Thứ năm 15/05/2025 15:01

ViruSs với phiên livestream thứ 2: Cộng đồng có bị dắt mũi?

ViruSs với phiên livestream thứ 2, không lời xin lỗi, chỉ là một cú chuyển hướng chiến lược, đổi sân chơi để tiếp tục gặt hái tiền bạc từ sự tò mò của dư luận.

Phiên livestream tối 29/3/2025 của ViruSs – kéo dài chưa đến 10 phút – tưởng như để xin lỗi, khép lại lùm xùm… nhưng không! Anh ta khéo léo “tung thính” sẽ tiếp tục livestream trên YouTube.

Một lời tuyên bố ngắn nhưng mang giá trị triệu view, với mục tiêu duy nhất: Chuyển người xem TikTok sang YouTube – nơi có thể kiếm được nhiều tiền hơn qua quảng cáo, donate, tài trợ.

ViruSs với phiên livestream thứ 2

Không lời xin lỗi minh bạch. Không hành động trách nhiệm. Chỉ là một cú chuyển hướng chiến lược, đổi sân chơi để tiếp tục gặt hái tiền bạc từ sự tò mò của dư luận.

“Drama hóa đời tư” – thủ đoạn cũ nhưng luôn hiệu quả với người thiếu đạo đức

Không ai phản đối việc KOL/KOC chia sẻ quan điểm cá nhân. Nhưng dàn dựng – câu kéo – khơi gợi cảm xúc tiêu cực để lôi kéo người xem vào cuộc “bán đứng đời tư”, thì đó không còn là nội dung, mà là thủ đoạn trục lợi.

Các phiên livestream này không nhằm giải quyết mâu thuẫn, mà để giữ nhiệt truyền thông. Lượng người xem, donate, lượng search tên “ViruSs” tăng đột biến – tất cả đều quy ra doanh thu.

Những người bị tổn thương (như Pháo, Ngọc Kem…) trở thành diễn viên bất đắc dĩ trong vở kịch mà “nhân vật chính” vừa là đạo diễn, vừa là người thu lợi…

Trên thế giới, thủ đoạn “Drama hóa đời tư” cho thấy, càng vi phạm càng “bay màu” – không có vùng cấm cho đạo đức giả. Có thể thấy rõ điều đó tại nhiều quốc gia phát triển. Như tại Hàn Quốc, khi một idol vướng scandal đạo đức (dù chưa có phán quyết pháp lý), họ sẽ tự rút lui, bị các nhãn hàng hủy hợp đồng, khán giả tẩy chay triệt để.

Hay tại Mỹ, một số YouTuber đình đám như David Dobrik từng bị “phong sát mềm” sau khi dính scandal liên quan đến lạm dụng và dối trá – lượng người đăng ký kênh sụt giảm hàng triệu chỉ sau 1 tuần.

Còn tại Trung Quốc, chỉ cần livestream sản phẩm giả, nghệ sĩ có thể bị phong sát vĩnh viễn, xóa tài khoản, không được lên sóng…

Có thể thấy, tất cả đều đặt ranh giới rõ ràng giữa tự do ngôn luận và trục lợi đạo đức.

Công cụ pháp lý chưa đủ mạnh để xử lý việc “trục lợi từ tai tiếng”

Trái ngược với một số quốc gia như dẫn chứng ở trên, ở Việt Nam đang có một nghịch lý: Càng ồn ào – càng giàu có?. Đây là nghịch lý nhức nhối, livestream lùm xùm kéo hàng triệu view. Người gây tranh cãi được mời PR, tăng follow, xuất hiện ở show truyền hình… Chính điều này đang tiếp tay cho một nền “kinh tế scandal” bẩn thỉu phát triển.

Người xem vô tình trở thành nạn nhân tiếp tay, người tiêu dùng bị dắt mũi bởi cảm xúc, còn truyền thông chân chính thì bị lấn át bởi những phiên “lai chim” nhảm nhí mà lợi nhuận tính bằng giây.

Đã đến lúc xử lý nghiêm và tẩy chay kiên quyết. Cơ quan chức năng phải vào cuộc. Xử phạt vi phạm hành chính là chưa đủ.

Theo đó, cần xây dựng cơ chế, nếu KOL/KOC vi phạm đạo đức, sẽ bị cấm livestream có doanh thu trong một thời gian, hoặc công bố công khai vi phạm trên hệ thống truyền thông nhà nước.

Về mặt xã hội, cộng đồng cần phải tỉnh táo. Người tiêu dùng, người xem cần cắt dòng máu donate, view, follow cho những kẻ trục lợi từ đạo đức giả. Cùng với đó, báo chí cần phanh phui chiêu trò – phản biện sắc bén – dựng lại lằn ranh đạo đức truyền thông.

Khi một người có thể kiếm tiền từ sự xấu hổ, từ nỗi đau người khác, từ cảm xúc tiêu cực của cộng đồng – thì đó không còn là quyền tự do, mà là tội lỗi tập thể nếu xã hội không ngăn chặn.

Chúng ta cần một làn sóng tẩy chay dứt khoát: Không follow – không xem – không donate cho bất kỳ ai dùng chiêu trò đời tư để kiếm tiền. Và báo chí cần tiên phong: Phơi bày – phản biện – dẫn dắt công chúng thoát khỏi “cái bẫy drama”...

Khi một người có thể kiếm tiền từ sự xấu hổ, từ nỗi đau người khác, từ cảm xúc tiêu cực của cộng đồng – thì đó không còn là quyền tự do, mà là tội lỗi tập thể nếu xã hội không ngăn chặn.
Đại Bàng

Tin cùng chuyên mục

Thời tiết biển hôm nay 15/5/2025: Gió hoạt động cường độ yếu

Đến 30/5, phải nộp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013

Hải đội 211 tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sốt vé, săn phòng sớm vì 'concert Quốc gia' dịp 2/9

Doanh nghiệp hưởng lợi khi đưa sản phẩm công nghệ lên Cổng 57

Quân chủng Hải quân kiểm tra công tác huấn luyện tại Vùng 5 Hải quân

Đại tá Lương Đình Chung giữ chức Chính ủy Quân khu 5

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đủ điều kiện thực hiện ghép thận

Đề nghị bổ sung danh mục tuyến xe buýt liên tỉnh Lào Cai - Yên Bái

EVNCPC: Gần 100 tỷ đồng cho các phong trào thi đua

Thành phố Huế: Khuyến cáo người chơi chim cảnh cần có giấy tờ hợp pháp

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 tại Việt Nam

Nghiên cứu sắp xếp lại tổ dân phố trước ngày 31/5

Đền thờ Bác Hồ tại Cù Lao Dung: Biểu tượng lịch sử của người dân Sóc Trăng

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia số hóa thủ tục hành chính

VinSpeed chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Hà Nội: Tỷ lệ ‘chọi’ cao, làm sao có tấm vé vào lớp 10 công lập?

Chính sách mới với thân nhân của sĩ quan tại ngũ hy sinh

'Viết tiếp bản hùng ca' bằng sắc màu văn hóa và ý chí thể thao

Bệ phóng cho thanh niên khuyết tật khởi nghiệp, phát triển kinh doanh