Vùng duyên hải miền Trung: Lộ trình… cất cánh

Tại Diễn đàn liên kết kinh tế miền Trung trong tháng 8/2014, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Vùng duyên hải miền Trung có vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, chiến lược quan trọng của quốc gia, là cửa ngõ hướng ra Biển Đông trong giao thương với khu vực và thế giới...
Một góc TP. Đà Nẵng ngày nay

Một góc TP. Đà Nẵng ngày nay

CôngThương - Liên kết- vượt qua lợi ích cục bộ

Hầu như tất cả các diễn đàn đều có chung nhận định, hạn chế lớn nhất của các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung là thiếu sự liên kết, nguyên nhân chính do các tỉnh có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển công nghiệp, kinh tế biển và du lịch- dịch vụ nên dẫn đến sự cạnh tranh về chính sách thu hút đầu tư, gây bất lợi cho lợi ích chung của vùng cũng như cho từng tỉnh, thành phố. Các chuyên gia kinh tế gọi đó là “những xung đột mang tính lợi ích cục bộ”, khi tỉnh nào cũng đều ưu tiên tập trung phát triển cảng biển, sân bay, khu kinh tế…

Thấy được sự hạn chế đó, lãnh đạo các tỉnh, thành phố miền Trung đã liên tiếp ký kết nhiều văn bản hợp tác phát triển với nhau. Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Phùng Tấn Viết khẳng định: Đà Nẵng tích cực triển khai thực hiện các cam kết về hợp tác, liên doanh, liên kết phát triển, hướng đến xây dựng một không gian kinh tế thống nhất trong toàn vùng, cùng phát triển, các bên cùng có lợi. Ông Lê Viết Chữ- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi- nhận xét: Hy vọng mối quan hệ hợp tác và sự liên kết giữa tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương trong vùng duyên hải miền Trung sẽ phát huy hiệu quả, đưa miền Trung trở thành khu vực phát triển năng động, bền vững.

Không chỉ bằng lời nói, thực tiễn thời gian gần đây, nhiều tỉnh, thành phố miền Trung đã bỏ qua lợi ích cục bộ, lựa chọn những “mũi nhọn” kinh tế phù hợp với địa phương mình. Như Khánh Hòa chọn phát triển cảng- du lịch đẳng cấp cao. Đà Nẵng đã từ chối các dự án đầu tư tiêu tốn năng lượng, gây ô nhiễm, trong đó có cả dự án tỷ USD để giữ mục tiêu là “Thành phố đáng sống”. Thừa Thiên Huế hướng đến một thành phố lễ hội, thân thiện với môi trường...

Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế toàn vùng đạt khoảng 8%/năm giai đoạn 2011- 2015 và khoảng 9%/năm giai đoạn 2016-2020, miền Trung cần rất nhiều các giải pháp đồng bộ, sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương, huy động hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp trong và ngoài nước, sức mạnh của toàn dân đối với miền Trung...

Sự chuyển mình tích cực

Được xem là “đầu tàu” của miền Trung, Đà Nẵng hướng đến việc trở thành trung tâm dịch vụ đẳng cấp quốc tế, một thành phố hiện đại, thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về vận tải trong nước và quốc tế, nâng cấp sân bay Đà Nẵng thành cảng hàng không quốc tế với lưu lượng 6 triệu khách/năm vào năm 2020; tập trung phát triển các ngành, công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường...

Thừa Thiên Huế gắn phát triển công nghiệp với cảng biển, du lịch- dịch vụ cao cấp. Quảng Nam với Khu kinh tế mở Chu Lai, Hội An; Quảng Ngãi có Khu kinh tế Dung Quất; Bình Định mở Khu kinh tế Nhơn Hội; Quảng Trị thay đổi diện mạo Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo; Quảng Bình mở Khu kinh tế- cảng biển Hòn La... Hay như Ninh Thuận đang tập trung vào các khâu đột phá, chẳng hạn như thuê Tập đoàn Monitor (Mỹ) và Tập đoàn Arup (Anh) quy hoạch tổng thể đến năm 2020 xây dựng Ninh Thuận trở thành “Điểm đến Việt Nam trong tương lai”...

