Việt Nam - Úc tổ chức họp Nhóm công tác Thương mại lần 4: Hợp tác thực thi hiệu quả các FTA

Sáng 30/3, Cuộc họp lần thứ 4 Nhóm công tác về Thương mại thuộc khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Đối tác kinh tế Việt Nam – Úc được tổ chức trực tuyến.
Việt Nam - Úc: Tăng cường hợp tác, mở cửa thị trường cho nông, thủy sản Việt Nam - Úc: Tiếp tục tăng cường hợp tác

Cuộc họp do ông Trần Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương và bà Robyn Mudie, Trợ lý thứ nhất, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc đồng chủ trì.

Tham gia Cuộc họp, về phía Việt Nam có các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương, đại diện các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải. Tham gia cuộc họp, về phía Úc có đại diện các Bộ Ngoại giao và Thương mại, Công nghiệp, Khoa học, Năng lượng và Tài nguyên, Bộ Nông nghiệp, Nguồn nước và Môi trường tham dự theo hình thức trực tuyến. Đại diện Đại sứ quán Úc tại Việt Nam tham dự trực tiếp tại Bộ Công Thương.

Đối tác thương mại lớn 7 của Việt Nam

Tại cuộc họp, hai bên tập trung rà soát tình hình triển khai các nội dung hợp tác đã thống nhất tại Cuộc họp Nhóm công tác Thương mại lần thứ 3 và thảo luận các vấn đề mà hai bên mong muốn thúc đẩy đối với thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, hợp tác khu vực và đa phương, hợp tác chuỗi cung ứng và các triển khai nội dung hợp tác quan trọng trong Chiến lược Tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam – Úc (EEES).

Việt Nam - Úc tổ chức họp Nhóm công tác Thương mại lần 4: Hợp tác thực thi hiệu quả các FTA
Cuộc họp lần thứ 4 Nhóm công tác về Thương mại thuộc khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Đối tác kinh tế Việt Nam – Úc được tổ chức trực tuyến

Hai bên bày tỏ vui mừng về kết quả tăng trưởng ấn tượng của thương mại hai chiều giữa hai nước trong thời gian gần đây, đặc biệt kim ngạch song phương năm 2022 đạt 15,7 tỷ USD, đưa Úc trở thành đối tác thương mại lớn 7 của Việt Nam.

Kết quả thương mại ấn tượng là sự ghi nhận nỗ lực của hai bên trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, tận dụng hiệu quả các FTA mà hai nước là thành viên như AANZFTA, CPTPP, RCEP cũng như những biện pháp quyết liệt và chính sách linh hoạt của Chính phủ hai nước, Trong đó có những nỗ lực của Bộ Công Thương và Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc trong thời gian qua.

Thúc đẩy quan hệ song phương

Cùng hưởng ứng kỷ niệm 50 năm Quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Úc, để thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại song phương, tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược đồng thời đưa quan hệ thương mại theo hướng cân bằng, bền vững, hai bên nhất trí thúc đẩy triển khai một số nội dung hợp tác quan trọng sau.

Thứ nhất, tiếp tục thúc đẩy tiến trình mở cửa thị trường, tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, thực phẩm có thế mạnh của nhau như chanh leo, bưởi, hoa tươi cắt cành của Việt Nam; mật ong, vỏ ruột động vật, thịt căng-ga-ru và thịt nai của Úc.

Thứ hai, tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư trong lĩnh vực khai thác và chế biến than, khí tự nhiên hóa lỏng và khoáng sản.

Thứ ba, hợp tác kỹ thuật và đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ tư, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về xúc tiến thương mại và chuỗi cung ứng.

Thứ năm, giao thông vận tải (như chương trình Aus4Transport), thúc đẩy ký kết Nghị định thư sửa đổi và bổ sung Hiệp định hàng không Việt Nam – Úc.

Đối với các hợp tác đa phương và khu vực, hai bên đã trao đổi, chia sẻ các vấn đề cùng quan tâm như: thực thi có hiệu quả RCEP, CPTPP, RCEP; nâng cấp AANZFTA trong năm 2023; tiến trình gia nhập CPTPP của một số nền kinh tế; hợp tác trong các khuôn khổ hợp tác IPEP, WTO… Các nội dung trao đổi, đề xuất đều hướng đến mục tiêu mang lại lợi ích thiết thực cao nhất cho cộng đồng doanh nghiệp, góp phần củng cố và phát triển chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, hỗ trợ phục hồi kinh tế giai đoạn hậu COVID-19, đảm bảo chuỗi cung ứng, tăng cường hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.

