Viettel có thêm 2 sáng chế được bảo hộ độc quyền tại Mỹ
Công nghiệp quốc phòng Thứ năm, 26/05/2022 - 13:46 Theo dõi Congthuong.vn trên
Hai sáng chế của Viettel được bảo hộ là 2 công trình thuộc lĩnh vực quang điện tử và công nghiệp vật liệu.
![]() |
Viettel có thêm 2 sáng chế được bảo hộ độc quyền tại Mỹ |
Cụ thể sáng chế “Hệ quang học gương cầu cho thiết bị ảnh nhiệt sóng trung” ra đời vào năm 2017, giải quyết bài toán tự nghiên cứu, thiết kế chế tạo được camera core, giảm thiểu tối đa việc phụ thuộc nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi đó, sáng chế “Phương pháp chế tạo vật liệu tổng hợp chịu nhiệt độ cao” giúp sản xuất vật liệu đáp ứng được các điều kiện làm việc khắc nghiệt trong lĩnh vực quân sự.
Số lượng các sáng chế của Viettel ngày càng tăng, bao trùm trên cả lĩnh vực quân sự, dân sự, khẳng định vị thế tiên phong công nghệ, hướng tới mục tiêu trở thành nòng cốt xây dựng Tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao của Viettel. Đến nay, Viettel đã được cấp 56 bằng bảo hộ sáng chế tại Việt Nam và được USPTO cấp 11 bằng bảo hộ sáng chế tại Mỹ.
Các sáng chế được bảo hộ độc quyền tại Mỹ đã minh chứng cho năng lực tự chủ của Viettel trong nghiên cứu, phát triển các công nghệ lõi trong sản xuất, chế tạo công nghệ cao. Mỹ là quốc gia hàng đầu trên thế giới về công nghệ, bằng sáng chế do Mỹ cấp được coi là cơ sở tham chiếu có giá trị trong trường hợp cần đăng ký sáng chế tại một quốc gia khác.
Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ năm 2021, Viettel còn là doanh nghiệp công nghệ có số lượng đơn đăng ký sáng chế và số bằng sáng chế được cấp hàng năm nhiều nhất tại Việt Nam.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Tại sao Nga lại sử dụng tiêm kích tàng hình Su-57 tại Ukraine?

Rơi máy bay chiến đấu tại Ai Cập, phi công may mắn sống sót

Quốc hội chính thức thông qua Luật Cảnh sát cơ động

SIG Sauer - súng trường nòng ngắn ưa chuộng của đặc nhiệm Mỹ

Windecker A-7 Eagle - chiếc máy bay hoàn toàn bằng composite đầu tiên
Tin cùng chuyên mục

Vì sao tên lửa siêu thanh Zircon được gọi là “bất khả chiến bại”?

Triển vọng trực thăng A/MH-6M trong Lực lượng tác chiến đặc biệt Hoa Kỳ

Mô hình UAV bay kèm Eaglet cho tương lai của Mỹ

Tiềm năng của tên lửa chống hạm Kh-35

Máy bay không người lái gắn thiết bị thả mìn hình chiếc trống

Tên lửa Sarmat có thể bay qua Bắc Cực và Nam Cực để diệt mục tiêu

Pháo đài ngầm Azovstal và sự thật về hệ thống hầm trú ẩn

Tổ hợp vũ khí laser Peresvet có thể hoạt động trên vệ tinh do thám

Khả năng tấn công trực diện kẻ thù của “quái vật” xe tăng T-90M Proryv

Hé lộ các tính năng và thế mạnh của tổ hợp Pantsir-SM mới nhất

MH-60R Seahawk - “Ó biển” đa nhiệm của Hải quân Mỹ

Máy bay Boeing E-4B Nightwatch của quân đội Mỹ

Hybrid Biho - Lá chắn phòng không tầm thấp của Hàn Quốc

Ống kính hồng ngoại của VHT được bảo hộ độc quyền tại Mỹ
