Việt Nam đang đối mặt với 3 gánh nặng kép về vấn đề dinh dưỡng

Việt Nam đang đối diện với 3 gánh nặng kép về vấn đề dinh dưỡng gồm suy dinh dưỡng thấp cỏi, thiếu vi chất dinh dưỡng, thừa cân béo phì.
Cần quan tâm đặc biệt các chất dinh dưỡng trong bữa ăn người Việt Cứ 3 người sẽ có 1 người bị thừa cân, béo phì

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị "Triển khai kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đối tác tổ chức chiều ngày 10/11, tại Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội nghị
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết, nông nghiệp Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và sinh kế cho trên 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn và đóng góp 12% GDP của quốc gia (2022). Trong 10 tháng đầu năm 2023 xuất khẩu nông sản đạt 43,08 tỉ USD.

Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam đang phải đương đầu với một số thách thức lớn, từ các vấn đề nội tại lẫn các yếu tố khách quan: quy mô nông hộ nhỏ chiếm đa số, nguồn tài nguyên cạn kiệt, biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng của thế giới. Người sản xuất ít có điều kiện tiếp cận thị trường và thường chỉ dừng ở khâu cung cấp nguyên liệu thô.

Thái độ, hành vi và nhận thức của người tiêu dùng - là chủ thể và là trung tâm của hệ thống lương thực thực phẩm - còn hạn chế về dinh dưỡng, về tiêu dùng xanh và có trách nhiệm, về chống thất thoát lãng phí thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và giảm phát thải khí nhà kính.

Ngoài ra, Việt Nam đang đối mặt với 3 gánh nặng đồng thời về dinh dưỡng, đó là thách thức về tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn còn cao ở khu vực vùng miền núi, vùng khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số và tỷ lệ thừa cân béo phì, tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng đang gia tăng nhanh chóng tại khu vực thành thị. Việt Nam mong muốn được tăng cường hợp tác cùng các đối tác quốc tế nhằm thúc đẩy chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm.

Cũng theo ông Lê Minh Hoan, "Chính phủ Việt Nam nhận thức sâu sắc cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành và các tác nhân trong Hệ thống lương thực thực phẩm nhằm tạo ra những thay đổi bền vững, sâu rộng của cả hệ thống".

Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép thành lập "Đối tác chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm" và các "Tổ công tác kỹ thuật chuyên đề" để hỗ trợ và phối hợp với các Bộ ngành, cơ quan chuyên môn và các địa phương triển khai Kế hoạch hành động và huy động các nguồn hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các đối tác quốc tế và trong nước.

Đại diện Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc tại Việt Nam (FAO), ông Rémi Nono Womdim - cho biết, "FAO rất vinh dự được cùng với các bên liên quan tham gia quá trình xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm và sẵn sàng hợp tác cùng Chính phủ Việt Nam triển khai thực hiện Kế hoạch này, tập trung vào bốn trụ cột: Khoa học, đổi mới và dữ liệu; Chính sách, chiến lược và các chương trình; Tài chính; và Quan hệ đối tác".

Ông đã trích dẫn lời của Tổng giám đốc FAO - ông Qu Dongyu: “…Đến lúc chúng ta phải hành động. Chúng ta cần chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm để bảo đảm an ninh lương thực và dinh dưỡng tốt hơn cho tất cả mọi người, bền vững về mặt kinh tế, toàn diện và có tác động tích cực đến khí hậu và môi trường”.

Để chuyển đổi thành công hệ thống lương thực thực phẩm, Việt Nam rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của các nhà tài trợ, đối tác quốc tế, các cơ quan nghiên cứu, khu vực doanh nghiệp, tư nhân và người dân cùng chung tay thực hiện theo các định hướng ưu tiên của Chính phủ.

Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững, đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực và dinh dưỡng của khoảng 100 triệu dân Việt Nam và góp phần đảm bảo an ninh lương thực thế giới.

Việt Nam đang đối mặt với 3 gánh nặng kép về vấn đề dinh dưỡng
Toàn cảnh Hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu đã cùng nhau chia sẻ cập nhật triển khai Kế hoạch hành động Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam; trao đổi, tham vấn về việc thành lập “Đối tác hệ thống thực phẩm” và các tổ công tác kỹ thuật; chia sẻ, giới thiệu hoạt động của các đối tác tiềm năng trong thực hiện Kế hoạch chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm.

PGS.TS.BS Trương Tuyết Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia - đánh giá, hầu hết chúng ta ăn uống không đáp ứng theo hướng dẫn chế độ ăn hợp lý, lành mạnh. Một khẩu phần nghèo nàn, thiếu tính đa dạng, không hợp lý, không lành mạnh góp phần tới 10% cho tỷ lệ tử vong hàng năm. Ước tính thế giới mất hàng tỷ USD mỗi năm liên quan đến ăn uống không đa dạng, đầy đủ, lành mạnh.

