Việt Nam - thị trường lớn của các nhà xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu

Dù là quốc gia nông nghiệp, nhưng 10 tháng đầu năm 2021, Việt Nam chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu. Con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên và mang lại cơ hội lớn hơn cho các nhà xuất khẩu ngô và phụ phẩm lên men (DDGS)….

Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu vượt mốc 4 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng năm 2021 kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu đã đạt gần 4,14 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020. Điều đáng chú ý là mới có 10 tháng đã vượt mốc 4 tỷ USD, vì vậy kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này sẽ còn tăng lên đáng kể khi kết thúc năm.

Về thị trường, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu nhập khẩu nhiều nhất từ Argentina. Trong 10 tháng năm 2021, nhập khẩu từ thị trường này đạt 1,45 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ 2020, chiếm 35% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của cả nước. Đứng thứ 2 là Hoa Kỳ, trong 10 tháng năm 2021 đạt 692,36 triệu USD, tăng mạnh 66,3% so với cùng kỳ, chiếm 16,7%.

Giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục
Giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục trong thời gian qua

Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ thị trường Brazil trong 10 tháng tăng mạnh 42,2% so với cùng kỳ, đạt 487,37 triệu USD, chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ thị trường EU trong 10 tháng năm 2021 cũng tăng mạnh 47,4% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 337,76 triệu USD. Nhập khẩu từ thị trường Đông Nam Á tăng 18%, đạt 297,29 triệu USD.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô trong tháng 10/2021 đạt 819 nghìn tấn ngô, kim ngạch đạt 234 triệu USD, tăng 14% về lượng, tăng 6% về giá trị so với tháng 9. Lũy kế 10 tháng, nhập khẩu ngô của cả nước đạt 8,5 triệu tấn, tương đương 2,4 tỷ USD, giảm 15% về lượng và tăng 21% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Ngô được nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu từ ba thị trường Argentina, Brazil và Ấn Độ. Giá ngô nhập khẩu trong tháng 10 đạt 286 USD/tấn, giảm nhẹ 7% so với đợt tăng giá cao điểm từ tháng 6 - 9, nhưng vẫn tăng 55% so với tháng 10/2020.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, cùng với đà tăng của hàng hóa, lương thực trên toàn cầu, giá thức ăn chăn nuôi vẫn chưa hạ nhiệt. “Từ nay đến cuối năm giá thức ăn khó có thể hạ, thậm chí còn tăng cao vì giá nguyên liệu thức ăn trên thế giới chưa hạ nhiệt”, ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam - cho biết.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam đã tăng cường nhập khẩu ngô làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để phục vụ ngành sản xuất thịt, vốn đã tăng trưởng gần 30% trong thập kỷ qua. Đến nay, Việt Nam là nhà nhập khẩu ngô lớn nhất ở Đông Nam Á và dự báo sẽ là nhà nhập khẩu ngô lớn thứ năm trên toàn cầu vào các năm 2021/22.

Theo Báo cáo Thương mại Nông nghiệp Quốc tế của USDA, nuôi trồng thủy sản và động vật có vỏ hoặc các loài khác cũng đang được mở rộng tại Việt Nam và tạo thêm nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vào thị trường tiềm năng này. Cùng với ngô, các mặt hàng xuất khẩu phục vụ thức ăn chăn nuôi và thủy sản của Hoa Kỳ như bột ngũ cốc sấy khô, phụ phẩm lên men (DDGS) đã tăng trưởng mạnh trong thập kỷ qua. Việt Nam hiện là một trong những nhà nhập khẩu hàng đầu của mặt hàng này của Hoa Kỳ, nhất là việc sử dụng DDGS làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng protein và năng lượng cao.

Dự báo, nhu cầu nhập khẩu ngô và phụ phẩm ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi của Việt Nam tiếp tục tăng cao, với mức gấp ba lần trong vòng 10 năm tới. Trong đó ngô chiếm phần lớn, còn lại là lúa mì và lúa mạch thể hiện qua xu hướng trong ngành sản xuất thịt.

Cụ thể là mặc dù sản lượng thịt tổng thể ở Việt Nam giảm trong năm 2019 do tác động của ASF đối với sản xuất thịt lợn, nhưng sản lượng thịt gà và thịt bò đều tăng trưởng trong giai đoạn này. Dự báo tiêu thụ thịt bình quân đầu người ở Việt Nam cũng tiếp tục tăng, chính vì vậy nhu cầu về protein động vật sẽ tiếp tục tăng.

Theo USDA, bên cạnh sự phục hồi của sản xuất thịt lợn và mở rộng sản xuất thịt bò và thịt gia cầm, ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển của Việt Nam sẽ mang lại cơ hội lớn hơn cho các nhà xuất khẩu ngô và DDGS làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Giải bài toán phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu không dễ

Ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp nước ta vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2020 Việt Nam chi tới 6 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Ông Nguyễn Thanh Sơn đánh giá, ngành thức ăn chăn nuôi có sự phát triển và tăng trưởng cao nhất, bình quân trong 10 năm qua đạt tăng trưởng 13-15%/năm cả về sản lượng, giá trị. Đây cũng là ngành mang lại lợi nhuận lớn nhất. Chính vì vậy, có rất nhiều ông lớn đổ xô vào ngành thức ăn chăn nuôi, vì đây là thị trường béo bở.

Ông Tống Xuân Chinh - Cục Phó Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - đánh giá, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với bất cứ quốc gia nào cũng đều rất quan trọng, chiếm 65-70% giá trị sản xuất, chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến giá thành chăn nuôi của sản phẩm.

