Vụ chặn xe cứu thương chở thi thể ở Đà Nẵng: Để "thành phố đáng sống"... thực sự đáng sống

Để TP. Đà Nẵng định vị là thương hiệu thành phố đáng sống, đáng đến, ngoài sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo, cần sự chung sức, đồng lòng của người dân địa phương
7 sản phẩm du lịch mới ở "thành phố đáng sống nhất Việt Nam" Thành phố Đà Nẵng cần làm gì để thu hút các “đại bàng” đến đầu tư?

Làm thế nào để “gạn đục, khơi trong”?

Những ngày qua, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, các thông tin liên quan đến vụ chặn xe cứu thương chở thi thể ở Đà Nẵng được nhiều người quan tâm. Như báo chí đã phản ánh, trước đó, khoảng 10 giờ ngày 7/8, một vụ tai nạn giao thông thương tâm đã xảy ra trên đường Võ Nguyên Giáp hướng từ quận Ngũ Hành Sơn đi quận Sơn Trà giữa xe tải và người điều khiển xe máy khiến một cô gái tử vong. Được biết, cô gái người Hải Dương, là du khách tới Đà Nẵng du lịch.

Nén đau thương, ngay trong ngày 7/8, người thân nữ du khách đã vượt đường xa vào Đà Nẵng đau đớn nhận thi thể nữ du khách về quê tỉnh Hải Dương an táng. Tuy nhiên, đã có sự cố đáng tiếc xảy ra khiến người nhà nạn nhân quá bức xúc và phải làm đơn tố cáo.

Vụ chặn xe cứu thương chở thi thể ở Đà Nẵng: Để
Lực lượng chức năng giải quyết vụ việc trong đêm 7/8

Theo đó, ngày 8/8, người nhà nạn nhân tử vong đã gửi đơn tố cáo nhân viên Trung tâm Pháp y TP. Đà Nẵng (phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn) có hành vi ngăn cản, không cho xe cứu thương (miễn phí) vào chở thi thể nạn nhân về quê an táng và đề nghị cơ quan chức năng làm rõ về việc nhân viên tại Trung tâm Pháp y TP. Đà Nẵng nhận khoản tiền trái quy định (14 triệu đồng) và có dấu hiệu "bảo kê" xe cứu thương.

Theo lý giải của người nhân viên này: “Số tiền này thu là chi phí khám nghiệm, may tái tạo và tiêm thuốc cho tử thi. Còn việc không cho xe cứu thương vào trong là vì không biết đó là xe ai, chứ không hề có ý định cản trở”.

Vụ việc y công (người phụ việc) tại Trung tâm Pháp y TP. Đà Nẵng nhận 14 triệu đồng tiền "dịch vụ riêng", chặn đường xe cứu thương chở thi thể nạn nhân đã gây bức xúc dư luận không chỉ tại Đà Nẵng. Nhiều người đặt ra dấu hỏi về việc có hay không sự vụ lợi, bảo kê đối với dịch vụ “xe riêng” trong chuyện này?

Đáng nói, theo thông tin từ bác sĩ Mai Xuân Ngọc, Giám đốc Trung tâm Pháp y Đà Nẵng cho biết, dịch vụ riêng 14 triệu đồng này không có trong nhiệm vụ, công tác được phân công của Trung tâm Pháp y. Bác sĩ Mai Xuân Ngọc cũng khẳng định, Trung tâm Pháp y không có quyền chỉ định xe cứu thương.

Mặc dù, sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo TP. Đà Nẵng đã có chỉ đạo "nóng" xác minh, làm rõ và cho biết, sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm nếu có vi phạm. Tuy nhiên, thực tế, chính từ câu chuyện đau lòng này đã ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của TP. Đà Nẵng. Và chính những hình ảnh “xấu xí” này khiến nhiều người đặt câu hỏi rằng: Liệu Đà Nẵng có còn là thành phố đáng sống?

Vụ chặn xe cứu thương chở thi thể ở Đà Nẵng: Để
Du khách Hàn Quốc tại sân nay Quốc tế Đà Nẵng

Thực tế cho thấy, một trong những vấn nạn nhức nhối khiến Đà Nẵng “đau đầu” hiện nay là vấn nạn “chặt chém” du khách. Thời gian qua, đã có không ít vụ việc chặt chém du khách xảy ra. Đơn cử như vụ việc hồi tháng 2/2023, liên quan đến vụ một nữ du khách Hàn Quốc đi từ sân bay về khách sạn chỉ khoảng 5km, đã bị tài xế “xe dù” thu 2 triệu đồng, cao gấp 10 lần bình thường. Hay như vụ một nhà hàng bị khách “tố” ăn hải sản chỉ hơn 2 triệu mà tính tiền hơn 3 triệu.