“Bữa ăn truyền thống của người Việt Nam là một bữa ăn rất lý tưởng, bản thân các quốc gia trên thế giới cũng đánh giá rất cao bữa ăn truyền thống của Việt Nam. Đây là bữa ăn nếu như chúng ta đảm bảo chất lượng, an toàn và đa dạng thêm nữa thì chúng tôi cho rằng tương đương với các bữa ăn của Okinawa (Nhật Bản) và Địa Trung Hải và chúng tôi cố gắng khôi phục điều này”, PGS.TS.BS Trương Tuyết Mai chia sẻ.

Việt Nam đang đối diện với gánh nặng kép 3, suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu vi chất dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Bà Trương Tuyết Mai khuyến nghị, việc sử dụng các thực phẩm tự nhiên, giàu chất xơ, các loại hạt, các thực phẩm ít đường, ít muối,… là nguồn thực phẩm rất quan trọng, rất tốt cho sức khỏe người dân.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm truy xuất nguồn gốc

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm truy xuất nguồn gốc

Tối 22/10 tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Ngành Công Thương Hà Nội đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

Ngành Công Thương Hà Nội đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

Từ nay đến cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn thực phẩm.
Thông báo thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra

Thông báo thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra

Tình trạng giả mạo văn bản của Sở Y tế với nội dung sẽ tiến hành kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Kết nối tiêu thụ sản phẩm xanh, thực phẩm an toàn giữa người sản xuất và tiêu dùng là cách thúc đẩy tiêu dùng xanh, thiết lập thói quen tiêu dùng thân thiện.
Hà Nội: Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024

Hà Nội: Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024

Tối 2/10, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Đống Đa tổ chức Lễ Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Mua thực phẩm tại chợ dân sinh là một thói quen của người dân. Việc thay đổi thói quen bán-mua, giúp người dân đến chợ dân sinh mua được thực phẩm an toàn.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Sáng 17/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã làm việc với các đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm.
Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Sau ảnh hưởng của bão số 3, người dân cần được hỗ trợ nhu yếu phẩm trong đó có thực phẩm, vậy làm cách nào để đảm bảo an toàn khi đến tay người sử dụng?
Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024 diễn ra từ ngày 13/9 đến hết ngày 17/9 tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội)
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Tết Trung thu năm 2024 đang đến gần, đây cũng là thời điểm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cần đặc biệt chú trọng.
Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Sở Công Thương Đắk Lắk đã làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn, thanh tra, kiểm tra.
Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Các địa phương tại miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đồng loạt tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu.
84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng. Nhu cầu minh bạch thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngành hải sản Việt Nam.
Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, Bộ Công Thương đưa ra phương án cắt giảm 1 thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

UBND tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành Kế hoạch số 03/KH-BCĐ ngày 24/8/2024 về Kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 trên địa bàn.
Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Sở Công Thương tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu ngành Công Thương năm 2024.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.
Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm Bình Thuận cho biết, 7 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm khiến 99 người nhập viện.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với Ban quản lý các chợ thực hiện 3.588 test nhanh chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Thị trường bánh trung thu “handmade” tại TP. Hồ Chí Minh tiềm ẩn nguy cơ dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thị trường bánh trung thu handmade: Nở rộ nhưng có an toàn?

Thị trường bánh trung thu handmade: Nở rộ nhưng có an toàn?

Những năm gần đây, vào dịp Tết Trung thu, thị trường bánh “handmade” (sản phẩm làm thủ công bằng tay) khá sôi động. Năm nay, mặt hàng này cũng không ngoại lệ.
Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn tiêu hủy lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc

Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn tiêu hủy lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc

Thông tin từ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chi Ma - BĐBP tỉnh Lạng Sơn cho biết, đơn vị vừa tổ chức tiêu hủy 1,5 tấn chân gà không rõ nguồn gốc.
Làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu?

Làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu?

Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh Trung thu tăng đột biến, người tiêu dùng cần mua sản phẩm rõ nguồn gốc.
Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Công văn về việc tiếp tục phối hợp triển khai quản lý tem điện tử đối với rượu sản xuất trong nước.
Bình Thuận: Gần 50 du khách nghi ngộ độc sau khi dùng bữa tại resort ở Mũi Né

Bình Thuận: Gần 50 du khách nghi ngộ độc sau khi dùng bữa tại resort ở Mũi Né

Chiều 28/7, Sở Y tế Bình Thuận cho biết có 48 du khách phải nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn uống tại một resort tại Mũi Né.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động