Việt Nam - Singapore là hình mẫu về hợp tác kinh tế song phương tại khu vực Đông Nam Á

Hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam - Singapore là hình mẫu về hợp tác kinh tế song phương tại khu vực Đông Nam Á.
Thúc đẩy tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore Tìm kiếm cơ hội đưa nông sản Việt Nam vào thị trường Singapore

Tối 1/8, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt Nam-Singapore đã phối hợp cùng Đại sứ quán Singapore tại Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1/8/1973-1/8/2023), 10 năm quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Singapore.

Tại Lễ kỷ niệm, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gửi tới Chính phủ và nhân dân Singapore lời chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore.

Cách đây 50 năm, Việt Nam và Singapore chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, nhưng mối giao lưu giữa hai dân tộc khởi nguồn khá sớm, từ đầu thế kỷ XIX thông qua sự kết nối của các thương nhân. Đặc biệt, trong hành trình tìm đường cứu nước đầy gian khổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đến Singapore 2 lần vào đầu thập niên 1930.

Lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1/8/1973-1/8/2023), 10 năm quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Singapore.
Lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1/8/1973-1/8/2023), 10 năm quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Singapore

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhắc lại, ngày nay, tượng đài của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt trang trọng tại khuôn viên Công viên Văn minh châu Á, thể hiện sự tôn vinh, quý trọng của Chính phủ và nhân dân Singapore đối với Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là minh chứng cho tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc, hai đất nước. Trong khi đó, Ngài Lý Quang Diệu - Vị Thủ tướng đầu tiên, Nhà lập quốc của Singapore hiện đại cũng là người bạn lớn của nhân dân Việt Nam, đã có nhiều đóng góp quan trọng vào tiến trình phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.

Nửa thế kỷ qua, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, đặc biệt sau khi nâng tầm quan hệ lên Đối tác Chiến lược vào năm 2013, quan hệ giữa Việt Nam và Singapore đã có bước phát triển mạnh mẽ, năng động và thực chất. Nhiều chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp, trên các kênh diễn ra thường xuyên, ngay cả trong điều kiện dịch bệnh khó khăn như thời gian qua, đã tạo tiền đề, môi trường thuận lợi thúc đẩy hợp tác sâu rộng giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.

Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh, hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư là hình mẫu về hợp tác kinh tế song phương tại khu vực Đông Nam Á. Hiện Singapore dẫn đầu trong ASEAN và đứng thứ 2 trên thế giới về đầu tư tại Việt Nam. Các khu Công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) trải dài từ Bắc đến Nam đã trở thành biểu tượng của sự thành công về hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đón tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày 9/2/2023, tại Dinh Istana, Singapore.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đón tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày 9/2/2023, tại Dinh Istana, Singapore.

Các khu VSIP thực sự là những ngọn hải đăng trong hợp tác kinh tế giữa hai nước, không chỉ góp phần thúc đẩy công nghiệp, hiện đại hóa ở Việt Nam, mà còn đóng góp vào chuỗi cung ứng và kết nối kinh tế trong khu vực như Thủ tướng Lý Hiển Long đánh giá “VSIP không chỉ mang lại lợi ích cho hai nước Việt Nam và Singapore, mà còn đóng góp cho cả khu vực”.

"Gần đây, việc thiết lập quan hệ đối tác Kinh tế Số - Kinh tế Xanh Việt Nam-Singapore vào tháng 2/2023 là dấu mốc quan trọng, mở ra cơ hội mới nhằm đẩy mạnh hợp tác phát triển bền vững giữa hai nước, nhất là hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp theo" - Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho hay.

Bên cạnh đó, hợp tác giáo dục, giao lưu nhân dân không ngừng phát triển, là cầu nối vững chắc cho quan hệ Đối tác chiến lược. Hàng chục nghìn học giả, học sinh, sinh viên, người lao động Việt Nam đã và đang sinh sống, học tập, làm việc tại Singapore. Chương trình Hợp tác Singapore (SCP) đã triển khai rất hiệu quả, góp phần phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ đào tạo hơn 21.000 cán bộ Việt Nam, trong đó có nhiều cán bộ cấp cao. Những bài học thành công trong phát triển đất nước Singapore có ý nghĩa quan trọng, giúp Việt Nam trong xây dựng, kiến thiết đất nước sau chiến tranh và quản trị hiện đại.

Việt Nam luôn ghi nhớ và cảm ơn sự giúp đỡ thiết thực của bạn bè quốc tế trong thời điểm khó khăn, khi COVID-19 bùng phát, Singapore là một trong những nước đầu tiên trong ASEAN hỗ trợ trang thiết bị, vật tư y tế giúp Việt Nam phòng, chống và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội - Phó Chủ tịch nước khẳng định và cho rằng: “Quan hệ Việt Nam-Singapore là một hình mẫu thành công cả trên bình diện song phương và đa phương, cả khu vực và quốc tế. Từ quan hệ chính trị chân thành, tin cậy đã tạo tiền đề thúc đẩy quan hệ hợp tác sâu rộng, thực chất và hiệu quả trên nhiều lĩnh vực."