Trước đó, một du khách Hàn Quốc cũng phản ảnh giá cả một số loại thức ăn phổ biến trong sân bay Đà Nẵng khá đắt, có loại đắt gấp đôi so với sân bay Incheon như hamburger, phở. Giá dịch vụ golf tại Đà Nẵng cũng cao ngang bằng tại Hàn Quốc và đắt hơn cả những điểm đến khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia...

Tương tự, dư luận tại Đà Nẵng từng xôn xao khi một du khách lên facebook, tố bị chặt chém với bữa ăn hơn 10 triệu đồng, nhận phiếu tính tiền toàn tiếng Trung Quốc, tại một nhà hàng ven biển quận Sơn Trà. Mới đây nhất, một “thượng đế” đã phải trả đến 400 nghìn đồng sau khi đánh đôi giày ở Đà Nẵng.

Trước vấn nạn này, chính ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng, cũng đã lên tiếng, những trường hợp “con sâu làm rầu nồi canh” phải hạn chế và xử lý nghiêm, không thể để ảnh hưởng đến tổng thể ngành du lịch Đà Nẵng.

Xác định, du lịch là một trong những mũi nhọn thúc đẩy phát triển kinh tế của Đà Nẵng, những năm qua, chính quyền và người dân TP. Đà Nẵng luôn nỗ lực bảo đảm môi trường du lịch an toàn, tạo nên hình ảnh một thành phố xinh đẹp, thân thiện và mến khách… Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thời gian qua, Đà Nẵng cũng gặp phải không ít những hành động “xấu xí”, gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường du lịch, an ninh trật tự chung của thành phố…

Các hành vi chặt chém giá các loại dịch vụ như vận chuyển, ẩm thực, dù chỉ là hành động của một vài cá nhân nhưng sẽ làm ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của các điểm đến, nhất là khi du lịch đang trong giai đoạn nỗ lực phục hồi. Do đó, việc TP. Đà Nẵng kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và phải có các giải pháp quyết liệt là hết sức quan trọng nhằm giữ hình ảnh về một Đà Nẵng xinh đẹp và là nơi thực sự muốn đến trong lòng du khách.

Phải có tầm nhìn xa...

Nhiều người cho rằng, “thành phố đáng sống” là ước mơ của nhân dân và lãnh đạo Đà Nẵng. Danh hiệu đó, thành phố được du khách tôn vinh vì nhờ thành phố phát triển và làm được những việc mà thành phố khác không làm được hoặc chưa làm được...

Những năm trước đây, Đà Nẵng phát triển và nổi tiếng bởi những thành tựu đột phá về kinh tế, cơ sở hạ tầng, giao thông, thành phố khang trang sạch đẹp. Từ sự làm ăn phát triển đó, đã làm cho con người thêm sinh khí, quyết tâm, không trì trệ, thành phố thực sự là thành phố đáng sống. Tuy nhiên, những năm gần đây danh hiệu đáng sống dần mất đi vì những hệ lụy của sự phát triển không cân đối. Ví như phát triển du lịch tốt nhưng không đồng bộ, quá mức phục vụ của hạ tầng. Môi trường sống ở Đà Nẵng xung đột giữa đời sống người dân thành phố và du khách, lai nhập văn hóa từ nơi khác đến, trong sự xô bồ có sự chặt chém… Chính những yếu tố đó làm hai chữ “đáng sống” mất dần.

Vụ chặn xe cứu thương chở thi thể ở Đà Nẵng: Để
Đà Nẵng cần định vị thương hiệu là thành phố đáng sống và đáng đến trong lòng du khách trong nước và quốc tế

Chúng ta có thể thấy, ngay từ giai đoạn thành phố phát triển dưới thời cố Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, ông đã gửi gắm lãnh đạo thành phố rằng, phải biết dừng lại, dù 1 giờ, 1 ngày để xem lại mình đã làm những gì đúng, những gì chưa đúng. Dừng lại nhìn nhận rồi từ đó tìm ra bước đi mới, không trùng lặp, trì trệ và có bước đi tốt hơn. Đừng tự mãn, phải dừng lại để hỏi tại sao người ta khen thành phố là đáng sống?