Hướng đến kinh tế biển

Lâu nay, các tỉnh duyên hải miền Trung dù xây dựng nhiều mô hình khác nhau nhưng có điểm chung là phần lớn đều hướng về kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

PGS.TS.Trần Đình Thiên- Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam- cho rằng: Miền Trung chọn biển làm lối thoát cho mình, đúng đắn về thời đại, đồng thời phù hợp với sứ mệnh lịch sử Tổ quốc giao. Ngư dân miền Trung đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, như việc đánh bắt cá ngừ đại dương từ sơ chế thủ công đã phát triển bằng công nghệ cao với sự hỗ trợ của Nhật Bản; tàu thuyền được đầu tư lớn, đủ lực vươn khơi và bám biển dài ngày; các cơ sở hậu cần nghề cá đang từng bước phát triển theo, đủ mạnh để hỗ trợ ngư dân bám biển đạt hiệu quả khai thác cao...

Xác định vị trí quan trọng của “khúc ruột miền Trung”, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế toàn vùng đạt khoảng 8%/năm giai đoạn 2011- 2015 và khoảng 9%/năm giai đoạn 2016-2020, miền Trung cần rất nhiều các giải pháp đồng bộ, sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương, huy động hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp trong và ngoài nước, sức mạnh của toàn dân đối với miền Trung... Theo ông Vương Đình Huệ- Trưởng Ban Kinh tế Trung ương- trong thời gian tới, cần phải tạo lập thể chế kinh tế ưu đãi để miền Trung thực sự trở thành động lực lan tỏa vùng ngoại vi và cả nước. Bên cạnh đó, cần xây dựng thể chế kinh tế hiện đại, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế cho các khu kinh tế để tạo cực tăng trưởng và thể nghiệm thể chế mới.

Ông Võ Đại Lược- Giám đốc Trung tâm Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương- đưa ra đề xuất mang tính đột phá: Nên cho phép vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có một số quy chế đặc thù vượt trội so với cả nước. Cụ thể, đất đai, các vịnh, cảng biển, bãi tắm... miền Trung là những tài sản quý giá nhất và nên sử dụng theo hướng mở cửa. Các tỉnh miền Trung có thể phát triển đô thị theo hướng xây dựng các đô thị hiện đại, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước.

Nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định: Trong lộ trình từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, thực hiện chiến lược kinh tế biển ở vùng duyên hải miền Trung cần tập trung vào 3 nhóm ngành kinh tế chính: Ngư nghiệp (đánh bắt và chế biến hải sản); du lịch biển đảo (gắn với du lịch văn hóa lịch sử) và khu kinh tế ven biển (gắn với ưu thế về cảng biển).

Với những chính sách hiệu quả và sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ, hy vọng  miền Trung sẽ có những bước đột phá lớn phát triển kinh tế- xã hội trong tương lai gần!

Trần Minh Tích

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn số 1817/BCT-CTĐP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

UBND tỉnh Đồng Nai mới ban hành quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Sở Công Thương Cao Bằng đề nghị các đơn vị trong tỉnh phối hợp rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công năm 2024, 2025.
Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?

Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?

UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hà Nội tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội, dự kiến vào ngày 17/5 với khoảng 550 đại biểu tham dự.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Kạn ban hành Kế hoạch sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh 2024

Bắc Kạn ban hành Kế hoạch sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh 2024

UBND tỉnh Bắc Kạn vừa ban hành Kế hoạch số 92/KH-UBND về việc tổ chức bình chọn các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.
Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công

Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công

Hoạt động khuyến công đã giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn ở Thái Nguyên nâng cấp dây chuyền, máy móc thiết bị tiên tiến để thúc đẩy sản xuất...
Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, nhà đầu tư được hưởng nhiều quyền lợi nhưng cũng phải tuân thủ những trách nhiệm.
Cấp nào được quy định ngành nghề thu hút vào cụm công nghiệp?

Cấp nào được quy định ngành nghề thu hút vào cụm công nghiệp?

Theo Nghị định mới được ban hành, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.
Nghị định mới cho phát triển cụm công nghiệp

Nghị định mới cho phát triển cụm công nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định mới về cụm công nghiệp, kỳ vọng sẽ tháo gỡ những chồng chéo, tạo sự thông thoáng cho công tác quản lý, phát triển.
Nam Định khởi công cụm công nghiệp vốn đầu tư 600 tỷ đồng

Nam Định khởi công cụm công nghiệp vốn đầu tư 600 tỷ đồng

Ngày 15/3, Dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Giao Thiện với tổng vốn đầu tư khoảng 600 tỷ đồng đã được làm lễ khởi công.
Khuyến công Điện Biên trợ sức nâng cao năng lực chế biến quả mắc ca

