Vùng Đông Nam Bộ cần quyết liệt hơn trong thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long làm việc với các tỉnh thành Đông Nam Bộ về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy mạnh đầu tư công năm 2024.
Công điện của Thủ tướng về đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024 Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo 'nóng' đợt cao điểm giải ngân vốn đầu tư công

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công Đông Nam Bộ thấp hơn bình quân cả nước

Ngày 17/10, tại TP. Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dẫn đầu Tổ công tác số 3 (theo Quyết định số 1006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) làm việc với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh đầu tư công năm 2024.

Vùng Đông Nam Bộ cần quyết liệt hơn trong thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, chủ trì buổi làm việc với các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ. Ảnh: Dũng Phương

Theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 của 6 địa phương trong vùng Đông Nam Bộ gần 128.600 tỷ đồng. Trong đó, hơn 11.445 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương trong nước; gần 1.190 tỷ đồng vốn nước ngoài và hơn 115.949 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương.

Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Tài chính, tổng số vốn ước giải ngân đến 30/9/2024 của 6 địa phương trong vùng Đông Nam Bộ là hơn 45.594 tỷ đồng, đạt 35,46% kế hoạch (thấp hơn mức bình quân cả nước là 47,29%).

Liên quan đến những khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công của 6 địa phương trong vùng Đông Nam Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Nguyên nhân giải ngân chậm vẫn là do công tác tổ chức triển khai tại các địa phương còn nhiều bất cập. Đáng chú ý, trong một số thời điểm, tại một số dự án, một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quyết liệt, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao, chưa rõ nét.

Vùng Đông Nam Bộ cần quyết liệt hơn trong thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Dũng Phương

“Các khó khăn, vướng mắc của vùng Đông Nam Bộ cũng là khó khăn, vướng mắc chung của cả nước, đã được Bộ tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các phiên họp Chính phủ thường kỳ, Hội nghị của Thường trực Chính phủ về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2024”, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.

Tuy nhiên, nguyên nhân giải ngân chậm vẫn là do công tác tổ chức triển khai tại các địa phương còn nhiều bất cập; trong một số thời điểm, tại một số dự án, một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quyết liệt, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao, chưa rõ nét.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ báo cáo với Phó Thủ tướng Lê Thành Long và Tổ công tác về tình hình giải ngân vốn đầu tư công; những khó khăn, vướng mắc và những nguyên nhân dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công chậm so với kế hoạch.

Về phía địa phương, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh được giao kế hoạch vốn là 79.263 tỷ đồng, tính đến nay, đã giải ngân 16.871 tỷ đồng (đạt 21,29%). Đồng thời nhìn nhận, tỷ lệ này thấp so với kế hoạch của thành phố và mức trung bình chung của cả nước.

Vùng Đông Nam Bộ cần quyết liệt hơn trong thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Dũng Phương

Lý giải nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công còn rất thấp, người đứng đầu chính quyền TP. Hồ Chí Minh cho biết, do đặc thù thành phố có vốn lớn và được đưa vào kế hoạch 2 kỳ. Mặt khác, đầu kỳ trung hạn, Thủ tướng Chính phủ giao cho Thành phố 142.000 tỷ đồng; đến năm 2023, thành phố đề xuất và mở rộng thêm 107.000 tỷ đồng, nâng tổng vốn trung hạn gần 250.000 tỷ đồng.

Theo đó, số lượng vốn tăng hơn 100.000 tỷ đồng nằm ở năm 2023, đến cuối năm 2023 mới triển khai các kế hoạch chuẩn bị đầu tư, nguồn vốn lớn và bố trí chậm trong trung hạn dẫn đến chuẩn bị đầu tư cũng chậm.

Cũng theo Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, thủ tục chuẩn bị các dự án đầu tư tốn nhiều thời gian, trừ dự án đường Vành đai 3, còn các dự án khác quá trình chuẩn bị mất cả năm. Đặc biệt, công tác giải phóng mặt bằng và một số trường hợp chậm do phải chờ các luật sửa đổi. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân chủ quan về công tác điều hành của UBND TP. Hồ Chí Minh trong việc đề xuất bổ sung vào trung hạn vốn, vào kế hoạch vốn hàng năm còn chậm và trách nhiệm, sự phối hợp của các sở, ngành trong giải quyết các thủ tục về chuẩn bị dự án và triển khai dự án còn tốn nhiều thời gian.

Ngoài các nguyên nhân chính trên, ông Phan Văn Mãi nhìn nhận, một nguyên nhân nữa là sự điều hành của chủ đầu tư đối với các nhà thầu giải quyết các vấn đề như vấn đề thiếu cát, thiếu nguyên liệu. “Việc này, TP. Hồ Chí Minh đã họp, giao các ban quản lý dự án làm việc với từng nhà thầu, lên kế hoạch, tiến độ, xác định vướng mắc tháo gỡ và đã có phân công các sở, ngành, phân công Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh phụ trách để tháo gỡ…"

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh khẳng định, mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, vướng mắc, song thành phố vẫn kiên trì giữ mục tiêu giải ngân 95%. Để đạt mục tiêu này, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phân nhóm, rà soát để giải quyết khó khăn liên quan đến giải phóng mặt bằng; triển khai đúng tiến độ các dự án chuyển tiếp; tiếp tục tháo gỡ vướng mắc về quy hoạch…

Cần quyết liệt hơn trong thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ghi nhận những cố gắng, chia sẻ những khó khăn các địa phương đang gặp phải trong công tác giải ngân vốn đầu tư công.

