Vĩnh Phúc: Phát huy thế “kiềng 3 chân” Vĩnh Phúc: Nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị, tạo đòn bẩy phát triển Vĩnh Phúc: Tạo lực đẩy để doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu |
Cụ thể, Nghị quyết số 43/2023 thông qua quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc thông qua, với mục tiêu "Xây dựng mới 2 tuyến đường sắt đô thị nhằm phục vụ kết nối Thành phố Hà Nội, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài với trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc và phục vụ kết nối, phát triển du lịch Tam Đảo".
Theo Nghị quyết, Vĩnh Phúc định hướng phát triển kinh tế theo hướng kinh tế số, kinh tế tri thức, động lực phát triển trong vành đai công nghiệp Bắc Giang - Thái Nguyên - Phú Thọ. Vĩnh Phúc phấn đấu đạt GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) từ 10,5-11%/năm; GRDP bình quân/người đạt khoảng 285 triệu đồng/năm.
Quy hoạch xây dựng mới 2 tuyến đường sắt đô thị nối TP. Hà Nội với Vĩnh Phúc. Ảnh Báo Vĩnh Phúc |
Địa phương này sẽ phát triển các trung tâm đầu mối cung cấp hàng hóa, buôn bán, bán lẻ của cả vùng tại Thổ Tang, Tề Lỗ, Trung Nguyên; phát triển các làng nghề truyền thống; tạo điều kiện và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp thương mại lớn, có hệ thống phân phối hiện đại làm nòng cốt trong việc tổ chức thị trường.
Đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 65%, bao gồm các đô thị: 2 đô thị loại II (thành phố Vĩnh Yên và Phúc Yên); 5 đô thị loại IV gồm Vĩnh Tường, Tam Đảo, Bình Xuyên, Tam Dương, Yên Lạc. Trong đó, Vĩnh Tường, Tam Đảo, Bình Xuyên được thành lập đơn vị hành chính đô thị là thị xã.
Diện tích tự nhiên hiện nay của Vĩnh Phúc rộng 1.236km2, có 9 đơn vị hành chính cấp huyện: 2 thành phố (Vĩnh Yên và Phúc Yên) và 7 huyện (Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên). |
Huyện Lập Thạch có 14 đô thị loại V gồm 2 thị trấn hiện trạng (Lập Thạch, Hoa Sơn), 5 đô thị loại V hiện trạng (Sơn Đông, Văn Quán, Xuân Lôi, Bàn Giản, Hợp Lý) và nâng cấp mới thêm 7 đô thị loại V (Bắc Bình, Thái Hòa, Triệu Đề, Đình Chu, Tiên Lữ, Vân Trục, Tử Du).
Huyện Sông Lô có 5 đô thị loại V gồm thị trấn Tam Sơn và nâng cấp thêm 4 đô thị loại V gồm Hải Lựu, Đức Bác, Lãng Công, Cao Phong.
Nghị quyết đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 tỉnh Vĩnh Phúc đạt các tiêu chí của đô thị loại I, làm tiền đề để thành lập thành phố trực thuộc Trung ương; tiếp tục phát triển sau năm 2030 Vĩnh Phúc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên phạm vi toàn ranh giới tỉnh.
Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục phát triển các khu công nghiệp sau năm 2030 với quy mô 7.000ha và tầm nhìn đến năm 2050 lên quy mô 10.000ha. Trong đó ưu tiên phát triển các khu công nghiệp mới dọc theo các trục đường giao thông huyết mạch như cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đường Vành đai 4, Vành đai 5.
Phát triển cụm công nghiệp theo hướng mỗi đơn vị cấp huyện có ít nhất một cụm công nghiệp, trừ thành phố Vĩnh Yên không định hướng phát triển cụm công nghiệp; quy hoạch mới 30 cụm công nghiệp, đưa tổng số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc lên 46 cụm vào năm 2030.
Với quy hoạch lần này đặt mục tiêu xây dựng mới 2 tuyến đường sắt đô thị nhằm phục vụ kết nối thành phố Hà Nội, cảng hàng không Quốc tế Nội Bài với trung tâm tỉnh và phục vụ kết nối, phát triển du lịch Tam Đảo.
Về dịch vụ du lịch, tỉnh Vĩnh Phúc xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng “Chất lượng cao - Khác biệt - Bền vững”. Đưa Vĩnh Phúc trở thành điểm đến về du lịch nghỉ dưỡng, đầu tư khai thác hiệu quả các sân Golf, dịch vụ thể thao, giải trí để tạo các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, có thương hiệu, có năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế.
Du lịch thể thao cũng được định hướng phát triển với 4 sân golf hiện tại và 13 sân golf đề xuất mới đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được Chính phủ phê duyệt, thuộc tuyến du lịch trọng điểm quốc gia Tam Đảo - Tây Thiên và các khu vực có điều kiện tự nhiên phù hợp thuộc xã Ngọc Thanh - Tam Đảo, Trung Mỹ - Bình Xuyên, khu vực hồ Vân Trục, Bò Lạc thuộc huyện Sông Lô, Lập Thạch,… nhằm hướng tới tổ chức các giải golf đẳng cấp thế giới tại Vĩnh Phúc.