Bí thư Thứ nhất Hoàng Lê Hằng - Thương vụ Việt Nam tại Anh (kiêm nhiệm Ailen):

Việt Nam có cơ hội để hình thành ngành công nghiệp năng lượng tái tạo

Theo Bí thư thứ nhất Hoàng Lê Hằng, Việt Nam có nhiều cơ hội hợp tác năng lượng với Anh và có động lực để hình thành ngành công nghiệp năng lượng tái tạo.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Âu Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Âu

Mở rộng cơ hội hợp tác phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Ngày 19/7, tại Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Âu tổ chức tại Italia, bà Hoàng Lê Hằng, Bí thư thứ nhất thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Anh đã có những chia sẻ những tiềm năng, cơ hội hợp tác với Vương quốc Anh về công nghiệp, năng lượng, kinh tế xanh, giảm phát thải Việt Nam – Anh.

Bà Hoàng Lê Hằng cho biết, đối với Việt Nam, Anh và Ailen những thị trường có tiềm năng phát triển thương mại tốt. Thực tế cho thấy, thương mại song phương Việt Nam - Anh liên tục tăng trưởng từ năm 2021 đến nay, kể cả những thời kỳ khó khăn nhất như nửa cuối năm 2023.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Anh đạt gần 3,6 tỷ USD, tăng 24,7% so cùng kỳ năm 2023. Việt Nam thặng dư thương mại hơn 3,2 tỷ USD (tăng 28,5% so cùng kỳ 2023). Nửa đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Ai-len đạt hơn 406 triệu USD, tăng 70,5% so cùng kỳ năm 2023.

Việt Nam có cơ hội để hình thành ngành công nghiệp năng lượng tái tạo
Bí thư Thứ nhất Hoàng Lê Hằng - Thương vụ Việt Nam tại Anh (kiêm nhiệm Ailen) phát biểu tại Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Âu tổ chức tại Italia

Thời gian qua, có nhiều cơ hội để Việt Nam Việt Nam xem xét tiếp cận và hợp tác phát triển với Vương quốc Anh về lĩnh vực công nghiệp, năng lượng.

Theo đó, về chính sách công nghiệp của Vương quốc Anh, từ giữa thế kỷ 18, Anh quốc gia đầu tiên trên thế giới tiến hành công nghiệp hóa, đánh dấu sự khởi đầu cho một kỷ nguyên công nghiệp hiện đại đưa Vương quốc Anh thành một quốc gia thịnh vượng hàng đầu thế giới.

Bộ Khoa học công nghệ Anh đã đánh giá hơn 50 công nghệ theo 8 tiêu chí: Bền vững môi trường, sức khỏe và khoa học đời sống, kinh tế kỹ thuật số, an ninh quốc phòng, so sánh quốc tế, cơ sở nền tảng, tiềm năng thị trường, các mối đe dọa và khả năng phục hồi. Dựa trên phương pháp tiếp cận này đã xác định danh mục gồm 5 ngành công nghiệp quan trọng trong phát triển kinh tế quốc gia của Anh, gồm: Trí tuệ nhân tạo (AI); công nghệ cơ khí sinh học; viễn thông tương lai; chất bán dẫn; công nghệ lượng tử. Đây cũng là những cơ hội, lĩnh vực để Việt Nam xem xét tiếp cận và hợp tác phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Về chính sách năng lượng, Vương quốc Anh là thị trường gió ngoài khơi (OSW) lớn thứ hai trên thế giới. Anh hiện có 13,9 GW điện gió ngoài khơi đã được vận hành hoàn chỉnh, tăng gấp 4 lần công suất lắp đặt vào năm 2012. Ngoài ra còn có tổng công suất dự án khoảng 77 GW trên 80 dự án đang được xây dựng, đã được phê duyệt, đang phát triển.

Ngày 30/03/2023, Bộ trưởng Bộ An ninh năng lượng và Net Zero Grant Shapps công bố Kế hoạch tăng tốc đầu tư vào các ngành công nghiệp xanh, gọi tắt là Kế hoạch tăng tốc năng lượng Anh quốc "Powering up Britain". Đây là một Kế hoạch đầy tham vọng của Chinh phủ Anh nhằm đạt được 4 mục tiêu sau: An ninh năng lượng; an ninh tiêu dùng; an ninh khí hậu; an ninh kinh tế.

Theo đó, Kế hoạch Powering up Britain gồm 12 giải pháp tạo nguồn năng lượng sạch, gồm: Xây dựng 8 dự án thu hồi và lưu trữ carbon (CCUS) tại vùng Đông Bắc và Tây Bắc; xây dựng các nhà máy điện hạt nhân quy mô nhỏ nhằm tăng sản lượng điện hạt nhân từ mức 15% hiện nay lên 25% tổng sản lượng điện sản xuất trong nước vào năm 2050; vận hành một nền kinh tế sử dụng khí đốt hydrogen; tăng tốc triển khai các dự án năng lượng tái tạo; giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng bằng cách tăng hiệu quả sử dụng năng lượng tại các hộ gia đình và doanh nghiệp; giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch cho việc sưởi ấm; giảm hóa đơn tiền điện; tăng tốc quy trình lập dự án, cấp phép và thực hiện các dự án phát triển hạ tầng năng lượng sử dụng công nghệ carbon thấp hiện đại nhất như điện mặt trời và điện gió, xanh hóa nền kinh tế và thu hút các nguồn tài chính cho năng lượng xanh; phi carbon hóa ngành vận tải; huy động đầu tư tư nhân; tăng cường xuất khẩu và tăng cường thể chế; giải quyết vấn đề rò rỉ carbon tương lai.

