Chủ nhật 20/04/2025 19:43

VICOPRO: “Cánh tay nối dài” vì quyền lợi người tiêu dùng Việt

Kể từ khi được thành lập đến nay, Hội Bảo vệ người tiêu dùng (BVNTD) Việt Nam (VICOPRO) đã thực hiện tốt vai trò là “cánh tay nối dài” của cơ quan quản lý nhà nước và “cầu nối” giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng (NTD).

Kết nối hoạt động bảo vệ NTD

Hội BVNTD Việt Nam, là tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD được thành lập theo Quyết định số 2453/QĐ-BNV ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Bộ Nội vụ. Hội BVNTD Việt Nam là tổ chức xã hội hoạt động trên phạm vi cả nước theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ kinh phí, không vì mục đích lợi nhuận nhằm tập hợp, đoàn kết hội viên tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) theo quy định của pháp luật, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hội BVNTD Việt Nam đã và đang phát huy vai trò của mình trong công tác bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NTD Việt Nam; đồng thời tiếp tục phát triển mạng lưới, kết nối hoạt động với các Hội BVNTD của nhiều địa phương trong cả nước.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội BVNTD Việt Nam

Kể từ khi Luật BVQLNTD có hiệu lực thi hành năm 2011, hàng năm đều có hội BVNTD được thành lập tại một số tỉnh, thành phố. Đến hiện tại trên cả nước đã có 56 Hội BVNTD bao gồm cả VICOPRO. Cùng với việc hỗ trợ, thúc đẩy thành lập và phát triển các hội BVNTD ở địa phương, Hội BVNTD Việt Nam cũng chú trọng vào việc thành lập và đẩy mạnh hoạt động của một số câu lạc bộ (CLB) trực thuộc Hội như CLB Chất lượng và Chống hàng giả, CLB NTD Thăng Long với 600 hội viên, CLB Doanh nghiệp tin cậy vì NTD. Trong đó, CLB Doanh nghiệp tin cậy vì NTD với 12 doanh nghiệp được công nhận là “Doanh nghiệp tin cậy vì NTD” với gần 30 doanh nghiệp là hội viên cam kết.

Trong quá trình hoạt động của mình, Hội BVNTD Việt Nam đã đóng góp phần không nhỏ vào công tác bảo vệ quyền lợi NTD trên cả nước. Những kết quả này đã nhận được sự ghi nhận của nhiều cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước. Trong đó phải kể đến như việc Hội tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng. Hội BVNTD Việt Nam đã tích cực tham gia và kêu gọi các Hội tại địa phương thực hiện các hoạt động chuyên đề hưởng ứng Ngày Quyền của NTD Việt Nam 15/3 hằng năm, thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Thông qua nhiều phương thức như báo đài, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm,… Các Hội BVNTD đã tập trung phát động hoạt động liên quan tới nhiều chủ đề như: Hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng; An toàn thực phẩm; Giá cả NTD; Nâng cao hiệu quả bảo vệ NTD trong các vấn đề khác; Tư vấn tổ chức kiến thức tiêu dùng.

Đại diện bảo vệ quyền lợi NTD

Bên cạnh đó, công tác hướng dẫn, tư vấn giải quyết khiếu nại của NTD là một hoạt động thường xuyên và quan trọng của Hội nhằm bảo vệ quyền lợi NTD trong các trường hợp cụ thể. Cho đến nay, hoạt động này vẫn được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, không thu phí. Văn phòng Tư vấn giải quyết khiếu nại tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tăng cường hoạt động, giúp đỡ NTD trong bối cảnh phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Trong đó, việc giải quyết khiếu nại không chỉ bảo vệ được quyền lợi cho NTD mà còn giúp Hội có thông tin để từ đó kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý tận gốc các hành vi vi phạm, giúp doanh nghiệp nâng cao ý thức trách nhiệm với NTD.

Hội cũng đóng vai trò quan trọng trong vai trò đại diện NTD khởi kiện vì lợi ích công cộng. Kể từ thời điểm Luật BVQLNTD có hiệu lực, số lượng vụ việc do các Hội BVNTD đại diện NTD để khởi kiện là rất ít do tâm lý e ngại của NTD. Vụ việc Hội BVNTD tỉnh Bến Tre giúp đỡ, hỗ trợ 190 NTD thắng kiện tại phiên xét xử phúc thẩm vụ việc NTD bị ngộ độc bánh mỳ kẹp thịt ở Bến Tre năm 2015 là vụ đầu tiên được hội BVNTD hỗ trợ NTD khởi kiện ra tòa thành công sau 2 năm theo kiện.

VICOPRO: “Cánh tay nối dài” vì quyền lợi người tiêu dùng Việt

Với tư cách là tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD, Hội BVNTD Việt Nam cũng như các Hội BVNTD trong cả nước đã đóng một vai trò quan trọng như là cầu nối giữa doanh nghiệp, NTD và cơ quan quản lý nhà nước về BVQLNTD. Thời gian qua, Hội BVNTD Việt Nam đã kịp thời phản ánh, cung cấp nhiều thông tin quan trọng liên quan đến tình trạng vi phạm quyền lợi NTD, phản biện đối với các chính sách, chủ trương của Đảng và pháp luật liên quan của Nhà nước để các chính sách, văn bản pháp luật sát hơn với thực tiễn, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh, hướng tới bảo vệ tốt hơn quyền lợi NTD.

