Vụ 5 container nghi bị lừa đảo ở Dubai: "Vá lỗ hổng" rủi ro xuất khẩu

Các DN vừa và nhỏ ít có kinh phí thuê tư vấn hoặc tuyển nhân sự được đào tạo bài bản về nghiệp vụ xuất nhập khẩu nên hay bị đối tác nước ngoài dụ vào bẫy.
Thương vụ Việt Nam tại Malaysia cảnh báo rủi ro trong giao dịch thương mại Chiếm đoạt hơn 18 tỷ đồng bằng "chiêu" góp vốn buôn bán hàng hóa qua biên giới
Vu 5 container nghi bi lua dao o Dubai: 'Va lo hong' rui ro xuat khau hinh anh 1
Container hàng hóa tại cảng biển. (Ảnh minh họa: Hồng Đạt/TTXVN)

Vụ việc 100 container hạt điều xuất khẩu sang Italy bị lừa đảo chưa kịp lắng xuống thì mới đây, 5 lô hàng hồ tiêu, quế, điều và hoa hồi... trị giá hơn 500.000 USD xuất khẩu sang Dubai, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) của doanh nghiệp Việt Nam nghi bị lừa đảo và đang có nguy cơ mất trắng.

Đây không phải là câu chuyện mới trong giao dịch thương mại quốc tế, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu, song những thủ đoạn này diễn ra ngày càng tinh vi và gay hệ lụy đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.

Vậy đâu là nguyên nhân của câu chuyện này, vì sao doanh nghiệp xuất khẩu liên tiếp "sập bẫy" lừa đảo và biện pháp nào để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam trong giao dịch thương mại quốc tế?

Để cùng bàn về vấn đề này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Phó giáo sư-tiến sỹ Tạ Văn Lợi, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

- Dựa trên diễn biến của vụ việc một số mặt hàng nông sản, gia vị của Việt Nam xuất khẩu sang Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất nghi bị lừa đảo, ông có nhìn nhận gì về vấn đề này?

Phó giáo sư-tiến sỹ Tạ Văn Lợi: Điều này do các doanh nghiệp Việt Nam yếu về các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu nên bị các đối tác nước ngoài dẫn dụ.

Thông thường, các đối tác hay có hai kiểu siết chặt nghĩa vụ quyền lợi. Một là họ siết chặt bằng hợp đồng, đưa ra các điều khoản rất bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Hai là họ thông thạo kinh doanh và sẽ siết bằng nghiệp vụ. Hợp đồng rất sơ sài, thậm chí là ký performa invoice (hóa đơn chiếu lệ) không có điều khoản trọng tài hay khiếu nại, sau đó khi biết thời điểm rủi ro cho đối tác họ sẽ siết lại hoặc tìm cách trốn tránh nghĩa vụ thanh toán. Diễn biến của vụ việc trên chính là siết theo cách thứ hai.

- Thưa ông, thực tế cho thấy đã có không ít doanh nghiệp chịu rủi ro khi làm việc với các đối tác nước ngoài. Theo ông, đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Phó giáo sư-tiến sỹ Tạ Văn Lợi: Rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu liên quan tới các chủ thể từ người bán, người mua, ngân hàng và các tổ chức khác. Khi một bên có ý định lừa đảo thường có những kịch bản chủ động ban đầu và có các dấu hiệu bất thường khác với việc mua bán thông thường.

Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ít có kinh phí thuê tư vấn hoặc tuyển nhân sự được đào tạo bài bản cả về nghiệp vụ kinh tế và pháp luật nên hay bị các đối tác nước ngoài "dụ" vào các bẫy của họ.

Hơn nữa, kinh doanh xuất nhập khẩu thường có những rủi ro liên quan tới 3 luồng luân chuyển về hàng hóa dịch vụ, luồng thông tin và luồng tài chính. Nguyên nhân vẫn là con người, là chủ thể tham gia các giao dịch mua bán có ý đồ lừa đảo. Các chiêu trò ngày càng tinh vi và trở thành nghề lừa đảo chuyên nghiệp. Nhưng ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam nếu yếu về nghiệp vụ thì mới có rủi ro.

Mặt khác, gần đây thị trường quốc tế đang suy giảm, gây sức ép tâm lý lên các doanh nghiệp Việt Nam muốn bán hàng hóa để duy trì kinh doanh nên doanh nghiệp càng dễ sơ hở, rơi vào tình huống bị lợi dụng.

- Vậy theo ông, trong vụ việc này hoặc trong những trường hợp tương tự, các doanh nghiệp cần phải làm gì để có thể lấy lại được tiền và hàng?

