Việt Nam có thêm 250.000 USD tài trợ cho phòng chống bạo lực giới
Xã hội Thứ sáu, 15/07/2022 - 13:30 Theo dõi Congthuong.vn trên
Thí điểm xây dựng tổng đài hỗ trợ người bị bạo lực giới |
Thể hiện cam kết không còn bạo lực giới, hành vi có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái, ngày 15/7, ông Cho Han Deog - Giám đốc Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam và bà Naomi Kitahara - Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam đã ký kết thỏa thuận tài trợ 250.000 USD từ KOICA dành cho UNFPA.
![]() |
Bạo lực giới ăn sâu, bám rễ trong xã hội Việt Nam. Ảnh: UNFPA |
Mục đích là tiếp tục hỗ trợ Ngôi nhà Ánh Dương cũng như đường dây nóng dành cho nạn nhân của bạo lực, đồng thời tổ chức các hoạt động truyền thông tiếp cận cộng đồng, vận động duy trì và nhân rộng mô hình tại các địa phương khác. Thỏa thuận tài trợ cho giai đoạn chuyển tiếp sẽ có hiệu lực đến hết tháng 6/2023, trước khi một dự án mới lớn hơn được triển khai theo dự kiến.
UNFPA sẽ phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng như tỉnh Quảng Ninh để triển khai hoạt động nhằm đảm bảo liên tục cung cấp các dịch vụ tổng hợp thiết yếu cho nạn nhân của bạo lực giới.
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Cho Han Deog chia sẻ, trong chuyến thăm gần đây đến Ngôi nhà Ánh Dương tại Quảng Ninh, ông đã quan sát thấy hiệu quả hoạt động của ngôi nhà trong việc hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ và trẻ em gái thuộc nhóm yếu thế.
“KOICA quyết định tiếp tục tài trợ Ngôi nhà Ánh Dương tại tỉnh Quảng Ninh, do mô hình này đã đóng góp đáng kể vào nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương tỉnh trong việc chấm dứt bạo lực giới, bạo lực gia đình. Chúng tôi mong muốn mô hình sẽ được nhân rộng tại các địa phương khác. KOICA không khoan nhượng và kiên quyết nói KHÔNG với mọi hình thức bạo lực giới”, ông Cho Han Deog cho biết.
Mô hình Ngôi nhà Ánh Dương chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2020, cung cấp các dịch vụ đa dạng, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý, tư vấn, dịch vụ xã hội, nhà tạm lánh, bảo vệ từ công an, dịch vụ pháp lý, tư pháp và chuyển tuyến cho nhiều nạn nhân của bạo lực giới, không chỉ ở tỉnh Quảng Ninh mà còn tại 20 thành phố và tỉnh thành khác trên khắp cả nước.
Các dịch vụ đường dây nóng hoạt động miễn phí 24/7, trong hơn 2 năm qua đã tiếp nhận hơn 15.300 cuộc gọi trợ giúp. Phần lớn nạn nhân của bạo lực từng gọi đến đường dây nóng là phụ nữ (chiếm 93,6%) và hầu hết nạn nhân của bạo lực giới đều ở độ tuổi 16 – 59. Tỷ lệ trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi từng gọi đến đường dây nóng chiếm 10%. Khoảng 20% các cuộc gọi đến từ tỉnh Quảng Ninh và 80% từ tỉnh khác.
Ngoài ra, gần 500 nhân viên cung cấp dịch vụ thuộc ngành công an, tư pháp, y tế và công tác xã hội cấp tỉnh và cấp cơ sở tại tỉnh Quảng Ninh đã được tập huấn cung cấp dịch vụ thiết yếu cho nạn nhân của bạo lực giới. Với hỗ trợ kỹ thuật của UNFPA, Ngôi nhà Ánh Dương đã được nhân rộng tại Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Phát biểu tại lễ ký kết, bà Naomi Kitahara gửi lời cảm ơn đặc biệt tới KOICA và ông Cho Han Deog về những hỗ trợ dành cho Ngôi nhà Ánh Dương; đồng thời bà cũng nhấn mạnh: “Lễ ký kết thỏa thuận tài trợ ngày hôm nay cho thấy KOICA đã luôn tin tưởng vào khả năng của UNFPA. UNFPA sẽ sử dụng gói tài trợ lần này của KOICA một cách hiệu quả. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với đối tác tại Việt Nam để triển khai các hoạt động trong giai đoạn chuyển tiếp trong khuôn khổ dự án “Xây dựng mô hình phòng chống với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam” trên toàn quốc và tại tỉnh Quảng Ninh”.
Trong “giai đoạn chuyển tiếp”, được triển khai đến hết tháng 6/2023, có 8 khóa đào tạo sẽ được tổ chức dành cho cán bộ quản lý và nhân viên cung cấp dịch vụ tại tỉnh Quảng Ninh cũng như các địa phương dự kiến thành lập thêm Trung tâm dịch vụ một cửa.
Hai hội thảo vận động chính sách sẽ được tổ chức dành cho các nhà hoạch định chính sách của tỉnh Quảng Ninh cũng như ở cấp trung ương nhằm vận động phân bổ ngân sách cho việc duy trì và nhân rộng mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa. Ngoài ra còn có 5 sự kiện truyền thông sáng tạo được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về hành vi bạo lực đối phụ nữ, trẻ em gái và phổ biến thông tin về đường dây nóng của Ngôi nhà Ánh Dương.
Theo bà Naomi Kitahara, bạo lực giới là một biểu hiện của bất bình đẳng giới đã “ăn sâu bám rễ” tại Việt Nam. Kết quả điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy, gần 2 trong số 3 phụ nữ Việt Nam đã trải qua ít nhất một trong các hình thức bạo lực về thể chất, tình dục, tâm lý và hoặc bạo lực kinh tế trong cuộc đời. Tình trạng bạo lực đối với phụ nữ vẫn là vấn đề bị dấu kín trong xã hội Việt Nam, vì hơn 90% phụ nữ từng bị bạo lực không tìm kiếm bất kỳ sự trợ giúp nào từ các dịch vụ công, và một nửa trong số họ chưa bao giờ nói với ai khác về điều đó.
Mục tiêu “Không còn bạo lực giới và các hành vi có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái” là một trong ba trụ cột chính trong Kế hoạch Chiến lược mới của UNFPA giai đoạn 2022 – 2025 và là ưu tiên trong chương trình quốc gia mới của UNFPA Việt Nam giai đoạn 2022 – 2026. UNFPA sẽ tăng cường các nỗ lực nhằm chấm dứt bạo lực giới và các hành vi có hại tại Việt Nam. “Chúng tôi đảm bảo tất cả phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam, trong đó có những người thuộc nhóm yếu thế nhất được tôn trọng và không còn nỗi lo về bạo lực”, bà Naomi Kitahara nhấn mạnh.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