Đồng thời, Hội BVNTD Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc khảo sát, thử nghiệm để cảnh báo cho NTD, cung cấp thông tin và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với nhiều vấn đề về chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm như khảo sát tồn dư hóa chất độc hại trong thịt lợn siêu nạc, về các mặt hàng sữa, Pin TOSIBA RO3-AA, dây điện bọc nhựa PVC, ...

Hội cũng chủ động phối hợp với các tổ chức liên quan để thực hiện các đề tài, sáng kiến, ký kết các thỏa thuận hợp tác hay biên soạn, phát hành cuốn cẩm nang tư vấn tiêu dùng cho mục tiêu phát triển bền vững theo hướng dẫn của Liên hợp quốc về NTD.

Từ khi Hội Tiêu chuẩn và BVNTD Việt Nam (sau này là Hội BVNTD Việt Nam) ra đời đến nay, Hội đã tham gia và đóng góp ý kiến vào các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực BVQLNTD như trong lĩnh vực về giá, tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn thực phẩm, ghi nhãn, quảng cáo; các bất cập về cơ chế, chính sách về giá, chất lượng hàng hóa, dịch vụ... Qua đó, đem lại nhiều giá trị thực tiễn cho công tác xây dựng, ban hành chính sách về bảo vệ NTD tại Việt Nam. Riêng đối với các văn bản điều chỉnh trực tiếp như Pháp lệnh BVQLNTD và Luật BVQLNTD, Hội BVNTD Việt Nam còn đóng góp với vai trò là thành viên ban soạn thảo hoặc tổ biên tập.

Hoạt động hợp tác quốc tế chủ yếu được Hội BVNTD Việt Nam đại diện cho các Hội BVNTD ở địa phương thực hiện. Theo đó, Hội BVNTD Việt Nam đã tích cực tham gia các hội nghị quốc tế do CI cũng như Mạng lưới các Hiệp hội NTD g ASEAN (ACAN) tổ chức, tích cực hưởng ứng các sự kiện do CI phát động nhân Ngày Quyền NTD quốc tế, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho các đối tác quốc tế về công tác BVQLNTD của Việt Nam cũng như học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới.

Gần đây, Hội BVNTD Việt Nam cũng đã tổ chức tiếp đón các đoàn công tác của một số quốc gia như Hiệp hội An toàn đường bộ toàn cầu GRSP, Hiệp hội Bảo vệ NTD Uzbekistan,... Bên cạnh đó, Hội cũng chủ động tìm kiếm cơ hội phát triển các hoạt động hợp tác với đối tác nước ngoài với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động và góp phần thúc đẩy BVQLNTD tại Việt Nam. Một số đối tác quan trọng phải kể đến Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ), Ủy ban Cạnh tranh và Bảo vệ NTD Úc (ACCC).

Hội BVNTD Việt Nam là một trong các chủ thể chính, có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong công tác BVQLNTD tại Việt Nam. Đối với Hội BVNTD Việt Nam nói riêng và các Hội BVNTD địa phương nói chung, việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động, tuân thủ đúng, đầy đủ quy định pháp luật, thể hiện tốt vai trò là “cánh tay nối dài” của cơ quan quản lý nhà nước và là “cầu nối” giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và NTD luôn cần được chú trọng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với các Hội BVNTD để triển khai các chương trình hướng đến NTD, coi các hội này “là bạn, là đối tác quan trọng” trong quá trình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình vì NTD là chủ thể phản ánh sức khỏe của doanh nghiệp và của nền kinh tế.

Trang Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bảo vệ người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Khóa cửa kỹ thuật số: 'Bẫy tử thần' khi nhà cháy

Thêm một doanh nghiệp bán hàng đa cấp ngừng hoạt động

Đề xuất hình sự hóa tội phạm bán hàng đa cấp

Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Hơn 70% doanh nghiệp chưa đăng ký hợp đồng mẫu chung cư

Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật

Cần xây dựng thương hiệu ngành yến sào theo chuẩn quốc tế

Công ty đa cấp Elken Việt Nam bị phạt 185 triệu đồng

Góc tối đa cấp: Gần 700 người tiêu dùng 'kêu cứu'!

Sunrider Việt Nam chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Cách doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới

Bảo vệ người tiêu dùng: Góc nhìn từ Đại sứ Anh

Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thông tin về triệu hồi xe Honda CB650R và CBR650R

Số hóa đa cấp: Cách mạng hay rủi ro tiềm ẩn?

‘Ngấm đòn’ sau ưu đãi Piship Shopee: Mồi nhử mới kiểu…bẫy chuột?

Việt Nam - Anh: Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng

Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Chặn 'vòi' đa cấp 'ma' núp bóng giấy phép hợp pháp

Sáng 20/3, Báo Công Thương tổ chức toạ đàm Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm

Toyota triệu hồi gần 3.600 xe Wigo lỗi điều khiển động cơ