Phó giáo sư-tiến sỹ Tạ Văn Lợi: Để lấy được tiền và hàng trong các vụ việc tương tự thì theo tôi cần có những bước sau đây.

Thứ nhất, doanh nghiệp cần chủ động cập nhật kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.

Vu 5 container nghi bi lua dao o Dubai: 'Va lo hong' rui ro xuat khau hinh anh 2
Hạt tiêu. (Ảnh minh họa: Nguồn: TTXVN)

Thứ hai, nếu chưa rõ cần phải tham vấn các chuyên gia, thậm chí các tham tám thương mại tại các đại sứ quán, các luật sư hay các chuyên gia kinh tế tại các trường đại học, vụ viện ban ngành sẽ tư vấn hỗ trợ.

Thông thường có các nghiệp vụ để hỗ trợ như: soạn thảo hợp đồng, tư vấn pháp lý; tư vấn nghiệp và quy trình thực hiện với cả bên xuất hay nhập khẩu.

- Vậy theo ông, đâu là yếu tố mà doanh nghiệp cần nắm vững để tránh rủi ro khi giao kết cùng các đối tác nước ngoài trên “sân chơi” thương mại quốc tế và dấu hiệu nào có thể nhận diện thủ đoạn lừa đảo trong giao dịch?

Phó giáo sư-tiến sỹ Tạ Văn Lợi: Doanh nghiệp cần nắm vững kiến thức và nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, nếu không cần phải có hỗ trợ từ các chuyên gia; cần rà soát các bẫy pháp lý và các bẫy nghiệp vụ trong giao dịch kinh doanh quốc tế.

Các doanh nghiệp cần tham vấn các nghiệp vụ phòng chống rủi ro về hàng hóa, thanh toán, thông tin như nghiệp vụ xác minh thông tin, nghiệp vụ kiểm tra thông tin, xác định bất thường trong giao dịch và thanh toán.

Cụ thể về đối tác cần phải kiểm chứng tính logic, xác minh trụ sở, thông tin tài khoản, lựa chọn sử dụng bốn phương thức thanh toán cơ bản từ tiền mặt, nhờ thu, chuyển tiền hay thư tín dụng.

- Xin cảm ơn ông!

www.vietnamplus.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương mại xuyên biên giới

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Cám gạo, cám gạo chiết ly là những mặt hàng vừa được ký Nghị định thư xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mở ra cơ hội cho phụ phẩm lúa gạo Việt Nam.
Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Thành phố Đà Nẵng gặp gỡ, đối thoại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics trên địa bàn.
Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp xây dựng Nghị định mới quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sau khi chạm đáy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại và đang đứng đầu thế giới. Dự báo, giá gạo xuất khẩu trong thời gian tới tiếp tục giữ đà tăng.

Tin cùng chuyên mục

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025 mở ra cơ hội để doanh nghiệp thực phẩm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối đối tác, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Xuất khẩu rau, quả quý I giảm 2 con số. Cùng với kiểm soát chặt chất lượng, chọn đi cửa ngách, trồng trái vụ, kỳ vọng xuất khẩu rau, quả đạt mục tiêu đặt ra.
Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.
Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.
Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 17,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Để chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025 được kỳ vọng thúc đẩy kết nối thương mại; là giải pháp giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Khối lượng xuất khẩu cà phê chế biến sâu đã tăng từ mức 8,8% năm 2022 lên 9,6% năm 2024. Đây là một chỉ dấu tốt cho sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành.
Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025 không chỉ tập trung kết nối doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong và ngoài nước mà là cầu nối để quảng bá du lịch Việt Nam
TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS.Tô Hoài Nam cho rằng, doanh nghiệp cần xanh hóa sản phẩm, tận dụng FTA để đa dạng thị trường xuất khẩu, ứng phó với khó khăn hiện tại.
Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN để cùng nhau xử lý những khó khăn liên quan đến thuế quan của Hoa Kỳ.
Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn ngành 4% và kim ngạch xuất khẩu 65 tỷ USD, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành hàng cụ thể.
EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU đang siết nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc như thép, điện tử... Doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu mặt hàng này cần lưu ý một số nguy cơ.
Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Thu về gần 4 tỷ USD xuất khẩu trong quý I/2025, ngành gỗ và lâm sản chủ động thích ứng yêu cầu của thị trường, hướng đến phát triển bền vững.
Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan mới của Mỹ đang tạo ra những biến động đáng kể trong thị trường tiêu dùng Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của nhiều mặt hàng.
Mobile VerionPhiên bản di động