Việt Nam là thị trường trọng điểm của Tập đoàn Airbus

Trao đổi với phóng viên trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022, lãnh đạo Tập đoàn Airbus nhấn mạnh, Việt Nam là thị trường trọng điểm của Airbus.
Airbus bổ nhiệm Tổng giám đốc mới tại Việt Nam Thị trường hàng không phục hồi, Airbus bàn giao hàng trăm máy bay Máy bay A350 của Airbus nhận được hơn 900 đơn đặt hàng

Chiều ngày 7/12, trao đổi với các phóng viên trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 diễn ra trong tuần này, lãnh đạo của Airbus cho biết, Airbus nhận thấy tiềm năng tăng trưởng trong các hoạt động về quân sự và hàng không vũ trụ tại Việt Nam, đồng thời tái khẳng định cam kết về sự hiện diện của tập đoàn tại đây.

Việt Nam là thị trường trọng điểm của Tập đoàn Airbus
Bà Hoàng Tri Mai, Tổng Giám đốc Airbus tại Việt Nam chia sẻ với phóng viên trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

"Việt Nam là thị trường trọng điểm của Airbus, nơi hãng đã phát triển để được lựa chọn là nhà cung cấp các sản phẩm máy bay thương mại, quốc phòng, trực thăng và hàng không vũ trụ" - đại diện Airbus nhấn mạnh.

Ngoài phân khúc máy bay thương mại, Airbus có tổng cộng 20 máy bay cánh quạt và vận tải quân sự đang được khai thác thực hiện các nhiệm vụ bao gồm vận chuyển, dịch vụ công, thăm dò và khai thác dầu khí, và hoạt động quân sự.

Việt Nam hiện triển khai phi đội C295 đa năng được ưa chuộng phục vụ các hoạt động vận tải của lực lượng không quân và phi đội C212 có các cấu hình khác nhau cho các dịch vụ quân sự.

Với thế mạnh về máy bay trực thăng, Airbus hiện là công ty đứng đầu trong phân khúc máy bay thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam, chiếm 50% đội máy bay trực thăng đang được khai thác tại đây, bao gồm trực thăng H225 đa dụng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động khai thác ngoài khơi và vận tải. Ngoài dầu khí, máy bay trực thăng của Airbus còn được sử dụng rộng rãi để thực hiện các nhiệm vụ quân sự và các nhiệm vụ chuyên chở quan trọng.

Trong tương lai, Airbus nhận thấy nhu cầu về máy bay trực thăng quân sự của Việt Nam sẽ hướng đến sự hiện đại hóa và đổi mới đội bay để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, thực thi pháp luật, an ninh hàng hải và dịch vụ công, trong khi phân khúc thăm dò và khai thác dầu khí sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu cho dòng trực thăng dân dụng.

Dòng trực thăng H145M và H225M của Airbus phù hợp với yêu cầu khai thác của quân đội Việt Nam, trong khi dòng trực thăng H175 hoàn toàn phù hợp với ngành dầu khí và các dịch vụ công cộng như tiện ích, tìm kiếm cứu nạn và thực thi pháp luật.

Airbus cũng nhận thấy nhu cầu hiện đại hóa đội tàu bay vận tải quân sự cũ ngày càng tăng trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Tại đây, công ty có điều kiện phù hợp để cung cấp giải pháp hỗn hợp tối ưu cho hoạt động vận tải/tuần tra hàng hải với dòng trực thăng C295, nhằm đáp ứng các yêu cầu chiến lược và chiến thuật.

Ngoài các sản phẩm máy bay, Airbus cũng nhấn mạnh sự thành công của tập đoàn trong việc hỗ trợ các nỗ lực phát triển ngành hàng không vũ trụ của Việt Nam. Airbus phát triển, sản xuất và cho ra mắt VNREDSat-1, vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên của Việt Nam.

VNREDSat-1 được phóng lên quỹ đạo vào năm 2013, đánh dấu việc Việt Nam bắt đầu chủ động tham gia khám phá vũ trụ. Hiện nay, vệ tinh này vẫn đang hoạt động tốt mặc dù đã vượt quá thời gian hoạt động dự kiến.

Dựa trên thành công của VNREDSat-1, Airbus đang hợp tác chặt chẽ với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để xác định giải pháp cho vệ tinh VNREDSat-2, trong đó bao gồm chương trình chuyển giao công nghệ.

Airbus nhận thấy tiềm năng phát triển to lớn của ngành hàng không vũ trụ Việt Nam và tập đoàn sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác để hỗ trợ đất nước xây dựng và phát triển ngành hàng không vũ trụ.

Airbus cũng tái khẳng định tầm quan trọng của các mối quan hệ đối tác lâu dài tại Việt Nam. Bên cạnh việc mở rộng văn phòng tại Việt Nam, công ty đã thiết lập một hệ sinh thái cung ứng vững chắc, nơi các đối tác như Artus (Meggitt) Việt Nam và Nikkiso Việt Nam đóng vai trò then chốt trong việc sản xuất và cung cấp linh kiện máy bay.

