Việt Nam còn cơ hội, không gian đẩy mạnh quá trình chuyển dịch năng lượng

Ông John Rockhold - Trưởng Nhóm công tác Điện và Năng lượng của VBF khẳng định, Việt Nam còn cơ hội, không gian đẩy mạnh quá trình chuyển dịch năng lượng.
Cục Điều tiết điện lực: Giải đáp các kiến nghị của 36 nhà đầu tư dự án năng lượng tái tạo Cơ quan Năng lượng quốc tế dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ vượt cung vào cuối năm 2023

Ngành điện Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực

Phát biểu tại Phiên Kỹ thuật Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) diễn ra mới đây, Ông John Rockhold - Trưởng Nhóm công tác Điện và Năng lượng của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (PEWG) cho biết: Nhóm công tác Điện và Năng lượng hoan nghênh những kết quả tích cực mà ngành điện Việt Nam đã đạt được trong năm 2022, cụ thể phải kể đến việc sớm đưa vào vận hành nhiều công trình lưới điện giải toả công suất các nguồn năng lượng tái tạo và đảm bảo cung cấp đủ điện an toàn, tin cậy cho sinh hoạt và nhu cầu sản xuất tăng cao sau thời kỳ dịch bệnh Covid-19.

Việt Nam còn cơ hội, không gian đẩy mạnh quá trình chuyển dịch năng lượng
Theo ông John Rockhold, Việt Nam không phải ngoại lệ trong xu thế chuyển dịch năng lượng

Ông John Rockhold cũng đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam đã sẵn sàng xem xét các ý kiến đóng góp và thảo luận cùng Nhóm công tác Điện và Năng lượng cũng như các đơn vị thuộc khối tư nhân trong lĩnh vực điện và năng lượng trong quá trình xây dựng Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đại diện Nhóm công tác Điện và Năng lượng, Việt Nam không phải ngoại lệ trong xu thế chuyển dịch năng lượng, quá trình chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam còn đi song hành với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá. Mong muốn đẩy nhanh quá chuyển dịch năng lượng sao cho vẫn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 của Chính phủ Việt Nam. Chuyển dịch năng lượng cũng mang lại cơ hội việc làm và xu hướng này sẽ càng nhân rộng, tạo ra điều kiện cần thiết cho sự phát triển của năng lượng tái tạo.

Bởi các nguồn năng lượng hoá thạch đang dần được thay thế bằng các nguồn năng lượng xanh và sạch, giúp giảm phát thải khí nhà kính và chống biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) trong Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2020, cam kết giảm phát thải khí nhà kính. Cùng với đó, Việt Nam cần bảo đảm an ninh năng lượng hướng tới trung hoà carbon vào năm 2050, phù hợp với người dân nói chung và bền vững cho phát triển kinh tế - xã hội.

“Năm 2021 Việt Nam xếp thứ 65/115 quốc gia về mức độ sẵn sàng chuyển dịch năng lượng theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới với số điểm 54 - mức trung bình toàn cầu. Điều này cho thấy, Việt Nam đang còn cơ hội và không gian để đẩy mạnh quá trình chuyển dịch năng lượng” – ông John Rockhold khẳng định và cho biết thêm, lộ trình chuyển dịch theo hướng phát triển xanh và bền vững của Việt Nam không chỉ cần bảo đảm anh ninh năng lượng mà còn phải đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội của các quy hoạch tổng thể. Tuy nhiên, quá trình này cần có sự hỗ trợ của các nước phát triển, thông qua hỗ trợ tài chính và kỹ thuật.

Việt Nam còn cơ hội, không gian đẩy mạnh quá trình chuyển dịch năng lượng
Đại diện Nhóm công tác Điện và Năng lượng nhận định, điện gió ngoài khơi có tiềm năng lớn ở Việt Nam và trong tương lai có thể trở thành một phần phụ tải cơ sở cho lưới điện quốc gia

Việt Nam cần cải thiện khung pháp lý để hút vốn vào năng lượng tái tạo

Đánh giá cao cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 và việc ký kết Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) giữa Nhóm Đối tác Quốc tế và Việt Nam vào tháng 12/2022, điều này sẽ hỗ trợ cho mục tiêu của Việt Nam và sự gia tăng đáng kể của năng lượng tái tạo đến năm 2030.

Đồng thời, ông John Rockhold cũng cho rằng, những cam kết về phát thải và phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam được phản ánh trong dự thảo Quy hoạch điện VIII vào tháng 12/2022. Đặc biệt, việc sửa đổi Luật Điện lực gần đây sẽ tạo ra khung khổ thu hút thêm nguồn vốn từ khu vực tư nhân để hỗ trợ quá trình chuyển dịch năng lượng.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần cải thiện khung pháp lý hơn nữa để thu hút nguồn vốn cần thiết phát triển năng lượng tái tạo, tiến tới giảm dần sự phụ thuộc vào điện than. Nghĩa là, Việt Nam sẽ cần các dự án năng lượng khả thi cả về mặt kinh tế và tài chính. Song để đảm bảo ổn định và tăng trưởng lưới điện, Việt Nam cũng phải đảm bảo phụ tải nền đủ để giảm phụ thuộc vào than. Ngoài ra, đại diện Nhóm công tác Điện và Năng lượng cũng cho rằng, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ tiếp tục xem xét, tạo khung pháp lý có thể hỗ trợ các dự án năng lượng chất lượng cao nhận được vốn từ thị trường tài chính quốc tế.

