Tín dụng chính sách: Góp phần quan trọng trong giảm nghèo ở xã Tân Nguyên

Triển khai hiệu quả tín dụng chính sách đã giúp Tân Nguyên - xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Bình (Yên Bái) hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Tỉnh Hà Giang: Tín dụng chính sách giúp người nghèo thay đổi tư duy

Tân Nguyên thay đổi diện mạo mới

Xã Tân Nguyên có 9 thôn, với hơn 64% là người đồng bào dân tộc, trong đó chủ yếu là dân tộc Dao, Nùng, Tày... Đây là xã khó khăn của huyện Yên Bình, trong đó có 4 thôn đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách: Góp phần quan trọng trong giảm nghèo ở xã Tân Nguyên
Đoàn giám sát Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Yên Bái tới thăm hộ gia đình bà Lương Thị Liên ở xã Tân Nguyên

Thời gian qua, được sự đầu tư của ngân sách nhà nước, nhiều công trình tại xã đã được xây dựng mới khang trang, phục vụ tốt cho y tế, giáo dục tại địa phương. Đặc biệt, các chương trình tín dụng chính sách đã và đang triển khai tại xã đã góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, ổn định an ninh chính trị, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên.

Lãnh đạo UBND xã Tân Nguyên cho biết, 20 năm qua xã đã phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Bình hỗ trợ cho hơn 5.200 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo bền vững; tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm cho hơn 3.000 lượt hộ dân trong xã; xây dựng hơn 1.000 công trình nước sạch và công trình vệ sinh môi trường nông thôn; phủ xanh đất trống đồi trọc hơn 3.000 ha rừng, giúp 47 hộ nghèo được vay vốn để xây dựng nhà ở...

Điều đáng nói, nhờ làm tốt công tác chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, đôn đốc của UBND xã, Ban giảm nghèo, các hội, đoàn thể nhận ủy thác tại xã nên 100% các hộ có dư nợ đều thực hiện tốt quy định của Nhà nước, cũng như ngân hàng chính sách xã hội, thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, nợ lãi đúng kỳ hạn, không phát sinh nợ quá hạn.

100% hộ vay vốn tham gia gửi tiền tiết kiệm qua tổ với số tiền đạt 1.863 triệu đồng; mức gửi bình quân đạt 100.000 đồng/hộ/tháng. Bên cạnh đó, xã còn làm tốt công tác tuyên truyền việc huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư tại điểm giao dịch xã để nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến đúng đối tượng, phát huy hiệu quả sử dụng.

Nhờ đó, hàng năm, mức thu nhập của hộ nghèo được tăng lên, mỗi năm thoát nghèo từ 25 - 30 hộ. Nhiều hộ nghèo có thu nhập cao từ việc phát triển kinh tế đã mua sắm được ti vi, đồ gia dụng, đầu tư xây nhà cửa, cơ sở vật chất khang trang hơn.

Điển hình như hộ gia đình ông La Văn Nam, Vi Văn Chung, Hoàng Xuân Hồng ở thôn Trại Phung; ông Lý Văn Thân ở thôn Khe Cọ… Từ đó đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, khuyến khích hội viên hăng hái tiếp tục tăng gia sản xuất.

Thúc đẩy chính sách phát phát huy hiệu quả hơn nữa

Lãnh đạo UBND xã Tân Nguyên khẳng định, nguồn vốn tín dụng đã góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương và củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước. Với việc quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng chính sách cũng đã góp phần ổn định an ninh quốc phòng và đẩy nhanh việc thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

Những năm qua, Đảng ủy, UBND xã Tân Nguyên luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện tốt Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác, Chỉ thị 40-CT/TW và kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Đặc biệt quan tâm đối với công tác giảm nghèo, tạo việc làm, an sinh xã hội trên địa bàn, từng bước phát triển kinh tế hộ gia đình tại các thôn, làm tiền đề cho công cuộc đổi mới, an sinh xã hội, các hộ dân trong thôn vươn lên thoát nghèo bền vững. Do đó, UBND xã thường xuyên có sự phối hợp chặt chẽ với ngân hàng chính sách huyện để thống nhất chỉ đạo công tác tín dụng ưu đãi trên địa bàn xã.

Song song với công tác chỉ đạo và phối hợp thực hiện công tác tín dụng ưu đãi trên địa bàn, UBND xã đã bố trí điểm giao dịch xã cố định tại hội trường trong khuôn viên của UBND xã vào ngày 24 hàng tháng để ngân hàng chính sách xã hội huyện về giao dịch, đảm bảo an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ tiết kiệm và vay vốn nộp lãi, gửi tiết kiệm, các hộ vay trả nợ gốc không mất thời gian và chi phí đi lại. Các bảng biểu thông báo chính sách, lãi suất, công khai dư nợ được treo đầy đủ tại điểm giao dịch, giúp cho việc phổ biến các chính sách dễ dàng hơn, góp phần đẩy mạnh việc “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”.

Có thể nói, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đã giúp cho xã Tân Nguyên thực hiện có hiệu quả công cuộc xoá đói, giảm nghèo của xã hội cũng như của địa phương trong nhiều năm qua, là chỗ dựa vững chắc cho người nghèo, gia đình chính sách phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp nhiều gia đình xây được nhà mới, nhiều học sinh sinh viên được cắp sách đến trường.

Để chương trình tín dụng chính sách phát huy hiệu quả hơn nữa, lãnh đạo UBND xã Tân Nguyên đề xuất: Nhà nước, UBND các cấp, ngân hàng chính sách xã hội tiếp tục quan tâm bố trí bổ sung thêm nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, qua đó thu hút thêm người lao động, giải quyết công ăn việc làm, cho vay sản xuất kinh doanh đối với hộ có thu nhập trung bình, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình, nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới của các xã, của huyện.

Theo kế hoạch, năm 2022 xã Tân Nguyên sẽ đạt tiêu chí nông thôn mới, như vậy sẽ ra khỏi danh sách vùng khó khăn, một số chính sách tín dụng đối với vùng khó khăn như chính sách cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, chính sách cho vay thương nhân vùng khó khăn sẽ không được tiếp tục triển khai thực hiện. Trong khi đó, nhu cầu vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình của người dân trên địa bàn vẫn rất lớn.

Vì vậy, đại diện xã Tân Nguyên kiến nghị Chính phủ cho tiếp tục kéo dài chính sách cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, chính sách cho vay thương nhân vùng khó khăn thêm 5 năm sau khi các đơn vị cấp xã ra khỏi vùng khó khăn để đảm bảo kết quả xây dựng nông thôn mới được duy trì bền vững.

Số liệu của UBND xã Tân Nguyên cho thấy, tổng số hộ rà soát đến cuối năm 2021 trên địa bàn xã là 1.527 hộ, trong đó hộ nghèo là 297 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 19,45%; hộ cận nghèo là 212 hộ, tỷ lệ là 13,88%.

Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 2 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 2 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.

Tin cùng chuyên mục

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

TP. Hạ Long đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, khu phố nhiệm kỳ 2025-2027, đảm bảo cơ sở vật chất, tuyên truyền và đồng thuận trong nhân dân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động