Vĩnh Long: Cần hơn 12.600 tỷ đồng để thực hiện đề án cơ cấu lại ngành Công Thương

Với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, UBND tỉnh Vĩnh Long thực hiện đề án 'Cơ cấu lại ngành Công Thương' với kinh phí hơn 12.600 tỷ đồng.
Vĩnh Long: Bị tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế 2,7 triệu đồng Vĩnh Long: Tạm hoãn xuất cảnh 7 người đại diện doanh nghiệp vì nợ thuế Vĩnh Long và Niigata (Nhật Bản) ký biên bản ghi nhớ hợp tác ở nhiều lĩnh vực

Tăng tỷ trọng công nghiệp - thương mại dịch vụ trong GRDP

Trong Quyết định 1178/QĐ – UBND của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành "Đề án Cơ cấu lại ngành Công Thương đến năm 2030", nêu rõ mục tiêu việc cơ cấu lại ngành Công Thương nhằm thúc đẩy cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng xuất, chất lượng và giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành. Tạo lập các động lực tăng trưởng mới gắn liền với chuyển biến mô hình tăng trưởng của ngành Công Thương năng động, hiệu quả và thích ứng cao để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nhanh và bền vững.

Vĩnh Long: Cần hơn 12.600 tỷ đồng để thực hiện đề án cơ cấu lại ngành Công Thương
Tỉnh Vĩnh Long về thực hiện "Đề án Cơ cấu lại ngành Công Thương đến năm 2030" (Ảnh: Báo Vĩnh Long)

Theo đó, phấn đấu đến năm 2030, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - thương mại dịch vụ trong Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh Vĩnh Long: Khu vực nông nghiệp - thủy sản (khoảng 26%); công nghiệp - xây dựng (khoảng 25%); dịch vụ (khoảng 45%).

Cụ thể, mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân 12%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 11,6%/năm. Đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu đạt 870 triệu USD.

Giai đoạn 2026 – 2030, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân 12%/năm. Tỷ trọng công nghiệp trong GRDP của tỉnh đạt khoảng 22,2%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng bình quân đạt 11 - 12%/năm. Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2030 đạt 1 – 1,2 tỷ USD.

Đồng thời, đề án của UBND tỉnh Vĩnh Long cũng đưa các mục tiêu đột phá như ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp thế mạnh của tỉnh; cơ cấu ngành nghề hướng về công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng có giá trị gia tăng cao.

UBND tỉnh Vĩnh Long chú trọng phát triển các mô hình kinh tế tiêu dùng mới như kinh tế đêm, kinh tế du lịch, kinh tế xanh,… Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tập trung đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tăng sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghệ cao…

Cơ cấu lại các lĩnh vực trong ngành Công Thương

Theo đề án của UBND tỉnh Vĩnh Long còn đề ra nhiệm vụ cụ thể của ngành Công Thương như công nghiệp thương mại, năng lượng, xuất nhập khẩu, phát triển logistics, liên kết vùng và hội nhập kinh tế quốc tế.

Cụ thể, đối với công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản và thực phẩm cần hoàn thiện mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thuỷ sản nâng cao chất lượng và ổn định nguồn nguyên liệu để tập trung xây dựng nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu doanh nghiệp và tăng cường phát triển đa dạng hoá các sản phẩm chế biến.

Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm gắn liền với quy hoạch vùng nguyên liệu, tạo nền tảng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến quy mô vừa và nhỏ đổi mới công nghệ, thiết bị, liên doanh nghiệp, liên kết với các doanh nghiệp, tham gia chuỗi cung ứng sản xuất…

Ngành công ngiệp hỗ trợ sẽ từng bước được nâng cao trình độ khoa học công nghệ nhằm khai thác năng lực xuất hiện có, đồng thời thu hút, mời gọi các nhà đầu tư mới về sản xuất công nghiệp hỗ trợ. Trên tiềm năng thế mạnh và định hướng phát triển ngành công nghiệp địa phương, Vĩnh Long sẽ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ thuộc các lĩnh vực: Linh kiện phụ tùng, dệt may – da dày, công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp cao, ngành chế biến thực phẩm, nông sản thuỷ sản.