Đại diện Nhóm công tác Điện và Năng lượng, ông John Rockhold cũng đưa ra nhận định, điện gió ngoài khơi có tiềm năng lớn ở Việt Nam và trong tương lai có thể trở thành một phần phụ tải cơ sở cho lưới điện quốc gia. Gần đây, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến việc phát triển trang trại điện gió lớn ngoài khơi tại Việt Nam. Tuy nhiên, để phát triển một dự án có cơ sở hạ tầng lớn như các trang trại điện gió ngoài khơi, Việt Nam cần đưa ra cơ chế và chính sách tạo sự ổn định, rõ ràng cho nhà đầu tư.

Ông John Rockhold - Trưởng Nhóm công tác Điện và Năng lượng của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam: Năm 2022, Việt Nam tăng trưởng GDP 8,02% so với mức tăng 2,58% của năm 2021. Đây là mức tăng trưởng hàng năm cao nhất kể từ năm 1997. Tuy nhiên, sự kiện và diễn biến trên thị trường toàn cầu năm qua cho thấy, nhu cầu cấp bách cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng, vì một hệ thống năng lượng phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch có thể tác động đến mức chi phí trong nền kinh tế toàn cầu.
Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển dịch năng lượng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương kỳ vọng đột phá phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương kỳ vọng đột phá phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương kỳ vọng việc triển khai hiệu quả 3 Nghị định số: 80/2024, 135/2024, 115/2024 của Chính phủ tạo đột phá phát triển các dự án năng lượng tái tạo.
Bắc Giang: Triển khai chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Bắc Giang: Triển khai chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Theo kế hoạch, tỉnh Bắc Giang phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Những quyết sách

Những quyết sách 'mở đường' cho Petrovietnam vươn mình

Dưới ánh sáng soi đường của Đảng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có những bước tiến thần tốc, góp phần bảo đảm an ninh kinh tế, năng lượng...
Bộ Công Thương triển khai các Nghị định thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương triển khai các Nghị định thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Chiều ngày 25/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo.
Công ty Điện lực Bạc Liêu tập trung đầu tư vào hạ tầng lưới điện

Công ty Điện lực Bạc Liêu tập trung đầu tư vào hạ tầng lưới điện

Trong năm 2024, Công ty Điện lực Bạc Liêu đã bố trí 282 tỷ đồng để triển khai 36 công trình xây dựng lưới điện, gần gấp đôi vốn đầu tư so với năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Dự kiến ngày 25/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, sẽ diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

UBND tỉnh Lai Châu vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Pắc Ma.
Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

Tổng thư ký OPEC cho biết, mục tiêu chung của Nga và OPEC là đảm bảo ổn định thị trường dầu mỏ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia.
5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Lộ trình chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện và khử phát thải cacbon trong lĩnh vực giao thông vận tải tại Việt Nam cần tập trung vào 5 trụ cột.
Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

PV Power sẽ cung cấp thiết bị chất lượng cao cho V-GREEN, mạng lưới 1.000 trạm sạc xe điện trong giai đoạn 2025-2030 được chuyển giao cho V-GREEN nghiên cứu.
Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Bộ Công Thương trình Chính phủ 2 cách tính giá xăng dầu: Một là do doanh nghiệp tự quyết; hai là doanh nghiệp công bố theo chi phí được nhà nước quy định.
Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Đây là sự phối hợp hiệu quả giữa EVNNPC và UBND tỉnh Sơn La trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương.
Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Bộ Công Thương khẳng định, quy định thương nhân phân phối xăng dầu không mua bán xăng dầu lẫn nhau không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường.
Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Năm 2024, Công ty Thủy điện Quảng Trị đã tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số để tối ưu quy trình, nâng cao năng suất lao động.
Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Chiều 21/11, tại Bộ Công Thương, Vụ Thị trường trong nước có buổi làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ (USGC) về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học.
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đợt 2 được Quốc hội thông qua ngày 21/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào 30/11.
Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), vào tháng 9, Nga lần đầu trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU) kể từ mùa xuân năm 2022.
Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Ngày mai (22/11), tại TP. Cần Thơ, sẽ diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Mua bán lòng vòng gây đội chi phí, thu lợi bất chính, vi phạm pháp luật nghiêm trọng…Những góc khuất này của kinh doanh xăng dầu cần được nhìn nhận, xử lý.
Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Với lượng điện tiết kiệm mỗi năm lên đến 556.883 kWh, năm 2023, Nhà máy bia Heineken Việt Nam-Hà Nội được trao danh hiệu Cơ sở sử dụng năng lượng xanh 4 sao.
Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom thông báo, tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine với khối lượng 42,4 triệu m3.
Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Dù được phân phối gần 10 năm nay, nhiên liệu sinh học RON 92 E5 vẫn chưa được nhiều chủ sở hữu phương tiện sử dụng vì chưa hiểu rõ về loại xăng này.
Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Trước tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện, các nước đều có những cơ chế đặc thù. Luật Điện lực (sửa đổi) của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra bước phát triển mới.
Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Các nước châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt của Nga vì rẻ hơn khi mua từ các nhà cung cấp khác và nguồn cung cấp đáng tin cậy hơn.
Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Nhà điều hành mạng lưới khí đốt của Slovakia cho biết, họ tiếp tục nhận khí đốt từ Nga trong bối cảnh có thông tin cho rằng nguồn cung khí đốt cho Áo bị cắt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động