Thành phố Đà Nẵng cần làm gì để thu hút các “đại bàng” đến đầu tư?
Phát triển kinh tế Thứ hai, 27/06/2022 - 14:41 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tại Hội thảo “Phát triển Đà Nẵng xứng danh thành phố đáng đến và đáng sống” do Báo Đầu tư phối hợp với Tập đoàn Sun Group tổ chức sáng 27/6, các chuyên gia kinh tế, tài chính cho rằng Đà Nẵng hiện mới là thành phố đáng đến chứ chưa phải thành phố đáng sống.
![]() |
TS. Võ Trí Thành (thứ 3 từ phải sang) cho rằng thành phố Đà Nẵng mới chỉ là thành phố đáng đến, chưa phải là thành phố đáng sống |
Nêu quan điểm "Thành phố đáng sống là thành phố không ngừng phát triển", TS Trần Đình Thiên nói, giai đoạn qua, thành phố Đà Nẵng đã giảm sức hút đầu tư. Nhiều năm mới chưa có dự án lớn nào. Kế sách duy nhất để thu hút đại bàng đến làm tổ là phải có cơ chế cởi mở, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện tối đa, phải hy sinh lợi ích nhỏ mới có lợi ích lớn.
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng - ông Hồ Kỳ Minh, sau 25 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng từng bước khẳng định được vị thế. Trong đó, du lịch là kinh tế mũi nhọn.
Theo ông Minh, Covid-19 là khoảng lặng để thành phố Đà Nẵng nhìn lại công tác phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng du lịch và suy nghĩ cách làm mới, bước đi mới để Đà Nẵng xứng danh thành phố đáng đến, đáng sống.
“Đà Nẵng đứng trước thách thức làm mới chính mình để xứng danh thành phố đáng đến, trở thành thành phố đáng sống”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng nói.
Tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng, thành phố Đà Nẵng đã đạt được mục tiêu là thành phố đáng đến. Điều này thể hiện rõ nét qua việc lượt khách tăng mạnh qua từng năm, hạ tầng du lịch ngày càng được đầu tư đồng bộ, hiện đại.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế, chuyên gia quy hoạch cho rằng thành phố Đà Nẵng vẫn chưa phải là nơi đáng sống.
“Đà Nẵng chắc chắn là thành phố đáng đến, chưa phải là thành phố đáng sống. Đáng sống là phải hội đủ các yếu tố như có lối sống và tiêu dùng được cá thể hóa; đô thị quy mô, xanh, bền vững; xã hội phải có bản sắc riêng; môi trường kinh doanh thuận lợi”, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh nói.
![]() |
Bà Đặng Phương Hằng – Tổng giám đốc CBRE cho rằng, thành phố Đà Nẵng cần có cơ chế thu hút người tài và cơ chế rõ ràng để thu hút các nhà đầu tư lớn |
Là một chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, bà Đặng Phương Hằng - Tổng giám đốc CBRE cho rằng, Đà Nẵng có sự chững lại trong những năm gần đây. Để Đà Nẵng thu hút được các “đại bàng” đến đầu tư, thành phố Đà Nẵng phải quan tâm đến thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Bà Hằng cho biết, mới đây, trong tháng 6, CBRE đã làm việc với 5 đoàn đầu tư nước ngoài tìm cơ hội đầu tư vào thành phố Đà Nẵng (logistics và bất động sản). Các nhà đầu tư quan tâm đến nguồn nhân lực của thành phố. “Muốn mời các “đại bàng”, muốn phát triển bất động sản, công nghiệp; muốn kêu gọi được những nhà đầu tư lớn thì phải đáp ứng những đòi hỏi rất lớn từ phía nhà đầu tư. Một trong những yêu cầu đó là phải thu hút được nguồn nhân lực đến Đà Nẵng làm việc”, bà Phương Hằng nói và đề xuất thành phố Đà Nẵng cần có những chính sách rõ ràng để tạo điều kiện cho nhà đầu tư đến đầu tư vào thành phố.
Cùng với thu hút nhân tài, nhiều chuyên gia cho rằng cần phải có quy hoạch đô thị bài bản, tạo không gian cho phát triển. Theo KTS. Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam (VUPDA) cho rằng, quy hoạch phải luôn đi trước một bước. Trong đó, Đà Nẵng có thể tập trung vào phát triển hạ tầng đô thị đồng bộ 2 bên sông Hàn. “Phải hoàn thiện toàn bộ quy hoạch Đà Nẵng. Đà Nẵng đang rất thiếu về điều chỉnh quy hoạch bên sông Hàn. Bên cạnh đó, thành phố cần hoàn thiện chức năng đô thị như mở rộng sân bay, phát triển dịch vụ du thuyền…”, KTS. Trần Ngọc Chính nói và nhấn mạnh đến việc thành phố Đà Nẵng có thể tính đến khai thác lợi thế của bán đảo Sơn Trà; tăng mật độ cây xanh và công viên, có thể tính đến xây dựng công viên thủy công (công viên đại dương).
![]() |
KTS. Trần Ngọc Chính đề xuất thành phố Đà Nẵng hoàn thiện đô thị ven sông Hàn cũng như hoàn thiện chức năng đô thị đáng sống như mở rộng sân bay, phát triển dịch vụ du thuyền.... |
Theo ông Phạm Phú Phong - Giám đốc Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng, thành phố đang triển khai quy hoạch chung theo Quyết định 359 về điều chỉnh quy hoạch thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn 2045 của Thủ tướng Chính phủ. Đồ án quy hoạch chung đã định hình định hướng phát triển thành phố Đà Nẵng trong tương lai ở tất cả các lĩnh vực. Đây là cơ sở để thành phố Đà Nẵng tổ chức không gian bài bản hơn, đáng sống hơn.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Quảng Trị: 230 tỷ đồng đầu tư xây dựng đường tránh TP. Đông Hà

