Vươn ra ‘biển lớn’: Lời giải nào cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam?

Để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam không bị lép vế trong chuỗi cung ứng mới trên “sân nhà” và trên thị trường toàn cầu thì vẫn còn nhiều việc phải làm.
Nhiều ông lớn “đổ bộ”, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cần tiếp sức Thu hút vốn FDI vào sản xuất công nghiệp hỗ trợ: Làm sao hiệu quả? Tại thị trường trong nước, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cũng gặp nhiều thách thức

Khó tránh những bất lợi

Chỉ ra những hạn chế của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, TS. Trần Thị Mai Thành, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ, hiện khả năng tham gia cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp FDI của doanh nghiệp nội địa Việt Nam rất yếu, đặc biệt cung ứng cho các tập đoàn lớn, không thể hiện được lợi thế cạnh tranh.

Vươn ra ‘biển lớn’: Lời giải nào cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam?
Sự tham gia mạnh của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước vào các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu cần được cải thiện rõ nét hơn nữa.

“Trong khi 90% doanh nghiệp FDI tại các nước như Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan sử dụng nguồn đầu vào trong nước thì ở Việt Nam con số này chỉ khoảng 60%. Bên cạnh đó, có 30% các doanh nghiệp FDI hoàn toàn xuất khẩu, không cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước vì thế không có bất kỳ cơ sở nào để hình thành liên kết chuỗi giá trị trong nước” - TS. Trần Thị Mai Thành nêu.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, một số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước đã nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tăng năng suất và hiệu quả, cắt giảm chí phí giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, trở thành nhà cung ứng trực tiếp với các nhà sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh và các tập đoàn đa quốc gia; tham gia mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Hoạt động công nghiệp hỗ trợ ngày càng phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước, tỷ lệ nội địa hóa được nâng cao trong nhiều ngành sản xuất như ngành dệt may - da giày đạt 45-50%, cơ khí chế tạo đạt hơn 30%.

Tuy vậy, Bộ Công Thương cũng nhìn nhận, việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, nhất là trong phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn còn những tồn tại, hạn chế.

Cụ thể, hiệu quả triển khai các chính sách ưu đãi còn hạn chế; việc phổ biến, tuyên truyền về các chính sách ưu đãi đến cộng đồng các doanh nghiệp còn hạn chế và chưa được thực hiện thường xuyên, trên phạm vi rộng. Sự hiểu biết của một bộ phận doanh nghiệp về các quy định chính sách của Nhà nước còn hạn chế.

Nguyên nhân do đặc thù của sản xuất công nghiệp hỗ trợ và xuất phát điểm thấp, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được các điều kiện để hưởng chính sách ưu đãi. Một số điều kiện để hưởng ưu đãi khá ngặt nghèo, chưa thực sự phù hợp trong quá trình thực thi chính sách.

Một bộ phận doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chưa quan tâm, chủ động tìm hiểu và nắm bắt thông tin về các chính sách ưu đãi, hỗ trợ; nguồn lực hạn chế nên thường không có bộ phận chuyên trách để nghiên cứu, tìm hiểu các chính sách ưu đãi...

Theo Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA), thời gian qua, Việt Nam liên tục đón các doanh nghiệp FDI đề nghị hỗ trợ kết nối và xây dựng chuỗi cung ứng, trong đó có các doanh nghiệp đầu chuỗi từ châu Âu, châu Mỹ hay một loạt nhà cung ứng cấp 1 của Apple. Đặc biệt, các “ông lớn” này không chỉ đặt vấn đề tìm kiếm một, hai nhà cung cấp mà đều muốn tiếp cận theo chuỗi, xây dựng hệ sinh thái sản phẩm hỗ trợ tại Việt Nam. Đây rõ ràng là kỳ vọng để doanh nghiệp Việt phát triển, có vị trí then chốt hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu với những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn.

Tuy nhiên, ông Phạm Tuấn Anh – Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) chỉ ra, mối lo hiện hữu khi kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa còn lỏng lẻo, hạn chế tác động lan tỏa giữa khu vực FDI và khu vực kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh, năng lực tổ chức quản lý, trình độ công nghệ của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của các tập đoàn đa quốc gia hoặc các doanh nghiệp đầu chuỗi.

Liên kết là con đường ngắn nhất

Theo các chuyên gia kinh tế, có một thực tế, những chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu đều được dẫn dắt bằng những tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp nào đi sau muốn nhập cuộc phải tham gia vào chuỗi này. Vì vậy, con đường ngắn nhất để doanh nghiệp Việt Nam tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu chính là liên kết với các công ty đa quốc gia. Việc liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia được cho là con đường ngắn nhất để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ở góc độ cơ quan hoạch định chính sách, ông Phạm Tuấn Anh cũng nhìn nhận, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn khó “đặt chân” vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Để ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia sâu hơn, nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trong thời gian tới cần thúc đẩy tăng cường liên kết, nâng cao sự vững chắc trong chuỗi cung ứng cho những ngành sản xuất chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, điện tử… Cùng với đó, cần phải hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật làm nền tảng, tạo động lực phát triển công nghiệp.

Bộ Công Thương cũng lưu ý mức độ liên kết và hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và giữa các ngành còn hạn chế. Liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước còn chậm nên chưa thúc đẩy phát triển kỹ năng quản trị, chuyển giao công nghệ, hình thành các chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu và cụm liên kết ngành. Sự tham gia mạnh của các doanh nghiệp trong nước vào các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu chưa được cải thiện rõ nét.

