Vốn tín dụng chính sách triển khai đến 100% thôn, xóm, bản, làng

Ngày 16/8, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội”.
Tín dụng chính sách: Góp phần quan trọng trong giảm nghèo ở xã Tân Nguyên Tín dụng chính sách xã hội: Đòn bẩy kinh tế giúp đồng bào thoát nghèo Tín dụng chính sách tăng giải ngân giúp phục hồi và phát triển kinh tế

Hội thảo do Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Tham dự Hội thảo có ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; đại diện Lãnh đạo các cơ quan Đảng, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, nhà khoa học, chính quyền địa phương cùng trao đổi, bàn luận về những yêu cầu cấp thiết đặt ra, những quan điểm luận chứng mới về vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong thực hiện Nghị quyết của Đảng về an sinh xã hội và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Thông qua Hội thảo nhằm đúc rút, khái quát những luận điểm cốt lõi, cần thiết, phục vụ trực tiếp cho việc tổng kết, đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW (Chỉ thị số 40) ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Kết luận số 06-KL/TW (Kết luận số 06) ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40.

Vốn tín dụng chính sách triển khai đến 100% thôn, xóm, bản, làng
Các đại biểu cùng bàn luận về những yêu cầu cấp thiết đặt ra, những quan điểm luận chứng mới về vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong thực hiện Nghị quyết của Đảng về an sinh xã hội và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ

Hình thành kênh tín dụng dành riêng cho người nghèo

Bảo đảm an sinh xã hội là chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng trong lãnh đạo đất nước. Đây là chính sách cơ bản để giảm nghèo, bảo đảm đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng, tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh. Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp hỗ trợ giảm nghèo, động viên được sự tham gia tích cực của toàn xã hội, góp phần đáng kể giảm số hộ nghèo, tăng số hộ khá, cải thiện từng bước đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Một trong những giải pháp mang lại hiệu quả là việc hình thành kênh tín dụng dành riêng cho người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, cụ thể hóa quy định của Luật các Tổ chức tín dụng về phát triển các ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Ngày 4/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo.

Tiếp đó, ngày 22/11/2014, Ban Bí thư Trung ương ban hành Chỉ thị số 40 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội thêm một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán trong định hướng, nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong công cuộc giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40, ngày 10/6/2021 Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Kết luận số 06 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40. Đây là những mốc son quan trọng trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội 20 năm qua cũng như tạo nên những chuyển biến mới trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội với sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Một lần nữa cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Trung ương Đảng đối với tín dụng chính sách cũng như thể hiện tính ưu việt của hoạt động này.

Vốn tín dụng chính sách triển khai đến 100% thôn, xóm, bản, làng

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu khai mạc Hội thảo

Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã thiết lập được mô hình quản trị và điều hành tác nghiệp gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Đồng thời, xây dựng tổ chức thực hiện thành công phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách thông qua hoạt động ủy thác cho Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên.

Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã phối hợp với chính quyền cấp xã, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng, quản lý 168.464 Tổ tiết kiệm và vay vốn đến từng thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố. Tổ tiết kiệm và vay vốn là “cánh tay nối dài”, cầu nối giữa ngân hàng với người vay vốn. Đây là sản phẩm sáng tạo, có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện thành công chính sách tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác. Hoạt động giao dịch tại 10.438 Điểm giao dịch xã trên địa bàn cả nước được tổ chức nề nếp, hiệu quả với phương thức “giao dịch tại nhà; thu nợ, giải ngân tại xã” là hoạt động đặc trưng, riêng có của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Với việc triển khai đến 100% thôn, xóm, bản, làng, tổ dân phố trên toàn quốc, nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần không nhỏ trong ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là tại các vùng nông thôn, đã đẩy lùi nạn tín dụng đen thông qua việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; không bị các thế lực thù địch lôi kéo, lợi dụng. Mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội là phù hợp với cấu trúc hệ thống chính trị và thực tiễn Việt Nam.

“Đây là chính sách xây dựng được mối liên kết tốt giữa Nhà nước, thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, với các tổ chức đoàn thể và người nghèo, phát huy được tính chủ động, nâng cao trách nhiệm của người nghèo với chính quyền cơ sở thông qua việc giữ mối liên hệ, hướng dẫn cách làm ăn, đôn đốc giải ngân, thu nợ của ngân hàng”, Báo cáo số 660/BC-UBTVQH13 ngày 19/5/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu rõ.