Khuyến công Điện Biên trợ sức nâng cao năng lực chế biến quả mắc ca

Đề án nhóm “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến quả mắc ca” được khuyến công Điện Biên triển khai giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm này.
An Giang “mở cơ chế” thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp

An Giang “mở cơ chế” thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp

Bằng nhiều cơ chế, chính sách hấp dẫn, UBND tỉnh An Giang đang khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư hạ tầng, nhà đầu tư thứ cấp vào các cụm công nghiệp.
Khuyến công Vĩnh Long: Dấu ấn 10 năm triển khai

Khuyến công Vĩnh Long: Dấu ấn 10 năm triển khai

Gần 10 năm triển khai, công tác khuyến công của Vĩnh Long đã gặt hái được những kết quả quan trọng, góp sức phát triển ngành Công Thương của địa phương.
Đà Nẵng: Khuyến công thúc đẩy phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch

Đà Nẵng: Khuyến công thúc đẩy phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch

Công tác khuyến công tạo động lực hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn phát triển sản xuất công nghiệp, sản xuất các sản phẩm lưu niệm...
Đà Nẵng: Trao chứng nhận 18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Đà Nẵng: Trao chứng nhận 18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Chiều 29/2, Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng đã tôn vinh và trao giấy chứng nhận 18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố năm 2023.
Hà Nội: Tôn vinh 42 nghệ nhân ngành thủ công mỹ nghệ

Hà Nội: Tôn vinh 42 nghệ nhân ngành thủ công mỹ nghệ

Chiều 28/2, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Lễ phong tặng danh hiệu nghệ nhân Hà Nội năm 2023 ngành thủ công mỹ nghệ cho 42 cá nhân.
Yên Bái đến năm 2030 quy hoạch 25 cụm công nghiệp

Yên Bái đến năm 2030 quy hoạch 25 cụm công nghiệp

Đến năm 2030, tỉnh Yên Bái quy hoạch 25 cụm công nghiệp (bao gồm các cụm đã thành lập, hoạt động ở giai đoạn trước) với tổng diện tích 1.288,21 ha.
Đề án khuyến công điểm - “Cú huých” mạnh mẽ cho công nghiệp nông thôn

Đề án khuyến công điểm - “Cú huých” mạnh mẽ cho công nghiệp nông thôn

Do có quy mô lớn, thời gian thực hiện kéo dài, hiệu quả của đề án khuyến công điểm mang tính hệ thống, là cú huých mạnh mẽ cho ngành công nghiệp nông thôn.
Cục Công Thương địa phương: Nhiều nhiệm vụ lớn trong năm 2024

Cục Công Thương địa phương: Nhiều nhiệm vụ lớn trong năm 2024

Năm 2024, Cục Công Thương địa phương xác định triển khai sớm nhiều nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo tiến độ kế hoạch cũng như chất lượng công việc được giao.
Hà Nội: Tạo lực đẩy đủ mạnh cho làng nghề phát triển

Hà Nội: Tạo lực đẩy đủ mạnh cho làng nghề phát triển

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định công nhận 3 làng nghề Hà Nội và 11 làng nghề truyền thống Hà Nội.
Công Thương khối địa phương: Chung sức đẩy nhanh tăng trưởng ngành

Công Thương khối địa phương: Chung sức đẩy nhanh tăng trưởng ngành

Năm 2024, khối Công Thương địa phương tiếp tục chung sức thực hiện các giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng chung của ngành.
6 giải pháp lớn phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia

6 giải pháp lớn phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia

Trung tâm 1 đã đề xuất 6 giải pháp lớn, đồng thời đưa ra những khuyến nghị nhằm phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia.
Đà Nẵng: Thêm 7 đơn vị được khuyến công hỗ trợ kinh phí đổi mới máy móc, thiết bị

Đà Nẵng: Thêm 7 đơn vị được khuyến công hỗ trợ kinh phí đổi mới máy móc, thiết bị

Chương trình khuyến công "tiếp sức" cho doanh nghiệp Đà Nẵng vượt khó năm 2023 và tự tin đầu tư máy móc tiến tiến để bước vào năm 2024 với nhiều kỳ vọng mới.
18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Đà Nẵng năm 2023

18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Đà Nẵng năm 2023

18 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn đủ điều kiện và được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thành phố Đà Nẵng năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động