Vĩnh Long: Cần hơn 12.600 tỷ đồng để thực hiện đề án cơ cấu lại ngành Công Thương
Công ty sản xuất bộ dây điện dùng cho xe ô tô thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ được khuyến khích đầu tư tại tỉnh Vĩnh Long (Ảnh: Thảo Ly/ Báo Vĩnh Long)

Đối với ngành công nghiệp hoá dược, thức ăn chăn nuôi, tỉnh Vĩnh Long sẽ khuyến khích phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu, thức ăn bổ sung, nhất là công nghệ sinh học nhằm đáp ứng đủ các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh, hoá chất dùng trong chăn nuôi và tận thu, nâng cao giá trị dinh dưỡng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp. Thu hút doanh nghiệp đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ…

Xác định ngành dệt may, da giày cao cấp xuất khẩu là ngành công nghiệp xuất khẩu của tỉnh, tạo cơ việc làm cho người lao đông, phát triển theo hướng ổn định, bền vững.

Đồng thời, triển khai thực hiện 5 khu công nghiệp theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như: Khu công nghiệp Đông Bình, Gilimex Vĩnh Long (Bình Tân), An Định,… ưu tiên mở rộng khu công nghiệp Hòa Phú giai đoạn 3.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách giải pháp nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư đầu tư hạ tầng khu công nghiệp. Cùng với đó, tạo quỹ đất sạch để mời gọi đầu tư, đẩy nhanh xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp mới, tạo điều kiện thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Ưu tiên thu hút và phát triển các ngành có công nghệ hiện đại, xanh và thân thiện với môi trường. Qua đó, thực hiện chuyển dịch mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu.

Về năng lượng, tỉnh Vĩnh Long sẽ khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải, sinh khối đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn. Tích cực hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ vướng mắc để triển khai thực hiện các dự án năng lượng, năng lượng tái tạo.

Tỉnh Vĩnh Long cũng ưu tiên chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng mạnh vào chế biến sâu, chất lượng cao vào các sản phẩm công nghệ cao. Nâng cao khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường, phát thải khi carbon thấp.

Tăng cường khả năng kết nối hàng hóa trong tỉnh và trong vùng, đến các cảng hàng hóa, các trung tâm logistic, các trung tâm kinh tế thông qua việc hình thành hệ thống hạ tầng cơ sở thương mại, các trung tâm logistics tại các địa phương theo quy hoạch.

Để triển khai thực hiện thực hiện các nội dụng chương trình, kế hoạch đề án “Cơ cấu lại ngành Công Thương” của tỉnh Vĩnh Long, kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2024 – 2030 là 12.632 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước 40 tỷ đồng, vốn địa phương 107 tỷ đồng và nguồn vốn đối ứng của doanh nghiệp là 12.485 tỷ đồng.

Sỹ Đồng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Vĩnh Long

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu yêu cầu các chủ đầu tư, sở, ngành địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong công tác giải ngân vốn đầu tư công để hoàn thành kế hoạch đề ra.
‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Với quyết tâm đạt mục tiêu 19 triệu lượt khách trong năm, ngành du lịch Quảng Ninh đang dồn toàn lực để tạo nên một mùa du lịch bùng nổ.
Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Với 357 dự án, tổng vốn đầu tư gần 5,98 tỷ USD, hiện Nhật Bản đứng thứ 2 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

TP. Hải Phòng sẽ có cơ chế đột phá thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Tỉnh Quảng Ninh với nguồn lực đầu tư được tạo ra từ phương thức huy động và các biện pháp quản lý mới, hiệu quả, nhờ đó thu được nhiều kết quả tích cực.
Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thu ngân sách năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Tối 21/11, tại Hà Nội, Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội năm 2024 đã khai mạc.
Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh, tận dụng lợi thế về vị trí, cảng biển và hạ tầng hiện đại, đang phát triển mạnh mẽ trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa tổ chức tôn vinh và trao chứng nhận sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024 cho 25 sản phẩm.
Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

Ước tính, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2024 của tỉnh Sơn La tăng 28,3%, qua đó đã phát huy vai trò “đầu tàu” trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là hậu quả của bão số 3, thành phố Uông Bí vẫn đạt được những kết quả khả quan trong công tác thu ngân sách.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Việc cho phép Bà Rịa – Vũng Tàu thí điểm cơ chế 'cảng mở' tại Cái Mép – Thị Vải sẽ giúp cụm cảng này có thêm động lực phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định gắn phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh bền vững.
Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã cấp mới 10 mã số vùng trồng, nâng tổng số mã đang duy trì của tỉnh lên 216 mã.
Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, khẳng định là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế.
Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần từng bước phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tỉnh Sơn La có 2 gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản chế biến chủ lực của tỉnh.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhờ chuyển đổi số, các doanh nghiệp Quảng Ninh đã nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt nhiều thành tựu trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút gần 65.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 10 dự án hạ tầng và dịch vụ cảng biển.
Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm tại Lễ công bố khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (huyện Mộc Châu).
Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động