Ngân hàng Chính sách xã hội tập trung huy động nguồn vốn lớn, đa dạng để thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, đáp ứng kịp thời và ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến 31/7/2023, tổng nguồn vốn dụng chính sách xã hội đạt gần 325 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 190 nghìn tỷ đồng (gấp 2,4 lần) so với khi bắt đầu thực hiện Chỉ thị số 40, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 10,4%. Đặc biệt, kể từ khi có Chỉ thị 40, 100% đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện đã cân đối, ủy thác vốn ngân sách địa phương sang Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay với nguồn vốn nhận ủy thác đến nay đạt gần 35 nghìn tỷ đồng, tăng 30.863 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40.

Vốn tín dụng chính sách triển khai đến 100% thôn, xóm, bản, làng
Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội”

Giúp gần 6,3 triệu hộ gia đình thoát nghèo

Các chương trình tín dụng chính sách được triển khai có hiệu quả ở các vùng trong cả nước, đặc biệt ưu tiên tập trung cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo... đã góp phần thúc đầy nền kinh tế nhiều thành phần từng bước phát triển.

Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đến 31/7/2023 đạt trên 305 nghìn tỷ đồng, tăng gần 176 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2014, với hơn 6,6 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt khoảng 10%. Trong tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội, dư nợ cho vay các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gần 109 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,7%/tổng dư nợ, với hơn 2,2 triệu khách hàng còn dư nợ; dư nợ cho vay tại huyện nghèo gần 30 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,8%/tổng dư nợ, với gần 540 nghìn khách hàng còn dư nợ; dư nợ đối với khách hàng là đồng bào dân tộc thiểu số trên 75 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,7%/tổng dư nợ với trên 1,4 triệu khách hàng còn dư nợ.

Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trong những năm qua đã hỗ trợ gần 6,3 triệu hộ gia đình vượt qua ngưỡng nghèo, giải quyết việc làm cho hơn 5,9 triệu lao động (trong đó hơn 141 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài), hỗ trợ hơn 3,8 triệu học sinh sinh viên được vay vốn đi học, giúp mua hơn 84 nghìn máy tính, thiết bị học trực tuyến cho học sinh, sinh viên, xây dựng hơn 16,8 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng gần 729 nghìn căn nhà cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hỗ trợ vốn mua/thuê mua hơn 29,7 nghìn căn nhà ở xã hội, gần 2 nghìn doanh nghiệp, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 vay vốn để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất cho hơn 1,2 triệu lượt người lao động.

Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước qua các giai đoạn, cụ thể: giai đoạn 2001 - 2005 từ 17% xuống 7%; giai đoạn 2005 - 2010 từ 22% xuống 9,45%; giai đoạn 2011 - 2015 từ 14,2% xuống 4,25%; giai đoạn 2016 - 2021 từ 9,88% xuống 2,23%. Đồng thời, góp phần thực hiện 09/19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới (về nhà ở dân cư; về thu nhập; tỷ lệ hộ nghèo; lao động có việc làm, tổ chức sản xuất; giáo dục và đào tạo; mỗi trường và an toàn thực phẩm; xây dựng hệ thống chính trị; quốc phòng và an ninh).

Để tiếp tục phát huy hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong thực hiện Nghị quyết của Đảng về an sinh xã hội nói chung, thực hiện tốt Chỉ thị số 40 và Kết luận 06 của Ban Bí thư Trung ương Đảng nói riêng, trong thời gian tới Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành Trung ương, Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện tốt Chỉ thị số 40 và Kết luận 06. Nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội; quan tâm bố trí ngân sách địa phương ủy thác cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn qua Ngân hàng Chính sách xã hội.

Đồng thời, thường xuyên báo cáo, tham mưu cho các cơ quan Đảng, Nhà nước và Quốc hội về hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Thường xuyên chủ động báo cáo, tham mưu Ban Kinh tế Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị và Kết luận của Đảng.