Về chính sách giảm phát thải, Vương quốc Anh coi phát thải Net zero không chỉ là mục tiêu cần thiết để bảo vệ tương lai của hành tinh chúng ta mà còn là một cơ hội tuyệt vời phát triển kinh tế đất nước. Từ năm 1990 đến năm 2021, Vương quốc Anh đã cắt giảm 48% lượng khí thải, khử cacbon nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào trong G7.

Tháng 12/2023, Bộ An ninh Năng lượng và Net Zero đã đưa ra lộ trình tiến đến khí thải về 0 của Anh như sau: Tất cả lượng khí thải của Vương quốc Anh đạt mức 0 ròng vào năm 2050; Giám sát và báo cáo lượng phát thải của khu vực công và chính phủ là công cụ giúp Vương quốc; Anh đảm bảo rằng họ đang đi đúng hướng để đáp ứng các cam kết về khí hậu.

Tham tán Thương mại Hoàng Lê Hằng cũng cho biết, CBAM (cơ chế điều chỉnh biên giới carbon) của Vương quốc Anh là một bước quan trọng hướng tới đạt được các mục tiêu khử cacbon của Vương quốc Anh và chống biến đổi khí hậu. CBAM đặt ra một giới hạn về lượng carbon mà các sản phẩm phải tuân thủ để được phép nhập khẩu vào Anh/EU. Theo đó, các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu. Nếu lượng khí thải này vượt quá tiêu chuẩn của Anh, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải mua “chứng chỉ khí thải” theo mức giá carbon hiện hành tại thị trường xuất khẩu (Anh). Thuế Cacbon sẽ được áp dụng ở Anh từ năm 2027.

CBAM của Vương quốc Anh sẽ áp dụng cho những lĩnh vực các mặt hàng công nghiệp sử dụng nhiều carbon nhất được nhập khẩu vào Vương quốc Anh, đặt mức giá carbon cao nhất cho các sản phẩm trong lĩnh vực nhôm, xi măng, gốm sứ, phân bón, thủy tinh, hydro, sắt và thép. Trong số này, Việt Nam có 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Anh là gốm sứ và sắt thép.

Các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho CBAM Vương quốc Anh và duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường Vương quốc Anh bằng cách: Tiến hành đánh giá kỹ lưỡng lượng khí thải carbon của họ.Thực hiện các biện pháp giảm lượng khí thải carbon của họ. Hợp tác với các nhà cung cấp ít carbon hơn. Đầu tư vào công nghệ sạch hơn”, Tham tán Thương mại Hoàng Lê Hằng đưa ra khuyến cáo.

Triển vọng hợp tác năng lượng, giảm phát thải Việt Nam - Anh

Theo Bí thư Thứ nhất Hoàng Lê Hằng, Anh là nước phát triển hàng đầu về năng lượng sạch trên thế giới, nên Việt Nam có thể thúc đẩy hợp tác và học hỏi kinh nghiệm từ Anh cũng như các quốc gia phát triển về chuyển đổi năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Theo đó, Anh là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa mục tiêu Net-zero (giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống gần bằng 0 nhất có thể) vào luật và cam kết giảm 100% khí thải nhà kính vào năm 2050. Ngành năng lượng sạch của Anh vẫn phát triển trong bối cảnh nhiều nước châu Âu gặp khó khăn. Trong năm 2022, mặc dù điện khí vẫn đứng đầu với tỷ lệ 38.5% tổng sản lượng điện năng của Anh, điện gió đã xác lập kỷ lục mới, cung cấp khoảng 27% và đứng ở vị trí thứ hai trong khi năng lượng hạt nhân đứng thứ 3, chiếm 15.5%. Anh chủ trương phát triển các loại năng lượng sạch để đảm bảo nguồn cung năng lượng và để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Bà Hoàng Lê Hằng cho rằng, Việt Nam có thể hợp tác với Anh để đào tạo nguồn nhân lực ngành năng lượng sạch vì Anh là quốc qia có những trường đại học hàng đầu về ngành này. Đồng thời, Việt Nam có thể học hỏi Anh cách thu hút đầu tư từ các ông lớn trong ngành và xây dựng phát triển hệ thống chuỗi công nghiệp và phụ trợ cho phát triển ngành năng lượng tái tạo sẵn sàng cho cuộc chuyển dịch năng lượng.