CADA đánh dấu 100 năm thành lập với tuyệt tác di sản cà phê Fine Robusta

Lĩnh vực du lịch và hàng không có lượng tìm kiếm tăng vọt

Sân bay Côn Đảo sẽ đóng cửa để nâng cấp, mở rộng

Công tác chuẩn bị Đại hội của Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương đã cơ bản hoàn thành

Ra mắt chương trình giáo dục tài chính “Tay hòm chìa khóa” mùa 2
Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Khu công nghiệp Quang Minh xảy ra cháy lớn

Đà Nẵng: Cháy lớn tại siêu thị đồ mẹ và bé

Quảng Bình: Tàu cá của ngư dân trúng đậm 250 tấn cá nục thu về 2,4 tỷ đồng

Vụ 8 sinh viên ngộ độc rượu, 2 người tử vong: Lời cảnh tỉnh về rượu không rõ nguồn gốc

Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (IUH) tiếp tục thứ hạng cao trên Webometrics

Vùng Áp thấp có khả năng phát triển thành Áp thấp nhiệt đới

Quảng Nam: Giải cứu thành công 23 du khách mắc kẹt ở suối

Khu vực Bắc Bộ cần chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, lũ quét, sạt lở đất

Việt Nam đưa ra 6 quan điểm để thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Không để trục lợi, gây thất thoát tài sản khi chuyển nhượng đất đai

Những đảng viên xả thân trong giặc lửa vì Hà Nội máu và hoa -Bài cuối: Sự hi sinh khiến chúng ta thay đổi

Cần sớm chấn chỉnh tình trạng hàng nghìn chuyến bay bị chậm, huỷ chuyến

Đồng diễn flashmob “Vũ điệu yêu thương Lofkun” của 3.000 em nhỏ lập kỷ lục Việt Nam

Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương: Thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự kỹ lưỡng, chặt chẽ, đảm bảo đúng quy định

Những đảng viên xả thân trong giặc lửa vì Hà Nội máu và hoa. Bài 3: Máu đào rơi, mầm tốt đẹp sẽ nảy nở

Bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh

39 nhà thầu trúng gói thầu thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung quốc gia

Phát huy thế mạnh vùng miền trong xây dựng nông thôn mới

Tổ chức trọng thể Lễ tang 3 liệt sĩ cảnh sát hy sinh khi chữa cháy