Bà Hoàng Tri Mai, Tổng Giám đốc Airbus tại Việt Nam khẳng định, Việt Nam là đối tác quan trọng của Airbus, là đối tác có chung tầm nhìn trong việc phát triển nền công nghiệp hàng không trong tương lai. Chúng tôi quyết tâm tăng cường sự hợp tác tại đây để có thể hỗ trợ ngành công nghiệp hàng không Việt Nam ngày càng lớn mạnh.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

Thanh tra Bộ Giao thông vận tải Mỹ đã chỉ trích sự giám sát của Cục Hàng không Liên bang Mỹ do cơ quan này không có hệ thống hiệu quả để giám sát Boeing.
TKV: Tổng tài sản tăng 67 lần sau 30 năm hoạt động

TKV: Tổng tài sản tăng 67 lần sau 30 năm hoạt động

Tổng tài sản của TKV đã tăng trưởng liên tục từ 1,7 nghìn tỷ đồng vào năm 1994 lên 114 nghìn tỷ đồng vào năm 2023, tương đương tăng 67 lần.
TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

Tại cuộc họp giao ban giữa Lãnh đạo TKV và các đơn vị tại Quảng Ninh, TKV đã phát động thi đua 90 ngày đêm sản xuất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch quý IV/2024.
Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Bộ Công Thương cho rằng cần có các chính sách giảm lệ phí trước bạ đối với xe Hybrid nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng dòng xe này.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Từ ngày 17 - 20/9, đoàn công tác của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã làm việc với các cơ quan chức năng của Lào về dự án muối mỏ Kali.

Tin cùng chuyên mục

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Công ty Nhôm Lâm Đồng tính toán, với quỹ đất còn lại có thể khai thác được chỉ đáp ứng sản xuất alumin đến ngày 25/9/2024, sau đó có nguy cơ dừng hoạt động.
Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành thép giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tại dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đặt mục tiêu có thể sản xuất các linh kiện quan trọng như hộp số, động cơ.
Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng báo cáo về tình hình quản lý, quy hoạch, thành lập, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Hồ sơ dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) cơ bản đã đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Thời hạn giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước kéo dài trong 3 tháng, được bắt đầu từ ngày 1/9-30/11.
Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Dù có kim ngạch xuất khẩu lớn, xuất siêu cao nhưng do chủ yếu tham gia ở khâu sản xuất hữu hình nên giá trị gia tăng của ngành công nghiệp điện tử không cao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

Chiều 22/8/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam (19/8/1969-19/8/2024).
TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Với những thành tựu nổi bật, Tập đoàn Công nghiệp – Than Khoáng sản Việt Nam đã khẳng định là một trong 3 trụ cột của đất nước trong đảm bảo an ninh năng lượng.
Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Việc tính đúng, tính đủ để có giá bán điện hợp lý là yêu cầu tất yếu, khách quan phục vụ cho sự phát triển bền vững của ngành điện và của nền kinh tế nói chung.
Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Bài toán đặt ra trong thu hút đầu tư vào ngành điện là gì, nhất là những nội dung về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, cơ cấu giá và cách tính giá thành.
Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Chiều 19/8, Đoàn Công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc.
Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

Ngày 14/8, tại Hà Nội, Bộ TN&MT đã họp Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia đối với các mỏ khoáng sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận và Bắc Giang.
5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường cho biết, có 5 vấn đề vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít tại tỉnh Bình Phước, Đắk Nông.
Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

7 tháng năm 2024, sản xuất thép thô và thép thành phẩm tăng nhưng ngành thép vẫn lo trước áp lực của thép nhập khẩu.
Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy đóng tàu Dung Quất giai đoạn 2019 – 2023 đã có sự tăng trưởng so với giai đoạn 2016 – 2018.
Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Mỗi quốc gia trong khu vực châu Á có những lợi thế cạnh tranh riêng biệt, nhưng Việt Nam có những đặc điểm nổi bật để hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của khu vực.
Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1 được xây dựng tại xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang với vốn đầu tư hơn 1.543 tỷ đồng.
Nghiên cứu thí điểm việc bán điện dư lên lưới điện không quá 10% tổng công suất

Nghiên cứu thí điểm việc bán điện dư lên lưới điện không quá 10% tổng công suất

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi các Bộ, ngành liên quan về việc xây dựng Nghị định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Nhập khẩu thép tăng, giải pháp nào bảo vệ ngành thép trong nước?

Nhập khẩu thép tăng, giải pháp nào bảo vệ ngành thép trong nước?

Dự báo sản xuất thép năm 2024 có thể đạt 30 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2023. Tuy nhiên,sự phục hồi này không chắc chắn do các DN thép còn gặp nhiều khó khăn.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động