Về hợp tác trong khuôn khổ Chiến lược EEES, hai bên đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan hữu quan hai nước đặc biệt là triển khai định kỳ Đối thoại về Phòng vệ thương mại; tích cực đàm phán, xây dựng 02 Bản ghi nhớ thành lập cơ chế đối thoại cấp Bộ trưởng về thương mại và năng lượng, khoáng sản; nghiên cứu, đề xuất ký kết Biên bản ghi nhớ về Thương mại số. Dự kiến việc ký kết 02 Bản ghi nhớ thiết lập cơ chế đối thoại cấp Bộ trưởng về thương mại và năng lượng, khoáng sản trong năm 2023 sẽ tạo ra kênh trao đổi quan trọng cho các cơ quan chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp thúc đẩy hơn nữa các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực này.

Kết thúc Cuộc họp, ông Trần Quang Huy đã gửi lời cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam và các Bộ ngành liên quan của hai nước trong việc chuẩn bị và tham gia ý kiến tại cuộc họp. Thay mặt đoàn Úc, Bà Robyn Mudie đánh giá cao tầm quan trọng của Cuộc họp lần thứ 4 Nhóm công tác Thương mại trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương và cảm ơn sự phối hợp tích cực của phía Việt Nam.

Cuộc họp Nhóm công tác đã diễn ra trong không khí cởi mở, chia sẻ, hiểu biết lẫn nhau và đã đạt những kết quả tích cực. Các nội dung hai bên trao đổi, thống nhất tại Cuộc họp sẽ được báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng Đối tác kinh tế Việt Nam – Úc dự kiến tổ chức vào giữa tháng 4 năm 2023.

Trong 02 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Úc đạt 2 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Úc đạt 769,4 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Úc đạt 1,2 tỷ USD.
Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường châu Á – châu Phi

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Năm 2023, châu Phi có nhu cầu nhập khẩu 17,7 triệu tấn gạo

Năm 2023, châu Phi có nhu cầu nhập khẩu 17,7 triệu tấn gạo

Để đáp ứng nhu cầu về gạo ước đạt trên 42,2 triệu tấn trong năm 2023, châu Phi dự kiến nhập khẩu khoảng 17,7 triệu tấn gạo.
Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu đạt trên 40%

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu đạt trên 40%

Đến năm 2030, Việt Nam giảm mục tiêu xuất khẩu gạo còn khoảng 4 triệu tấn và phấn đấu tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu đạt trên 40%.
Đẩy mạnh liên kết, hướng đến xuất khẩu xanh

Đẩy mạnh liên kết, hướng đến xuất khẩu xanh

Để không bị loại khỏi cuộc chơi bởi các tiêu chuẩn khắt khe do các thị trường nhập khẩu đặt ra, xuất khẩu của Việt Nam cần đẩy mạnh liên kết theo hướng xanh.
VASEP lý giải nguyên nhân xuất khẩu cá khô, cá hộp lên ngôi

VASEP lý giải nguyên nhân xuất khẩu cá khô, cá hộp lên ngôi

Trong khi các mặt hàng thủy sản chủ lực sụt giảm kim ngạch xuất khẩu thì cá khô, cá hộp lại ghi nhận tăng, cho thấy sự “lên đời” của nhóm sản phẩm này.
Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc có bị gia tăng sức ép cạnh tranh?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc có bị gia tăng sức ép cạnh tranh?

Hồ tiêu Campuchia được phép xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc. Liệu mặt hàng này có bị gia tăng sức ép cạnh tranh tại trường này?

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc tại Hải Phòng về Đề án phát triển dịch vụ logistics

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc tại Hải Phòng về Đề án phát triển dịch vụ logistics

Ngày 24/5/2023, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân và đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với UBND TP Hải Phòng về Đề án phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.
Xuất khẩu gạo: Thị trường thuận lợi nhưng thiếu vốn

Xuất khẩu gạo: Thị trường thuận lợi nhưng thiếu vốn

Thị trường xuất khẩu gạo có nhiều thuận lợi khi đơn hàng, giá bán đều tăng mạnh. Tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu gạo rơi vào tình trạng “đói” vốn.
Thêm 47 mã số vùng trồng sầu riêng được Trung Quốc cấp phép

Thêm 47 mã số vùng trồng sầu riêng được Trung Quốc cấp phép

Việt Nam vừa có thêm 47 mã số vùng trồng sầu riêng được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp phép, nâng con số này đến thời điểm hiện nay lên 293.
Thị trường trầm lắng: Doanh nghiệp xuất khẩu nỗ lực tìm hướng đi mới

Thị trường trầm lắng: Doanh nghiệp xuất khẩu nỗ lực tìm hướng đi mới

Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc, các doanh nghiệp xuất khẩu đang nỗ lực xoay xở tìm hướng đi mới.
4 tháng đầu năm 2023, Hàn Quốc giảm nhập cao su từ thị trường Việt Nam

4 tháng đầu năm 2023, Hàn Quốc giảm nhập cao su từ thị trường Việt Nam

4 tháng đầu năm 2023, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc giảm.
Nông sản, trái cây Việt có thua Thái Lan tại thị trường Trung Quốc?

