Thứ hai 21/04/2025 13:39

Viettel High Tech: Doanh nghiệp có nhiều bằng sáng chế bảo hộ độc quyền tại Mỹ

Ngày 04/01/2022 vừa qua, Cơ quan Quản lý Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã công nhận Bằng sáng chế độc quyền tại Mỹ đối với 02 đăng ký của Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT) - công ty thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel.

Theo đó hai sáng chế gồm: “Ăng ten hai phân cực dải rộng” đưa ra phương án ăng-ten cấu trúc nhỏ gọn, băng thông rộng đủ xử lý thông tin tốc độ cao và sáng chế “Ống kính hồng ngoại sóng trung zoom liên tục tỷ số zoom lớn” mang lại các tính năng quan sát tích hợp với phạm vi hàng chục kilomet, cung cấp hình ảnh có độ tương phản cao trong nhiều điều kiện khắc nghiệt.

Một sản phẩm của VHT

Như vậy trong năm 2021, USPTO đã cấp cho VHT 05 bằng sáng chế độc quyền, đưa tổng số bằng của VHT sở hữu tới con số 08. Sự kiện này khép lại năm 2021 bội thu số lượng đơn đăng ký và bằng sáng chế được công nhận của VHT ở cả trong nước và quốc tế.

Với 08 văn bằng bảo hộ độc quyền tại Mỹ, đến nay theo danh sách của USPTO, VHT là doanh nghiệp Công nghệ cao của Việt Nam có nhiều bằng sáng chế được bảo hộ độc quyền của Mỹ nhất, bao trùm trên cả 03 lĩnh vực quân sự, dân sự và viễn thông. Số lượng đơn đăng ký của VHT tại Mỹ hiện nay là 39 sáng chế. Các sáng chế vẫn đang được thẩm định và sẽ còn nhiều giải pháp được cấp bằng độc quyền trong thời gian tới.

Tính từ 2017 đến nay, VHT đã có gần 300 đơn đăng ký sáng chế, trong đó Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp 39 văn bằng sáng chế và 19 giải pháp hữu ích. Theo ghi nhận của Cục Sở hữu trí tuệ, năm 2021, Viettel là tổ chức có số lượng đăng ký sáng chế cao nhất ở Việt Nam. Riêng trong năm 2021, VHT đã nộp đơn 66 Sáng chế lên Cục Sở hữu trí tuệ. Trong đó đến đầu tháng 01/2022, số đơn đăng ký sáng chế của VHT đã được chấp nhận là 17 bằng sáng chế, trong đó có đến 05 bằng sáng chế được chứng nhận độc quyền tại Mỹ.

Kỹ sư nghiên cứu sáng chế thuộc lĩnh vực trạm thu phát viễn thông của VHT

Ông Nguyễn Vũ Hà - Tổng Giám đốc TCT Công nghiệp Công nghệ cao Viettel cho biết, các văn bằng sáng chế do Mỹ bảo hộ là vật chứng đảm bảo cho thành công của doanh nghiệp tiến bước vào thị trường quốc tế. Các giải pháp kỹ thuật được đăng ký sáng chế đều là các giải pháp đáp ứng được tính mới trên thế giới, mang tính thực tiễn và ứng dụng cao, giải quyết được những hạn chế về kỹ thuật đã có trong lĩnh vực đăng ký.

Hiện VHT là doanh nghiệp Công nghệ cao của Việt Nam có nhiều bằng sáng chế bảo hộ độc quyền tại Mỹ nhất gồm: (1)Phương pháp phát hiện mục tiêu di chuyển chậm ứng dụng trong đài ra đa cảnh giới bờ;(2) Bộ ghép lai có cổng tổng và cổng hiệu đồng hướng; (3) Phương pháp cân bằng tải có trọng số trên các điểm truy cập dữ liệu; (4) Phương thức phân chia dữ liệu ngẫu nhiên trong các hệ thống phân tán đa vi xử lý; (5) Phương pháp hiệu chỉnh và điều khiển công suất tuyến thu thích ứng theo môi trường truyền dẫn trong hệ thống trạm thu phát gốc vô tuyến; (6) Hệ cơ cấu trợ lực cho robot song song bằng hệ lò xo với trợ lực hằng số; (7) Ống kính hồng ngoại sóng trung zoom liên tục tỷ số zoom lớn; (8) Ăng ten hai phân cực dải rộng.

Số lượng sáng chế được công nhận là một trong các thước đo về trí tuệ và mức độ sáng tạo của một tổ chức. Theo ghi nhận của Cục Sở hữu trí tuệ, năm 2021, Viettel là tổ chức có số lượng đăng ký sáng chế cao nhất ở Việt Nam. Tiếp theo sau là Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, các Đại học quốc gia Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Theo báo cáo của Clarivate, tổ chức quốc tế hàng đầu thế giới về phân tích chất lượng nghiên cứu khoa học, Viettel và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là hai đơn vị có những đột phá về số lượng bằng sáng chế (đạt Giải thưởng Sáng tạo). Trong đó, Viettel là tổ chức có số lượng bằng độc quyền sáng chế tại Mỹ lớn nhất là 05 sáng chế; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ có 03 bằng sáng chế quốc tế trong năm qua.
PV

Tin cùng chuyên mục

PVFCCo-Phú Mỹ tăng vốn điều lệ, đầu tư mạnh để phát triển

PV Drilling tổng kết phong trào thi đua yêu nước 2020 - 2025

Không chỉ đường sắt cao tốc, Hòa Phát sẽ tham gia các dự án ngoài khơi

PVOIL quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025

Tổng công ty Điện lực miền Trung diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại Quảng Trị

Phân bón Cà Mau tiếp tục hành trình kết nối nhà nông

Petrovietnam-Vinachem: Hợp tác toàn diện, hướng tới tương lai công nghệ cao

Hơn cả tiết kiệm: EVNHANOI xây dựng văn hóa sử dụng điện

Đảng bộ Nhiệt điện Quảng Ninh thực hiện tốt học tập, làm theo Bác

Flamingo Heritage Onsen & Resort: Thiên đường nghỉ dưỡng sắp ra mắt tại Tân Trào

Lazada ‘mở khóa’ sức mạnh AI cho mọi nhà bán hàng

Đại hội đồng cổ đông Tập đoàn SCG 2025: Thành công ấn tượng với sự trở lại của ông Đỗ Anh Tuấn

ĐHCĐ Sunshine Homes 2025: Thành công với kế hoạch hợp nhất vào Sunshine Group

EVNNPC tổ chức Hội nghị khách hàng 2025 trên toàn miền Bắc

PVFCCo - Phú Mỹ và Sumagrow Việt Nam mở rộng hợp tác

Sản xuất túi mù, Pop Mart kinh doanh ra sao?

Quý I năm 2025: PVOIL đồng lòng vượt qua khó khăn

PVOIL bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty

Doanh nghiệp chủ động thích ứng trước biến động thị trường xuất khẩu

Petrovietnam: Mốc son mới – Tầm nhìn mới cho chặng đường phát triển