Mỗi một năm chúng ta cần 32-33 triệu tấn thức ăn chăn nuôi các loại, trong đó có hơn 7 triệu tấn do bà con nông dân tự sử dụng nguyên liệu phối trộn theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp; còn lại sản lượng 26 triệu tấn (bao gồm cả thức ăn chăn nuôi và thủy sản) là do các doanh nghiệp sản xuất. Hiện, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đang đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 10 thế giới về công nghệ.

Ngoài đầu tư về công nghệ, các doanh nghiệp còn đầu tư mở rộng quy mô nhà máy, xưởng sản xuất; tiêu biểu là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn như CP, Deheus… họ đang xây dựng những nhà máy sản xuất hiện tại ở Tây Bắc, Tây Nguyên, kết hợp với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư dây chuyển, thiết bị hiện đại.

Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp đều đồng loạt mở rộng nhà máy. Ông Tống Xuân Chinh lý giải, đây là thị trường tiềm năng khi ngoài việc đáp ứng nhu cầu thịt, trứng sữa cho 97 triệu người dân trong nước, chúng ta còn có tham vọng xuất khẩu các sản phẩm từ chăn nuôi. Thực tế đã xuất khẩu bước đầu, mang về giá trị khoảng 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, bất cập lớn nhất là ngành thức ăn chăn nuôi còn phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu nhập khẩu. Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta có sản lượng lúa lớn mà không sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi lại phải đi nhập khẩu?, tại sao Việt Nam không trồng ngô trong nước lại phải đi nhập khẩu?, hàng năm chúng ta xuất khẩu một số lượng lớn thuỷ sản như cá tra, tôm, thừa rất nhiều phụ phẩm đầu tôm, cá tra. Tại sao chúng ta không sử dụng những phụ phẩm ấy để chế biến thức ăn chăn nuôi?....

Ông Tống Xuân Chinh cho hay, đây là bài toán kinh tế, khi 1kg ngô chỉ khoảng 7.000-8.000/kg còn 1kg gạo cũng đã 12.000-13.000 đồng/kg. Bởi diện tích đất của chúng ta phần lớn là trồng lúa và phù hợp với trồng lúa. Còn thông tin tại sao xuất khẩu rồi lại nhập về thì đây là câu chuyện cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tùy theo tính toán về kinh tế mà họ có động thái phù hợp với mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vấn đề này chúng ta không can thiệp được và cũng không nên can thiệp. “Hiện bà con đã chuyển 1 phần đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô sinh khối, theo mục tiêu sẽ có 500.000ha đất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng ngô sinh khối để có thể chủ động hơn trong nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi”, ông Tống Xuân Chinh cho biết thêm.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tháng 4/2025 của Việt Nam tiếp tục tăng và tiệm cận mức kỷ lục năm 2021 liệu có đáng lo ngại?
Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Muốn nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm bắt buộc phải đổi mới tư duy và cách làm, phải lấy khoa học công nghệ, chuyển đổi số làm nền tảng
Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục 9,18 triệu tấn với kim ngạch 5,75 tỷ USD. Kết quả này có công từ công tác chọn tạo giống.
Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Giữ vững vị thế sầu riêng Việt cần nền tảng pháp lý vững chắc, tiêu chuẩn kỹ thuật đồng bộ và một hệ thống quản lý chủ động, minh bạch.
Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Australia vừa hoàn tất đánh giá rủi ro cho quả bưởi Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu sản phẩm bưởi vào thị trường này.

Tin cùng chuyên mục

Lý do tổ yến

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Hiện có hơn 4 tấn tổ yến tinh chế và hàng triệu sản phẩm tổ yến được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, giá trị hơn 4 triệu USD, khiêm tốn so với tiềm năng.
Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

4 tháng năm 2024, giá cà phê xuất khẩu tăng 67,5% kéo xuất khẩu cà phê tăng 51,1%. Cà phê Robusta Việt Nam ngày càng được thị trường thế giới ưa chuộng.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Bốn tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Đa dạng hóa thị trường, tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động thích ứng với biến động của thị trường.
Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Theo số liệu từ Chi cục Thống kê Hà Nội, 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 12,3%.
Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2024. Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng.
Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Để nâng kim ngạch thương mại, cùng với lĩnh vực truyền thống, Việt Nam - Kazakhstan cần mở rộng hợp tác sang các ngành công nghiệp nền tảng, có tính đột phá.
Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

4 tháng năm 2025, tất cả các nhóm hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đều tăng so với cùng kỳ đã đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7%.
Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Theo Cục Hải quan, quý 1/2025, xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.
Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Cung giảm, cầu tăng đẩy giá dừa lên mức cao nhất từ trước đến nay. Dự báo, xuất khẩu dừa có thể đạt trên 1,2 tỷ USD năm nay.
EC lùi thời gian thanh tra

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

EC đề nghị Việt Nam gửi báo cáo tiến độ khắc phục tồn tại gỡ ‘thẻ vàng’ IUU trước 15/9 và sẽ thực hiện đợt thanh tra lần 5 vào cuối năm 2025.
Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề xuất áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) 0% đối với các dịch vụ cho hoạt động xuất khẩu.
Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Campuchia trở thành quốc gia thứ 5 sau Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc.
Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Phải mạnh dạn, có thể rất đau, nhưng bỏ đi những luật không cần thiết, những nghị định đang là rào cản sẽ tạo động lực để kinh tế tư nhân bứt phá.
Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Nhu cầu hàng hóa, nông sản của thị trường EU là rất lớn, tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất để đưa được hàng vào châu Âu đó là tiêu chuẩn, chất lượng.
Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chủ động lựa chọn phân khúc thị trường khó tính, trong đó có thị trường Nhật Bản, đây là cách để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam.
Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Hành trình xuất nhập khẩu 50 năm qua là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đất nước trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện năng lực sản xuất.
Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
Mobile VerionPhiên bản di động