Theo đó, nhiều chuyên gia cho rằng, để TP. Đà Nẵng thực hiện được mục tiêu trở thành đô thị loại đặc biệt, trong giai đoạn 2030-2045 sẽ trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của cả nước và Đông Nam Á, giữ vai trò là tâm điểm du lịch, thương mại, tài chính và logistics. Và để có tên trong định hướng ấy, ngoài việc vốn dĩ đã sở hữu những nội lực mạnh mẽ mà không phải thành phố nào cũng có, Đà Nẵng cần có tầm nhìn xa, đặc biệt, trong xu thế mới, nhân dân mong chờ lãnh đạo thành phố tự thấy trách nhiệm, vai trò của mình, phải làm nhiều hơn, phải cố gắng nhiều hơn vì sự phát triển của thành phố. Đừng nghĩ mình làm hết nhiệm kỳ rồi đi mà phải nhìn xa trông rộng cho tương lai của Đà Nẵng trong 5 năm, 10 năm hay 20, 30 năm nữa.

Bên cạnh đó, để Đà Nẵng định vị thương hiệu thành phố đáng sống và đáng đến trong lòng du khách trong nước và quốc tế, thiết nghĩ, cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành trong việc tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhở và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, các cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ nhằm xây dựng hình ảnh điểm đến an toàn, thân thiện, mến khách của thành phố bên bờ sông Hàn và để Đà Nẵng trở thành "thành phố đáng sống" cũng như mãi là niềm tự hào của nhiều người dân Đà Nẵng.

Và hơn hết, một trong những việc mà Đà Nẵng cần làm ngay là tái lập tính nền nếp, quy củ về trật tự đô thị để sớm đem lại sự “an bình” cho người dân và khẳng định hình ảnh, thương hiệu trong mắt bạn bè trong và ngoài nước.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu sẽ giúp nâng cao chuỗi giá trị cho xuất khẩu gạo.
6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

Nhu cầu gạo ở các thị trường trên thế giới rất lớn song để tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu gạo các doanh nghiệp phải tăng cường thông tin.
Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nếu dư phát lên lưới với giá 0 đồng, được cho là nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống điện, hỗ trợ nhà đầu tư.
Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm

Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''

Lúc 9h30 ngày 26/4, Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.

Tin cùng chuyên mục

Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi

Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi ''Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới''

Tối ngày 24/4, Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, năm 2023 công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành Công Thương đạt được những kết quả rất tích cực.
Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động đau lòng khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thực sự là bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động.
Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Những hành vi phát tán tin giả, sai sự thật, vu khống, nói xấu, kích động, gieo rắc hoài nghi về lãnh đạo Đảng, Nhà nước... cần phải xử lý nghiêm khắc hơn nữa.
Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ba cây Sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội bỗng chốc "chết đứng" vào cuối năm 2023, để lại những nghi vấn, day dứt trong lòng dư luận.
Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang, các doanh nghiệp xuất khẩu lại một lần nữa đứng trước nguy cơ đứt gãy đơn hàng.
Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Chưa đầy một năm, Chính phủ đã liên tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc quản lý thị trường vàng, nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người mua.
Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Kinh doanh vàng có nguồn gốc rõ ràng, không nhái thương hiệu như PNJ thì không phải đóng cửa, không phải lo việc bị lực lượng chức năng kiểm tra.
Bộ Công Thương cụ thể hóa Nghị quyết về phát triển ngành đường sắt

Bộ Công Thương cụ thể hóa Nghị quyết về phát triển ngành đường sắt

Bộ Công Thương vừa ban hành chương trình hành động nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Chính phủ về định hướng phát triển ngành đường sắt đến năm 2030.
Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa nguyên liệu tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ trong nước nên đây vẫn là ngành có nhiều tiềm năng phát triển.
Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị, nhưng để chuỗi này vận hành “trơn tru” thì cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó, cần thái độ và quy mô hợp tác đủ lớn
Ai sẽ giải oan cho thịt gà?

Ai sẽ giải oan cho thịt gà?

Sau khi liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, nhiều người dân ở TP. Nha Trang lo ngại, hạn chế sử dụng các món ăn chế biến từ thịt gà.
Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Câu chuyện nữ hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Thọ (tỉnh Thanh Hóa) bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú, dư luận mong sớm có kết luận từ cơ quan Công an.
Lãnh đạo Tập đoàn TKV làm việc với tỉnh ủy Lâm Đồng

Lãnh đạo Tập đoàn TKV làm việc với tỉnh ủy Lâm Đồng

Tập đoàn TKV luôn xác định tỉnh Lâm Đồng là địa bàn chiến lược để tiếp tục đầu tư thăm dò phát triển tài nguyên và đầu tư các dự án bô xít - alumin mới.
Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giữa bối cảnh giá cà phê tăng cao, doanh nghiệp nên hạn chế "mua xa, bán xa" còn ngân hàng nên tăng hạn mức cho doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động