Việt Nam quyết tâm, chủ động và trách nhiệm khi tham gia WEF 2017
Hội nhập - Quốc tế Thứ sáu, 13/01/2017 - 14:25 Theo dõi Congthuong.vn trên
![]() |
Việt Nam chủ trương xây dựng Chính phủ liêm chính, hành động và kiến tạo phát triển |
Nhận lời mời của ông Klaus Schwab - Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới 2017, từ ngày 17-20/1/2017, tại Davos (Thụy Sỹ). Tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo của 11 tập đoàn, công ty lớn là thành viên của WEF như Viettel, FPT, VinGroup…
Đây không phải lần đầu tiên một lãnh đạo đứng đầu Chính phủ Việt Nam tham dự WEF, nhưng sự hiện diện của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn năm nay truyền tải một thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng về sự đổi mới, hội nhập quốc tế và cam kết xây dựng một Chính phủ hành động và kiến tạo phát triển.
Năm 2016, Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, thông qua kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020, với thông điệp chính là đổi mới toàn diện và đồng bộ đất nước với định hướng, chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế. Chính phủ đã ban hành một loạt các biện pháp và chính sách về đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thể hiện quyết tâm rất lớn thông qua các phiên họp thường kỳ của Chính phủ và sự hiện diện của lãnh đạo Chính phủ tại các diễn đàn doanh nghiệp.
Trong bối cảnh như vậy, chủ trương xây dựng Chính phủ liêm chính, hành động, kiến tạo phát triển, phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp của Việt Nam lại có nét tương đồng lớn với chủ đề của Diễn đàn năm nay là “Lãnh đạo chủ động và có trách nhiệm”. Qua đó, Việt Nam đang chứng tỏ nằm trong xu thế phát triển chung của thế giới.
Tham dự WEF 2017, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam mong muốn xây dựng và củng cố lòng tin của các chính phủ, doanh nghiệp duy trì hợp tác kinh tế với Việt Nam. Năm 2016 được nhiều chuyên gia nhận định là “nhiễu loạn” với sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, hướng nội, dân túy cộng thêm tình hình tài chính thế giới không mấy khả quan, Việt Nam xuất hiện với tư cách là nền kinh tế có mức tăng trưởng sáng sủa và là đối tác cởi mở, thân thiện. Chính mong muốn củng cố lòng tin này sẽ tạo môi trường phát triển cho Việt Nam không chỉ trong năm 2017 mà còn những năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, WEF 2017 là dịp thuận lợi và phù hợp để phái đoàn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quảng bá vị thế và vai trò của Việt Nam trên cương vị chủ nhà của APEC 2017, mục tiêu đối ngoại lớn nhất trong năm nay. Năm 2017, Việt Nam là nước chủ nhà đảm nhận vai trò điều phối các hoạt động của Hội nghị cấp cao APEC 2017, thu hút sự quan tâm rất lớn của chính phủ các nền kinh tế trong khu vực và thế giới.
Ngoài ra, việc tham dự WEF 2017 cũng giúp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nắm bắt được ý tưởng, xu thế thế giới, từ đó áp dụng vào Việt Nam. Trong thế giới “nhiễu loạn”, sẽ là rất cần thiết cho các nhà lãnh đạo nắm bắt được xu thế quản trị toàn cầu để từ đó ứng phó với các bất ổn an ninh và khủng hoảng; thúc đẩy phát triển bao trùm và bền vững; tái cơ cấu kinh tế và cải cách xã hội; đi kèm với phát triển các hệ thống công nghiệp và mô hình kinh doanh mới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra.
TIN LIÊN QUAN | |
![]() | Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Diễn đàn Kinh tế thế giới |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

IEA: Châu Âu sẽ phải cắt giảm 30% việc sử dụng khí đốt tự nhiên

Tăng cường quảng bá hình ảnh Việt và hàng hoá Việt tại Bỉ

Hội nghị quán triệt và triển khai Kết luận 12 và Nghị quyết 169 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Turkmenistan

Ngân hàng trung ương ở châu Á chi hàng tỷ USD để ngăn đà sụt giảm của đồng nội tệ
Tin cùng chuyên mục

Tại sao OPEC không có lời giải về giá dầu cao?

Việt Nam - Cuba: Cần tận dụng tốt hiệp định thương mại song phương

Thị trường trái phiếu Đông Á tăng trưởng chậm lại

Tác động “nhãn tiền” của “Gói Geneva” đối với các nền kinh tế đang phát triển

Vương quốc Anh và EU đạt được thỏa thuận cải cách Hiệp ước Hiến chương Năng lượng

Tuần lễ hàng và ẩm thực Việt Nam tại Anh: Đưa hàng Việt Nam ra thị trường thế giới

Chiến lược mới của EU và liên kết ASEAN ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Xu hướng sử dụng container “thông minh” trên toàn cầu đang bùng nổ

Giải mã nguồn cơn khủng hoảng lương thực ở châu Á

ASEAN và Vương quốc Anh chính thức khởi động quan hệ đối tác đối thoại

Hội nghị hợp tác đa lĩnh vực giữa Việt Nam, Lào và Thái Lan

Tăng cường năng lực về kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam

Cơ quan Năng lượng quốc tế ước tính tăng 8% đầu tư vào năng lượng toàn cầu

Hiệp định RCEP giúp châu Á Thái Bình Dương chiếm ưu thế về kinh tế kỹ thuật số

Việt Nam - Campuchia: 55 năm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống"

Hiệp định thương mại tự do: Cơ hội để xuất khẩu gỗ sang thị trường Australia

80% các nhà kinh tế coi “lạm phát kèm suy thoái” là rủi ro dài hạn của Mỹ

Việt Nam - UAE: Tăng cường cung cấp thông tin về thị trường của nhau

Hiệp định EVFTA: Cơ hội cho thuỷ sản Việt Nam "bám rễ" tại thị trường Bắc Âu
