Việt Nam là thị trường cung cấp lớn thứ 10 cho Pháp về gỗ nội thất
Xuất nhập khẩu 24/03/2021 09:36 Theo dõi Congthuong.vn trên
Số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho thấy, Pháp nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ trong năm 2020 đạt 1,08 triệu tấn, trị giá 3,15 tỷ Eur (tương đương 3,75 tỷ USD), giảm 6,8% về lượng và giảm 6,9% về trị giá so với năm 2019. Theo Trung tâm nghiên cứu công nghiệp Ý (CSIL), Pháp đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực đồ nội thất ở cả châu Âu và trên toàn thế giới. Pháp là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 châu Âu và thứ 3 trên thế giới. Thị trường Pháp ngày càng tăng nhập khẩu đồ nội thất với lượng nhập khẩu chiếm 60% lượng tiêu thụ.
![]() |
Nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Minh Phát (Bình Dương) |
Pháp luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong khối Liên minh châu Âu (EU). Pháp hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU27). Với mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ, Việt Nam là thị trường cung cấp lớn thứ 10 cho Pháp, tỷ trọng chỉ chiếm 3,2% tổng lượng nhập khẩu, còn rất thấp so với nhu cầu nhập khẩu tại thị trường này.
Đáng chú ý, do tác động của dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp của Pháp tăng cao trong năm 2020, khiến sức mua của người tiêu dùng suy giảm nên nhu cầu đối với hàng hóa giá rẻ tăng mạnh. Đây là phân khúc Việt Nam có giá cả cạnh tranh nhờ các ưu đãi từ Hiệp định Thương mại giữa EU và Việt Nam (EVFTA). Cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất mặt hàng này nhanh chóng nghiên cứu, chuẩn bị chiến lược tiếp cận thị trường một cách hiệu quả.
Đồ nội thất phòng khách và phòng ăn (mã HS 940360), ghế khung gỗ (mã HS 940161 + 940169) là hai mặt hàng chính trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ Pháp nhập khẩu trong năm 2020. Trong đó, đồ nội thất phòng khách và phòng ăn nhập khẩu có tốc độ giảm thấp nhất, với tỷ trọng chiếm 45,9% tổng lượng nhập khẩu, tăng 2,5 điểm phần trăm so với năm 2019. Trung Quốc là thị trường cung cấp mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn lớn nhất cho Pháp, tiếp theo là Ba Lan, Ý, Bỉ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Việt Nam…
Ghế khung gỗ nhập khẩu đạt 200 nghìn tấn, trị giá 947,4 triệu Eur (tương đương 1,13 tỷ USD), giảm 10,3% về lượng và giảm 8,8% về trị giá so với năm 2019. Tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng này chiếm 18,5% tổng lượng nhập khẩu, giảm 0,7 điểm phần trăm so với năm 2019. Việt Nam là thị trường cung cấp ghế khung gỗ lớn thứ 5 cho Pháp sau Trung Quốc, Italy, Rumania và Ba Lan. Tuy nhiên, lượng và trị giá nhập khẩu ghế khung gỗ từ Việt Nam đều giảm trong năm 2020.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hơn 700 xe hàng thông quan qua các cửa khẩu Lạng Sơn trong 1 ngày

Xuất khẩu rau quả, đón tín hiệu tích cực những tháng đầu năm 2023

Vì sao xuất khẩu gạo giảm mạnh trong tháng đầu năm?

"Thông đường"- nông sản Việt tăng tốc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ ba cho Hàn Quốc
Tin cùng chuyên mục

Năm 2022, xuất khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ tăng về chất

Hai giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Á – châu Phi

Xuất nhập khẩu hàng hóa sang khu vực châu Âu, châu Mỹ tăng trưởng 9,4%

Thực hiện nhiều giải pháp để xuất nhập khẩu tiếp tục lập kỷ lục

Việt Nam đứng trong Top 5 thị trường xuất khẩu gỗ dán lớn trên thế giới

Hải quan sẽ giảm 10% thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu

Thêm 23 doanh nghiệp thủy sản được Trung Quốc chấp thuận xuất khẩu

Quế Việt Nam có thể chiếm một nửa thị trường Canada

Nghị quyết 01: Bộ Nông nghiệp phấn đấu xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt từ 54 - 55 tỷ USD

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ vào Australia

Chính sách nhập khẩu hàng hóa của thị trường EU thay đổi ra sao?

Hàng hóa xuất khẩu sang EU không được có chất gây rối loạn nội tiết, ung thư

Xuất khẩu thủy sản 'lao dốc' trong tháng 1/2023

Tháng 1/2023, thu ngân sách từ xuất nhập khẩu đạt 24.852 tỷ đồng

Đắk Lắk: Tháng 1/2023 xuất khẩu ước đạt 140 triệu USD

Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng trở lại

Năm 2022, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam

Xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 1 năm 2023 đạt 46,56 tỷ USD

Trung Quốc ‘ăn hàng’, giá sầu riêng cao kỷ lục
