Vì sao Zalo, Telegram cần được quản lý như dịch vụ viễn thông?
Xe và Công nghệ 24/03/2023 12:47 Theo dõi Congthuong.vn trên
Luật Viễn thông (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 5 diễn ra vào tháng 5 - 6/2023.
![]() |
Zalo là ứng dụng nhắn tin phổ biến và được ưa chuộng tại Việt Nam |
Theo tờ trình của cơ quan soạn thảo bộ luật này (Bộ Thông tin và Truyền thông), mục tiêu chính của việc sửa đổi luật lần này là nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên viễn thông.
Đồng thời, thúc đẩy và huy động các thành phần kinh tế tham gia xây dựng phát triển hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác phục vụ cho chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ, và giải quyết các bất cập hạn chế trong thực thi Luật thời gian vừa qua.
Đáng chú ý, trong tờ trình Chính phủ về dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi), Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá, dịch vụ cung cấp tính năng tương tự dịch vụ viễn thông như gọi điện, nhắn tin cần được coi là dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet.
Nêu ví dụ Zalo, Viber, Telegram, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, các OTT này đang được sử dụng thay thế dịch vụ viễn thông truyền thống, được gọi là OTT viễn thông. Trong khi pháp luật hiện hành chưa có quy định quản lý, dẫn đến không bảo đảm quyền lợi của người sử dụng, an toàn, an ninh thông tin.
Trên thế giới đã có một số khu vực, quốc gia (châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc) đã phân loại dịch vụ này là dịch vụ viễn thông và thực hiện quản lý theo pháp luật về viễn thông.
Do vậy, dự thảo luật sẽ đưa ra các quy định quản lý trên nguyên tắc: Tạo điều kiện thúc đẩy các dịch vụ trong nước phát triển; tạo môi trường pháp lý bình đẳng, tránh tình trạng bảo hộ ngược giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới đến người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam; bảo vệ quyền lợi người dùng và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.
Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất quản lý bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Cụ thể, với dịch vụ OTT viễn thông có thu cước, nhà cung cấp trong nước phải có giấy phép, còn nhà cung cấp xuyên biên giới phải thông qua thỏa thuận thương mại với một nhà cung cấp được cấp phép trong nước.
Trường hợp dịch vụ OTT viễn thông không thu cước, nhà cung cấp cần thông báo, đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông. Những hãng cung cấp dịch vụ xuyên biên giới có quy mô lớn (dựa trên số lượng người sử dụng dịch vụ hoặc phát sinh lưu lượng dịch vụ tại thị trường Việt Nam) phải thông qua thỏa thuận thương mại hoặc đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam để giải quyết các vấn đề liên quan đến người dùng, đảm bảo tuân thủ pháp luật.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Kredivo hợp tác cùng OnePay giúp 20 triệu người dùng tiếp cận dịch vụ mua trước trả sau

Piaggio Việt Nam ra mắt bộ sưu tập màu sắc mới

Ra mắt AI Chat và AI Search: Khai phá sức mạnh của trí tuệ nhân tạo

Chuyển đổi sang công nghiệp 4.0: Tạo giá trị và sức cạnh tranh mới

Đại học Công nghiệp Hà Nội đăng quang ngôi vô địch Robocon Việt Nam 2023
Tin cùng chuyên mục

Lễ Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 Việt Nam 2023 vinh danh 65 doanh nghiệp, 7 địa phương

Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Luyện kim: Đóng góp lớn cho ngành sản xuất thiếc

Audi Việt Nam triệu hồi gần 400 xe, thuộc các dòng A6, A7, Q7, Q8

Khai thác dữ liệu số và kết nối thông minh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bộ Công Thương hỗ trợ nâng cấp hệ thống vé điện tử cho Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Phát động Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST VIETNAM 2023

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về số lượng ứng dụng gian lận bị Apple gỡ bỏ

Viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương: Làm chủ công nghệ thành công

Mở rộng ứng dụng bay UAV vào quản lý vận hành lưới truyền tải

Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu: Những đóng góp lớn

Nghiên cứu ứng dụng giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu cho mỏ Bạch Hổ

HUFI: Đồng hành cùng sinh viên đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

Ứng dụng mô hình BIM trong chuyển đổi số ngành điện: Thách thức và giải pháp

Khoa học và công nghệ mỏ, luyện kim: Bước chuyển mình mạnh mẽ

Viện Công nghiệp thực phẩm: Tập trung phát triển và chuyển giao nhiều công nghệ mới

Ký kết triển khai nền tảng kỹ thuật số giúp vận hành máy báy hiệu quả

Huawei ra mắt 6 liên minh đối tác tại Hội nghị Đối tác APAC 2023

Blackscreen.tech: Test màn hình chỉ trong vài cú nhấp chuột

Việt Nam đã xuất hiện những startup “kỳ lân” trong lĩnh vực công nghệ Blockchain