Hà Nội: Kết nối doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh với các ngân hàng thương mại

Phát triển cụm công nghiệp tại Hà Nội: Khắc phục tồn tại, hạn chế

Mời gọi doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư vào TP. Đà Nẵng

Bình Dương: Đảm bảo cấp điện cho sản xuất cho các khu công nghiệp
Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế hướng đến thành phố giao thông xanh bằng tàu điện

TP. Hồ Chí Minh phát động Giải thưởng Sáng tạo lần thứ 3 năm 2023

Yên Bái: Giá trị sản xuất công nghiệp 7 tháng đạt gần 12.000 tỷ đồng

Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn dắt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Bình Dương

Công ty CP Tân Hoàng Khang phải hỗ trợ toàn bộ kinh phí khắc phục sự cố ở "thủ phủ" khoáng sản Quỳ Hợp

Hà Nội: Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu hàng hóa tiếp tục phục hồi tích cực trong tháng 7/2022

TP. Cần Thơ cần phát huy vai trò trung tâm động lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thừa Thiên Huế: Vì sao chậm tiến độ di dời cột điện cao thế đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Thanh Hóa: Quyết tâm giải ngân hết 11.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lần đầu tiên Hà Tĩnh tổ chức chợ đêm thí điểm gắn với tuyến phố đi bộ

Tăng cường phối hợp công tác đảm bảo an toàn cung cấp điện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Bốn ngành công nghiệp trọng yếu của TP. Hồ Chí Minh tăng hơn 12%

Hà Nội: Mỗi làng nghề cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Phát động Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2022

Thái Nguyên: Thêm 11 dự án được cấp phép đầu tư vào các khu công nghiệp

Tỉnh Quảng Trị: Những nội dung nào hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022?

TP. Hồ Chí Minh cần “tăng tốc” giải ngân vốn đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng

Thanh Hóa: Rà soát toàn bộ dự án chậm tiến độ trước 30/9 làm căn cứ thu hồi đất

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Tiền Giang tăng gần 29%