Đồng thời nhìn nhận, hầu hết khó khăn, vướng mắc mang tính truyền thống, phổ quát; vướng mắc về quy định về thủ tục pháp luật chưa xử lý được. Cùng với đó là những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, vấn đề liên quan điều chỉnh quy hoạch; một số tỉnh vướng Luật Khoáng sản; nguồn vật liệu xây dựng….

Vùng Đông Nam Bộ cần quyết liệt hơn trong thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long. Ảnh: Dũng Phương

Đến thời điểm này, các địa phương vùng Đông Nam Bộ giải ngân vốn đầu tư công rất thấp (thấp hơn bình quân chung cả nước). Do đó, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị các tỉnh, thành cần đánh giá kỹ hơn từng vấn đề, có giải pháp quyết liệt hơn để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền.

Đồng thời lưu ý các địa phương vùng Đông Nam Bộ cần phải quan tâm đến công tác phối hợp giữa các cơ quan; năng lực điều phối, trách nhiệm của cơ quan thực thi, đặc biệt là các ban quản lý dự án. Cùng với đó là vấn đề liên quan đến phân cấp, ủy quyền nhưng phải tạo điều kiện để cơ quan được phân cấp thực thi.

“Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục tổng hợp cụ thể các khó khăn, vướng mắc của địa phương. Từ đó phân loại, tham mưu Chính phủ giải quyết kịp thời, như chủ trương giải quyết một số dự án tồn đọng trên cơ sở không hợp thức hóa các sai phạm. Với các dự án này, địa phương cần chuẩn bị kỹ để báo cáo, có cơ sở tháo gỡ…” Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Chiều 21/11, tại họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông tin với báo chí về việc tiếp nhận máy bay huấn luyện T-6C từ Hoa Kỳ.
Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khuyến cáo, các công dân Việt Nam không đến Ukraine thời điểm này, trừ trường hợp thực sự cần thiết.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Chiều 21/11, Quốc hội đã điều chỉnh chương trình Đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Quốc hội sẽ họp về công tác nhân sự.
Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

Tin cùng chuyên mục

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Theo chuyên gia, khoảng 30 nguy cơ đe doạ an ninh phi truyền thống đã, đang và sẽ tiếp tục nổi lên. Trong đó có 5 nguy cơ mà chúng ta phải lưu tâm.
Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Theo đại biểu Quốc hội, hiện trạng bất động sản hiện có rất nhiều vấn đề như giá bất động sản phi mã, người nghèo, lao động, công chức rất khó có thể mua được.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị ở mức độ cao.
Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi khảo sát, đánh giá chất lượng, trữ lượng không đạt tiêu chuẩn nên phải tìm mỏ khác thay thế.
Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Ngày 20/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định 1437/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia sẽ củng cố mạnh mẽ nền tảng quan hệ chính trị và tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược.
Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư

Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư 'phát động Bình dân học vụ số'

Tổng Bí thư Tô Lâm mới đây đã nhắc lại giá trị của phong trào bình dân học vụ và đề xuất một cách tiếp cận mới: Phát động phong trào bình dân học vụ số.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Ngày 20/11, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Bí thư về điều động, bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Tại hội nghị thượng đỉnh G20 Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: 'Hôm nay, tôi là người hạnh phúc nhất trên thế gian này'

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 20/11 năm nay có một điều rất đặc biệt, niềm hạnh phúc của các nhà giáo đó là Quốc hội thảo luận về Luật Nhà giáo.
Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Thủ tướng thăm chính thức Cộng hòa Dominica, phóng viên TTXVN có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Cuba kiêm nhiệm Cộng hòa Dominica Lê Quang Long.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Sau chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và hoạt động song phương tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm

Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm

Đề cập về việc dạy thêm, học thêm, đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với các cơ quan để đưa ra cơ chế quản lý đối với vấn đề này.
Dự án Luật Nhà giáo: Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong ngành giáo dục

Dự án Luật Nhà giáo: Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong ngành giáo dục

Từ thực tiễn, kinh nghiệm quản lý trong ngành giáo dục, đại biểu Quốc hội cho biết, hiện trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ đang ngày càng trầm trọng.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội dành trọn phiên họp buổi sáng để thảo luận về dự án Luật Nhà giáo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cam kết đóng góp cho sự phát triển thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cam kết đóng góp cho sự phát triển thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững

Ngày 19/11 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng, Hội nghị G20.
Đội ngũ giảng viên ngành Công Thương: Khẳng định sứ mệnh vẻ vang trong sự nghiệp

Đội ngũ giảng viên ngành Công Thương: Khẳng định sứ mệnh vẻ vang trong sự nghiệp 'trồng người'

Các cơ sở đào tạo ngành Công Thương nói chung, đội ngũ những người làm công tác giáo dục nói riêng đã luôn nỗ lực đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao.
Vụ học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm học sinh mất tích

Vụ học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm học sinh mất tích

Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm các học sinh còn mất tích trong vụ 06 học sinh bị đuối nước nghiêm trọng tại Phú Thọ, sớm khắc phục hậu quả.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng

Liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các địa phương đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, không để tình trạng dự án chờ mặt bằng.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm, chúc mừng Trường Đại học VinUni

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm, chúc mừng Trường Đại học VinUni

Chiều 19/11, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã đến thăm và chúc mừng Trường Đại học VinUni nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động