tiêu
“Vượt bão” đại dịch, ngành Công Thương “về đích” vượt mức nhiều chỉ tiêu
Các địa phương tham gia hội nghị dưới hình thức trực tuyến

Để thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022 được Quốc hội và Chính phủ giao, Bộ Công Thương xác định sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như.

Một là, tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Hai là, chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng thể chế.

Ba là, khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động và tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong Chương trình tổng thể phòng, chống đại dịch COVID-19; Chương trình phục hồi, phát triển KTXH và Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công các Chương trình, nhiệm vụ đã đề ra.

Bốn là, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cơ cấu lại ngành Công Thương dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Năm là, chủ động tham mưu tổng kết việc thực hiện các mục tiêu về CNH, HĐH; đánh giá, làm rõ những ưu điểm, hạn chế trong mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; từ đó có chủ trương, chính sách phù hợp nhằm kết nối chặt chẽ giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy phát triển kỹ năng quản trị, chuyển giao công nghệ, hình thành các chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu và cụm liên kết ngành, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt và năng lực tự chủ của nền kinh tế.

Sáu là, tập trung thực hiện đồng bộ và triển khai hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực, đẩy mạnh việc đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, cơ cấu lại các ngành hàng xuất khẩu hiệu quả; nâng cao chất lượng hàng hóa theo hướng đáp ứng các quy định về TBT, SPS, yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường, chất lượng sản phẩm và quy tắc xuất xứ hàng hóa. Chú trọng quản lý nhập khẩu.

Bảy là, phát triển mạnh thương mại nội địa để khai thác có hiệu quả thị trường gần 100 triệu dân với sự gia tăng cao của tầng lớp trung lưu. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử để khai thác có hiệu quả hơn sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng số hóa nền kinh tế; tăng cường hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, cạnh tranh không bình đẳng, phòng vệ thương mại... bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp.

Tám là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục đổi mới lề lối, phương thức làm việc, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; chủ động phối hợp xử lý công việc gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống.

Nhóm phóng viên
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

JBIC mong muốn tham gia các dự án chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

JBIC mong muốn tham gia các dự án chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Chiều 3/10, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã tiếp xã giao Giám đốc khu vực châu Á- Thái Bình Dương Ngân hàng JBIC.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với phái đoàn EU và Đại sứ quán Anh về JETP

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với phái đoàn EU và Đại sứ quán Anh về JETP

Chiều 3/10 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã làm việc với Phái đoàn Liên minh châu Âu và ĐSQ Anh tại Việt Nam về triển khai JETP.
Kết nối giao thương, mở rộng thị trường xuất khẩu tại Colombia và Chile

Kết nối giao thương, mở rộng thị trường xuất khẩu tại Colombia và Chile

Lần đầu tiên, đoàn doanh nghiệp Việt Nam quy mô tham dự các hoạt động kết nối giao thương với doanh nghiệp, nhà phân phối của Colombia và Chile.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tiếp Thủ hiến bang Niedersachsen (Đức)

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tiếp Thủ hiến bang Niedersachsen (Đức)

Chiều 2/10, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã tiếp ông Stephan Weil, Thủ hiến bang Niedersachsen – Cộng hòa Liên bang Đức tại Trụ sở Bộ Công Thương.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng khuyến nghị 6 giải pháp cho 5 thành phố phát triển công nghiệp, thương mại

Thứ trưởng Phan Thị Thắng khuyến nghị 6 giải pháp cho 5 thành phố phát triển công nghiệp, thương mại

Tại Hội nghị ngành Công Thương 5 thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ VI năm 2023, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đã khuyến nghị 6 nội dung phát triển ngành.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tiếp đoàn Nghị sĩ quốc hội CHLB Đức

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tiếp đoàn Nghị sĩ quốc hội CHLB Đức

Ngày 29/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân tiếp và làm việc với đoàn Nghị sĩ quốc hội CHLB Đức, Chủ tịch Hội nhịp cầu châu Á Andreas Scheuer.
Colombia là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Colombia là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh Colombia là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh.
Tuần hàng Việt Nam tại Pháp: Cơ hội mới cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường châu Âu

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp: Cơ hội mới cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường châu Âu

Tuần hàng Việt Nam vừa được tổ chức tại hệ thống siêu thị System U với 1.500 cơ sở trên nước Pháp, là cơ hội mới tiếp cận thị trường châu Âu cho doanh nghiệp.
Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tại Brazil: Thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế, thương mại song phương

Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tại Brazil: Thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế, thương mại song phương

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tham dự nhiều hoạt động quan trọng với Chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp tại Brazil.
Chuỗi hoạt động tại Hoa Kỳ của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Mở rộng cánh cửa hợp tác kinh tế, thương mại

Chuỗi hoạt động tại Hoa Kỳ của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Mở rộng cánh cửa hợp tác kinh tế, thương mại

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tham dự nhiều hoạt động quan trọng với Chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp tại Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) Gina Raimondo

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) Gina Raimondo

Chiều ngày 19/9, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc làm việc với Bà Gina Raimondo, Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC).
Tăng cường phối hợp về công tác đảng giữa Bộ Công Thương và Đảng uỷ Khối

Tăng cường phối hợp về công tác đảng giữa Bộ Công Thương và Đảng uỷ Khối

Đây là nội dung Quy chế phối hợp giữa Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và Đảng uỷ Khối Các cơ quan Trung ương tại TP Hồ Chí Minh.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải dự Khai mạc Triển lãm VIETBUILD Hà Nội 2023 lần thứ 2

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải dự Khai mạc Triển lãm VIETBUILD Hà Nội 2023 lần thứ 2

Sáng 20/9, Triển lãm VIETBUILD Hà Nội 2023 đã khai mạc tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tham dự Lễ khai mạc.
Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu: Bộ Công Thương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu: Bộ Công Thương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

Bộ Công Thương đã triển khai quyết liệt các biện pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn về thị trường, bao gồm cả thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước.
Tạo xung lực mới trong hợp tác giữa Việt Nam với Mozambique và Nam Phi

Tạo xung lực mới trong hợp tác giữa Việt Nam với Mozambique và Nam Phi

Hiện thực hóa các biện pháp cụ thể nhằm đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Mozambique và Nam Phi phát triển lên tầm cao mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tới Hoa Kỳ dự kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tới Hoa Kỳ dự kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tới Hoa Kỳ dự Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 78 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam - Nam Phi

Tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam - Nam Phi

Hai nước có nhiều tiềm năng để tiếp tục mở rộng quy mô thương mại song phương, bởi cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Nam Phi có tính bổ sung cho nhau.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc liên tiếp đạt kỷ lục mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc liên tiếp đạt kỷ lục mới

Hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư tăng trưởng tích cực và liên tiếp đạt kỷ lục mới, Trung Quốc nhiều năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Bộ Công Thương: Kiểm tra công tác phòng chống thiên tai tại tỉnh Đồng Nai

Bộ Công Thương: Kiểm tra công tác phòng chống thiên tai tại tỉnh Đồng Nai

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc, kiểm tra công tác phòng chống thiên tai tại tỉnh Đồng Nai và kiểm tra hiện trường Công ty Thủy điện Trị An.
TP. Hồ Chí Minh kết nối doanh nghiệp tới các thị trường trọng điểm và tiềm năng

TP. Hồ Chí Minh kết nối doanh nghiệp tới các thị trường trọng điểm và tiềm năng

TP. Hồ Chí Minh sẽ tập trung tổ chức thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến xuất khẩu hướng tới các thị trường trọng điểm và các thị trường mới, tiềm năng.
Diễn đàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: Tăng cường kết nối về công nghiệp và năng lượng

Diễn đàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: Tăng cường kết nối về công nghiệp và năng lượng

Chiều 13/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Diễn đàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.
Viet Nam International Sourcing: Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Viet Nam International Sourcing: Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Diễn đàn xuất khẩu 2023 cung các sự kiện, hội thảo nhằm hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp trong nỗ lực tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải tham dự Triển lãm công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Đà Nẵng 2023

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải tham dự Triển lãm công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Đà Nẵng 2023

Hơn 120 doanh nghiệp tham gia Hội chợ triển lãm công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Đà Nẵng. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải dự lễ khai mạc Hội chợ.
Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế có tân Phó Chánh Văn phòng

Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế có tân Phó Chánh Văn phòng

Ngày 11/9/2023, tại Hà Nội, Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế tổ chức trao Quyết định bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng.
Bộ Công Thương chủ động, tích cực trong phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương chủ động, tích cực trong phát triển nhiên liệu sinh học

Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã chủ động, tích cực triển khai các hoạt động liên quan đến phát triển nhiên liệu sinh học tại Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động