Hơn thế nữa, điều cần làm là tiếp tục hợp tác với các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lớn trong và ngoài nước cùng các tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy liên kết với các doanh nghiệp trong nước và nâng cao năng lực cho các nhà cung ứng nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Liên quan đến nội dung này, TS. Trương Thị Chí Bình- Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cho hay, đây là thời điểm cần có sự đầu tư tốt hơn nữa cho lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nội địa. Bởi vì khi làm việc với các đối tác lớn của nước ngoài, họ đặt ra yêu cầu về dây chuyền sản xuất là rất cao. Còn nếu chỉ làm ODM (nhà sản xuất thiết kế gốc) vẫn đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sản phẩm hay linh kiện hoàn chỉnh, nên cũng cần đầu tư mới rất cao. Trong khi đó, việc đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn cực kỳ khó khăn, họ rất cần được hỗ trợ lãi suất vay, đây là điều mà doanh nghiệp băn khoăn nhất.

Mặt khác, theo TS Bình, các địa phương cũng có thể hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ lãi suất vay cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chứ không thể chỉ chăm chăm trông chờ từ khâu chính sách của Chính phủ.

Ngoài ra, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cho rằng nếu như chỉ chờ các doanh nghiệp FDI chiếu cố cho doanh nghiệp Việt để làm, chúng ta sẽ mãi chỉ làm được những linh kiện lặt vặt bên ngoài. Cho nên, nếu có thể được, các doanh nghiệp Việt cần ngồi đàm phán với họ. Hoặc với những công ty mới đầu tư vào Việt Nam, rất cần nắm bắt nhu cầu trước của họ nhằm chuẩn bị nếu không sẽ không kịp. Và cũng để tránh khi vào Việt Nam thì chuỗi cung ứng mới của các doanh nghiệp FDI đã có sẵn rồi.

Với những giải pháp nêu trên, cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng chính sách ưu đãi mới sẽ tạo “cú hích” cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, tiếp cận nguồn vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh... Đồng thời, với cơ chế của Nhà nước mở ra, doanh nghiệp cũng cần thay đổi tư duy, hướng tiếp cận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá chuyển dịch từ phát triển nền công nghiệp phụ thuộc gia công, lắp ráp sang chủ động, sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh. Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với khu vực FDI và thị trường toàn cầu nhằm tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định tự do thương mại, đưa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Duy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam đã giới thiệu nhiều dòng máy bay không người lái (UAV).
Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Tập đoàn Công nghiệp và Viễn thông Quân đội Viettel, trực thuộc Bộ Quốc phòng, đã giới thiệu một sản phẩm quân sự đột phá – hệ thống "người lính tương lai".
Triển lãm Quốc phòng 2024:

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Tổ hợp phòng không chống UAV “Lá chắn Rồng” và hệ thống radar cảnh giới, điều khiển hỏa lực “Wisdom Eye” của OSB Hightech đã thu hút sự chú ý đặc biệt.
Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn xuất hiện và gây sự chú ý lớn cho các chuyên gia quốc tế.
Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, Bộ Công an đã mang đến nhiều phương tiện đặc chủng hiện đại.
Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút hàng nghìn đại biểu và khách mời, sân bay Gia Lâm chật kín khách tham quan trong và ngoài nước.
Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Chính sách công nghiệp quốc gia không chỉ tập trung phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mà còn là công cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Theo Apatit Lào Cai, đến năm 2040 quặng Apatit loại I, II, III sẽ không còn cho nhu cầu sản xuất của các đơn vị trong Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem).
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Tổng cục Công nghiệp quốc phòng Việt Nam gây ấn tượng với dàn UAV, tàu quân sự, các loại súng do chính người Việt chế tạo khiến khách tham quan rất tự hào.
Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sáng 20/12 tại Lào Cai, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Quy hoạch khoáng sản Quốc gia, đảm bảo sản xuất xanh.
Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Lục quân và Bộ Quốc phòng Malaysia công nhận các sản phẩm thông tin quân sự của Viettel đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe để cung cấp cho Lục quân Malaysia.
Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Dễ phát tán, nhưng lại khó kiểm soát, các tác nhân CBRN không chỉ đe dọa sức khỏe con người, cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến môi trường.
Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Viettel, với vai trò tiên phong trong lĩnh vực công nghệ quân sự tại Việt Nam, đã không ngừng nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ cao.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 ghi nhận một bước tiến quan trọng trong ngành hàng không Việt Nam, khi máy bay huấn luyện TP-150 lần đầu tiên ra mắt.
Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Trưng bày tại không gian ngoài trời rộng lớn, quân đội Mỹ đem đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 5 loại vũ khí với nhiều điểm đáng chú ý.
Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngày 19/12, Bộ Công Thương và Công ty Ôtô Toyota Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ tổng kết Chương trình hỗ trợ, tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Công Thương đã và đang chủ động nâng cao năng lực, phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân.
Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Đẩy mạnh sản xuất ô tô điện không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu của Việt Nam tại COP 26 mà còn là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước.
Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, lãnh đạo Airbus đã chia sẻ về vai trò ngày càng tăng của tập đoàn trong lĩnh vực quốc phòng của Việt Nam.
Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm

Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm

Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã để lại dấu ấn quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hóa chất trong năm 2024.
Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp.
Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Ngày 17/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không nhằm phát triển mạng lưới chuỗi sản xuất, cung ứng tiêu dùng bền vững.
Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Cuối năm, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang tận dụng thời gian vàng, tập trung nguồn lực tăng tốc sản xuất, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho năm mới.
Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững là bắt buộc nhưng để tuân thủ, doanh nghiệp da giày đối mặt với nhiều thách thức.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động