Phó Chủ tịch nước tin tưởng rằng, trên nền tảng vững chắc đã được xây dựng trong 50 năm qua, với quyết tâm cao của lãnh đạo, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp hai nước, quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Singapore sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp hơn nữa trong thời gian tới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần xây dựng cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường và vững mạnh; vì hòa bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho biết, điểm nổi bật của mối quan hệ Việt Nam - Singapore là sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau mạnh mẽ, được vun đắp thông qua các trao đổi thường xuyên ở tất cả các cấp.

Đại sứ tin tưởng rằng, với nền tảng vững chắc mà lãnh đạo, nhân dân hai nước cùng nhau xây dựng, quan hệ giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp hơn nữa trong tương lai.

Thông tin nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1/8/1973-1/8/2023) và 10 năm Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore (1993-2023), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore có được như ngày nay là thành quả dày công vun đắp của nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước. Các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước luôn tạo xung lực mạnh mẽ cho tăng cường tin cậy chính trị, mở rộng và làm sâu sắc hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư là một trụ cột và động lực quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Singapore.

Với kim ngạch thương mại hai chiều tăng gấp 3 lần trong 25 năm qua, từ hơn 3 tỷ USD năm 1997 lên hơn 9 tỷ USD năm 2022, Singapore là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam trong ASEAN. Singapore hiện có hơn 3.200 dự án và 73,4 tỷ USD vốn đăng ký, đứng thứ hai trong số các nước có đầu tư FDI vào Việt Nam và là nước ASEAN đầu tư nhiều nhất vào nước ta.

Riêng 3 năm gần đây, Singapore liên tục là đối tác đầu tư lớn nhất và tham gia hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế của Việt Nam. Từ khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) đầu tiên được khởi động năm 1996 tại Bình Dương, đến nay, Việt Nam là quốc gia Singapore xây dựng nhiều khu công nghiệp nhất trên thế giới với 14 khu VSIP tại 10 tỉnh, thành phố, thu hút hơn 17 tỷ USD vốn đầu tư và khoảng 900 dự án, tạo việc làm cho gần 300 nghìn lao động.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Singapore (1/8/1973-1/8/2023), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã gửi điện mừng đến Tổng thống Halimah Yacob; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện mừng đến Thủ tướng Lý Hiển Long, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi điện mừng đến Quyền Chủ tịch Quốc hội Jessica Tan.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi điện mừng đến Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan.

Hà Hương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Singapore

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS Lê Hải Bình, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nêu rõ, chống lãng phí gắn với phòng chống tham nhũng, tinh gọn bộ máy là nhằm quy tụ, tăng cường nguồn lực.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành Công Thương sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế.
Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Sáng 23/12 tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng yêu cầu phải thay đổi quan niệm về chất lượng và môi trường sống của nhà ở xã hội.
Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cần nghiên cứu đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai -Hà Nội -Hải Phòng.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai.
Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Sự lãng phí không chỉ là con số về mặt tài chính mà còn là những hệ lụy xoay quanh nó như lãng phí về nguồn lực đất đai, cơ hội phát triển của đất nước...
Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Những hy vọng, hạnh phúc đang dần trở lại nơi khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông, với đóng góp không nhỏ từ những 'người Dầu khí'.
Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng mong đưa 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng (Lào Cai) sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc” với tinh thần “sự sống nảy sinh từ cái chết”.
Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Những năm qua, Bộ Công Thương đã chủ động, quyết liệt triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả.
Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Ở thời điểm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ông đang là chàng trai ngoài đôi mươi trào dâng nhiệt huyết với những khát khao cống hiến cho dân, cho nước.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải đáp nhiều nội dung Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quan tâm về việc phát triển điện hạt nhân.
Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, trong xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số đây là cơ hội lớn cho Bộ TN&MT và Bộ Nông nghiệp và PTNT sau sáp nhập.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thông tin trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Nội vụ.
Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm.
Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Sáng 21/12, Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng.
Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Sáng 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đây là một trong số các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho Bộ Công Thương về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, tạo đột phá về ngoại giao kinh tế.
Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Các bộ, ngành, địa phương không để xảy ra tình trạng chậm, muộn làm ảnh hưởng tới kết quả, tiến độ tổng kiểm kê tài sản công của cả nước.
Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân (PAP), Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhấn mạnh, ông luôn tâm niệm cần sống xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động