Tiếp tục duy trì và thực hiện hiệu quả mô hình tổ chức, phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách đặc thù, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; đảm bảo mục tiêu bảo toàn, phát triển vốn; triển khai và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tạo tính chủ động và bền vững trong hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Chính sách xã hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ 'xóa sổ'

Một năm qua, cổ phiếu CTC của Tập đoàn Hoàng Kim Tây Nguyên không xuất hiện bất cứ giao dịch nào và đang dừng ở mức giá 1.300 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Với trợ lực từ chính sách, giá mục tiêu của cổ phiếu HHV trong năm 2025 được kỳ vọng đạt 15.000 đồng/cổ phiếu, mở ra cơ hội đầu tư lớn cho nhà đầu tư.
Sang tuần, UPCoM đón thêm

Sang tuần, UPCoM đón thêm 'tân binh' là công ty hóa chất 45 năm tuổi

Điểm hạn chế của doanh nghiệp hóa chất 45 năm tuổi này khi tiến hành lên sàn chứng khoán là kết quả kinh doanh khá thiếu tích cực trong năm gần đây.
Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Theo TS. Lương Văn Khôi – Phó Viện trưởng CIEM, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 dự báo đạt 7,25% và năm 2025 dự kiến đạt trên 8%.
Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

Đây là nội dung hội thảo “Thuế và nền tài chính lành mạnh cho sự phát triển bền vững" do Tổng cục Thuế và Báo Lao Động tổ chức chiều 18/12/2024, tại Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

Ngày 16/12/2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) công bố quyết định bổ nhiệm 4 nhân sự cấp cao vào Ban điều hành.

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

Tổng thống đắc cử Donald Trump và CEO Tập đoàn SoftBank Masayoshi Son đã công bố kế hoạch đầu tư 100 tỷ USD vào Mỹ trong 4 năm tới.
F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Ngày 16/12/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội và F88 ký kết hợp tác toàn diện, hỗ trợ khách hàng cập nhật sinh trắc học tại hơn 850 điểm giao dịch của F88.
Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Chứng khoán Bảo Việt đã được vinh danh nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế tiên phong và sự phát triển mạnh mẽ trong ngành tài chính - chứng khoán.
Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam là quyết sách chính trị lớn; tạo nguồn lực mới, 'cú hích' mạnh cho nền kinh tế.
D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 - D2D đang tập trung tìm kiếm, kiến tạo các dự án triển vọng, cố xua tan sự ảm đạm, thiếu vắng triển vọng tăng trưởng.
VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Tiếp nối Thái Lan, Lào trở thành điểm đến tiếp theo của dịch vụ thanh toán QR xuyên biên giới do VietinBank tiên phong triển khai.

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

BAC A BANK chính thức ra mắt ứng dụng Mobile Banking phiên bản mới với nhiều cải tiến về giao diện và tính năng, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng
Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn ổn định và có xu hướng tăng lên, tập trung vào các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao như sản xuất chip, chất bán dẫn…
Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị ngành ngân hàng tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần “cả hai cùng thắng”.
Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Sáng 14/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025, trong đó tập trung vào nhiệm vụ tái cơ cấu.
Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng từ cổ đông sẽ được DIC Corp bơm vào 2 dự án trọng điểm là Khu phức hợp Cap Saint Jacques và Khu dân cư thương mại Vị Thanh.
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Một trong những giải pháp nhằm phát triển thị trường tài chính là nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, đây cũng là mục tiêu đã được Chính phủ thiết lập.
Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á - Nam A Bank (mã HoSE – NAB) vừa được vinh danh top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024.
Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

2025 dự báo là một năm đầy thách thức với kinh tế thế giới, trong đó, có Việt Nam do diễn biến địa chính trị và thay đổi chính sách của một số quốc gia lớn.
Đón

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

"Game" rút vốn nhà nước của VNSteel tại VCA và TRT đang phả "sức nóng" lên thị trường chứng khoán. Giá trị hai mã này đã tăng rất mạnh trong các tuần qua.
Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Ngân hàng ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên 6,4% và triển vọng tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á lên 4,7% trong năm 2024.
Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Chính phủ luôn có những động thái bảo vệ doanh nghiệp, người dân và chính sách cơ cấu nợ là điều mà cả doanh nghiệp, người dân và ngân hàng đều rất mong chờ.
Đề xuất rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán xuống 30 ngày

Đề xuất rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán xuống 30 ngày

Bộ Tài chính đề xuất rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán, sửa đổi thời hạn tổ chức đăng ký niêm yết phải đưa chứng khoán vào giao dịch từ 90 còn 30 ngày.
Sẽ có 5 ngân hàng được nới room tín dụng?

Sẽ có 5 ngân hàng được nới room tín dụng?

Theo Công ty CP Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS), ước tính có 5 ngân hàng đủ điều kiện được cấp hạn mức tín dụng (room tín dụng) bổ sung.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động