Nông sản, trái cây Việt có thua Thái Lan tại thị trường Trung Quốc?

Số lượng trái cây, nông sản Thái Lan được xuất chính ngạch sang Trung Quốc nhiều hơn Việt Nam. Nông sản, trái cây Việt có thua Thái Lan tại thị trường này?
Xuất khẩu vải thiều rộng cửa, hứa hẹn mùa vụ thuận lợi

Xuất khẩu vải thiều rộng cửa, hứa hẹn mùa vụ thuận lợi

Đến nay, các điều kiện phục vụ xuất khẩu quả vải thiều đi các thị trường đã xong. Với tín hiệu thị trường khả quan, kỳ vọng xuất khẩu vải thiều sẽ thuận lợi.
Bộ Công Thương đồng hành, hỗ trợ hiệu quả xuất khẩu nông, lâm, thủy sản

Bộ Công Thương đồng hành, hỗ trợ hiệu quả xuất khẩu nông, lâm, thủy sản

Trong các năm gần đây, xuất khẩu nông lâm thủy sản chịu tác động “rung lắc” của thị trường. Bộ Công Thương đã có nhiều giải pháp hỗ trợ hiệu quả, kịp thời.
Bộ Công Thương tổ chức xét chọn doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2022

Bộ Công Thương tổ chức xét chọn doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2022

Ngày 19 tháng 5 năm 2023, Bộ Công Thương ban hành Công văn số 3028/BCT-XNK của Bộ Công Thương về xét chọn “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2022.
Bộ Công Thương lấy ý kiến góp ý thông tư quy định về xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương lấy ý kiến góp ý thông tư quy định về xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 3/4/2018 quy định về xuất xứ hàng hóa.
Giá hồ tiêu có đang vào chu kỳ tăng mới?

Giá hồ tiêu có đang vào chu kỳ tăng mới?

Dự báo quý II/2023, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sẽ khả quan nhờ nhu cầu tăng cao. Việc này sẽ đẩy giá tiêu trong nước tăng trong bối cảnh nguồn cung hạn chế.
Vượt 230 tỷ USD, kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn giảm 40 tỷ USD so với cùng kỳ

Vượt 230 tỷ USD, kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn giảm 40 tỷ USD so với cùng kỳ

Lũy kế từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 230,58 tỷ USD, giảm xấp xỉ 40 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
4 tháng đầu năm 2023, Việt Nam chi gần 600 triệu USD nhập khẩu rau quả

4 tháng đầu năm 2023, Việt Nam chi gần 600 triệu USD nhập khẩu rau quả

Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho hay, 4 tháng đầu năm 2023, Việt Nam chi gần 600 triệu USD để nhập khẩu rau quả, tăng 1,57% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu giảm mạnh, doanh nghiệp dệt may đối mặt nhiều thách thức

Xuất khẩu giảm mạnh, doanh nghiệp dệt may đối mặt nhiều thách thức

4 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may giảm tới 20%, doanh nghiệp tiếp tục gặp khó do chi phí đầu vào liên tục tăng, tiêu dùng chưa khởi sắc.
Tháng 4/2023, giá hạt điều xuất khẩu đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2022

Tháng 4/2023, giá hạt điều xuất khẩu đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2022

Tháng 4/2023, giá xuất khẩu bình quân hạt điều có xu hướng tăng, đạt 5.944 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 10/2022.
4 tháng, cả nước nhập khẩu 3,26 triệu tấn xăng dầu

4 tháng, cả nước nhập khẩu 3,26 triệu tấn xăng dầu

4 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu 3,26 triệu tấn xăng dầu với tổng kim ngạch đạt 2,77 tỷ USD, giảm 4,8% về lượng và 16,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái
Tháng 4/2023, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ tăng nhẹ trở lại sau 3 tháng giảm liên tiếp

Tháng 4/2023, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ tăng nhẹ trở lại sau 3 tháng giảm liên tiếp

Tháng 4/2023, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam đạt 13,5 triệu USD, tăng nhẹ trở lại sau 3 tháng liên tiếp giảm.
Quý I/2023: Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thụy Sĩ tăng

Quý I/2023: Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thụy Sĩ tăng

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thụy Sĩ tăng từ 8,56% trong quý I/2022 lên 9,17% trong quý I/2023.
Dồn lực gỡ khó cho xuất khẩu thủy sản

Dồn lực gỡ khó cho xuất khẩu thủy sản

Trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản gặp khó trăm bề, nhiều doanh nghiệp đang tìm cách tái cấu trúc sản xuất; chấp nhận giảm lợi nhuận, giảm lao động và thu nhập.
201 thương nhân Trung Quốc lên kế hoạch thu mua vải thiều Việt Nam

201 thương nhân Trung Quốc lên kế hoạch thu mua vải thiều Việt Nam

Đến thời điểm này, đã có 201 thương nhân Trung Quốc đăng ký nhập cảnh Việt Nam thu mua vải thiều.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động