Giống như Anh, Việt Nam cũng có nền công nghiệp dầu khí phát triển vững chắc trong nhiều thập niên qua nhưng sẽ đối mặt với sự suy giảm trữ lượng dầu khí trong tương lai, trong khi nhu cầu về năng lượng sẽ tăng cao để phát triển nền kinh tế. Việc phát triển năng lượng sạch sẽ là thách thức cũng như cơ hội lớn cho Việt Nam trong thời gian tới.

Bí thư thứ nhất Hoàng Lê Hằng cũng cho biết, Anh và nhóm các nước còn lại trong G7 đã thông qua tuyên bố JETP "Just Energy Transition Partnership - "Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng" đầu tiên tại Hội nghị các bên về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP 26) ở Glasgow, Anh vào năm 2021, trong đó sẽ hỗ trợ Việt Nam và một số quốc gia khác (India, Indonesia, Nam Phi..) chuyển đổi năng lượng công bằng. Tham gia tuyên bố, các đối tác cam kết huy động số tiền ban đầu 15,5 tỷ USD trong vòng 3 đến 5 năm tới để giải quyết nhu cầu chuyển đổi năng lượng công bằng của Việt Nam. Trong đó, có 7,75 tỷ USD do Nhóm các đối tác quốc tế (IPG) huy động với điều kiện vay hấp dẫn hơn so với thị trường vốn hiện tại.

Ngoài ra, Liên minh tài chính Glasgow (UK) vì mục tiêu phát thải ròng bằng "0" (GFANZ) huy động ít nhất 7,75 tỷ USD tài chính tư nhân hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp thông qua các khoản đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế.

"Việc triển khai tích cực, hiệu quả Tuyên bố JETP là một trong những giải pháp quan trọng cho quá trình chuyển dịch năng lượng công bằng ở Việt Nam. Thông qua JETP, Việt Nam sẽ tạo ra khuôn khổ hợp tác các đối tác quốc tế sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện chính sách, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính cho chuyển đổi năng lượng công bằng; thu hút đầu tư cho phát triển năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, nâng cấp hạ tầng lưới điện. Cùng với đó, Việt Nam có thêm động lực phát triển trung tâm năng lượng tái tạo và hình thành ngành công nghiệp năng lượng tái tạo", bà Hoàng Lê Hằng, Bí thư Thứ nhất thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Anh kiêm nhiệm Ai-len khẳng định.

Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tham tán thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với Thương vụ tháng 4/2025 tập trung bàn giải pháp thích ứng chính sách thuế mới, bảo vệ thị trường xuất khẩu.
Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri đang dần trở thành cầu nối giao thương thiết thực giữa sản phẩm nông nghiệp Gia Lai và thị trường tiêu dùng Campuchia.
Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Thành phố Đà Nẵng gặp gỡ, đối thoại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics trên địa bàn.
Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Theo Chi cục trưởng Chi cục Thống kê Đà Nẵng, cần có các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa để doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tăng thị phần nội địa.

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Tham dự hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất để tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường và kết nối doanh nghiệp hai nước.
Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sau khi chạm đáy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại và đang đứng đầu thế giới. Dự báo, giá gạo xuất khẩu trong thời gian tới tiếp tục giữ đà tăng.
Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Từ những sản phẩm mang đậm dấu ấn bản địa thông qua chương trình OCOP, nông sản Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế, tận dụng cơ hội vươn ra thế giới.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia được Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan và địa phương trên cả nước tổ chức, khai mạc vào sáng 16/4 tại Hà Nội.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Xuất khẩu rau, quả quý I giảm 2 con số. Cùng với kiểm soát chặt chất lượng, chọn đi cửa ngách, trồng trái vụ, kỳ vọng xuất khẩu rau, quả đạt mục tiêu đặt ra.
Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Với chủ đề "Thương hiệu Quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo" là động lực để các doanh nghiệp nỗ lực xây dựng thương hiệu mạnh trên trường quốc tế.
Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.
Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục tạo thuận lợi sớm thành lập thêm các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hải Khẩu (Hải Nam) và các địa phương liên quan.
Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.
Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Hội thảo khoa học kết hợp triển lãm thương mại Beauty Summit 2025 với quy mô hơn 250 gian hàng sẽ là cơ hội xúc tiến thương mại trong ngành làm đẹp.
Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Theo các chuyên gia, để đối phó với hàng giả, hàng nhái trên thị trường, công nghệ truy xuất nguồn gốc được xem là tối ưu trong bối cảnh hiện nay.
Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa tiềm năng công nghệ và khả năng ứng dụng thực tế, Lazada đã nâng cấp hệ sinh thái AI bằng 3 tính năng GenAI mới.
Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Thương mại điện tử bùng nổ khiến các cửa hàng truyền thống vắng khách. Đóng cửa hay chuyển sang kinh doanh online... là giải pháp để cửa hàng bán lẻ thích nghi.
Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Tăng trưởng kinh tế quý I của nhiều địa phương đã vượt kịch bản đề ra từ đầu năm, tạo đà cho việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025.
Quảng bá sản phẩm

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Dự án 'Tinh hoa Việt chung sức' trên Shopee Live sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân địa phương tiếp tục quảng bá các sản phẩm made in Vietnam' chất lượng, đa dạng
Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
Mobile VerionPhiên bản di động