Vì sao Việt Nam nên phát triển điện hạt nhân: Bài 3: Chọn thời điểm thích hợp để tái khởi động

Nhiều chuyên gia cho rằng, với ưu điểm của điện hạt nhân và bối cảnh mới, Việt Nam cũng cần nghiên cứu, lựa chọn thời điểm thích hợp để tái khởi động.
Vì sao Việt Nam nên phát triển điện hạt nhân: Bài 1: Xu hướng điện hạt nhân toàn cầu Vì sao Việt Nam nên phát triển điện hạt nhân- Bài 2: Nguồn điện sạch, đa lợi ích

Việc tiếp tục phát triển điện hạt nhân hay không vẫn còn chờ cấp thẩm quyền quyết định, song nhiều chuyên gia cho rằng, với ưu điểm của điện hạt nhân và bối cảnh mới, Việt Nam cũng cần nghiên cứu và lựa chọn thời điểm thích hợp để tái khởi động.

Những bước đệm cần thiết

Việc phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam đã được xem xét lần đầu tiên tại Hội nghị Trung ương 2 (Khóa VIII) ngày 24 tháng 12 năm 1996. Hội nghị đã xác định “Chuẩn bị tiền đề khoa học cho việc sử dụng năng lượng nguyên tử sau năm 2020”.

Ngày 25/11/2009, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận tại Nghị quyết số 41/2009/QH12. Theo đó, Việt Nam dự định xây dựng 2 nhà máy có tổng công suất trên 4.000 MW sử dụng công nghệ lò nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò hiện đại nhất đã được kiểm chứng, dự định sẽ đưa tổ máy thứ nhất vận hành vào năm 2020. Công nghệ dự định xây dựng và sử dụng cho hai nhà máy điện hạt nhân được chuyển giao từ Nga và Nhật Bản, hai quốc gia hàng đầu về công nghệ điện hạt nhân.

Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án, do tình hình phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam có nhiều thay đổi so với thời điểm quyết định đầu tư dự án. Mặt khác, Việt Nam cần nguồn vốn lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, cũng như giải quyết các vấn đề do biến đổi khí hậu gây ra, chính vì vậy tại Nghị quyết số 31/2016/QH14 ngày 22/ 11/ 2016 Quốc hội cũng đã thông qua "Dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận".

Trước thời điểm Quốc hội thông qua Nghị quyết "Dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận", Việt Nam đã tổ chức thực hiện các công việc như: Đã quy hoạch địa điểm xây dựng các nhà máy điện hạt nhân; Trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ phê duyệt địa điểm và Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1; Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đã được tư vấn quốc tế hoàn thiện và nộp cho EVN để thẩm tra; Việt Nam đã khẳng định sẽ lựa chọn công nghệ hiện đại nhất thế hệ 3+ của Nga là loại lò AES-2006 (VVER-1200/V491) cho Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và lựa chọn hai loại công nghệ là ATMEA1 (liên doanh Nhật và Pháp) và AP1000 (Mỹ) để xem xét tiếp cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2; Cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho thi công và dự án di dân tái định cư đang được thực hiện đồng bộ.

Đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực cấp quản lý, Việt Nam đã cử 362 sinh viên đi học trình độ đại học các ngành năng lượng nguyên tử (NLNT) tại Liên bang Nga; cử hơn 200 lượt cán bộ, giảng viên thuộc các trường đại học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học trong lĩnh vực NLNT sang nghiên cứu chuyên sâu tại Hungary. Đã tổ chức 46 khóa bồi dưỡng ở trong và ngoài nước cho khoảng 420 lượt cán bộ của các Bộ, cơ quan liên quan.

Về đào tạo nhân lực cho các dự án nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận: EVN đã cử đi đào tạo hơn 275 sinh viên cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1; Cử 28 cán bộ sang Nhật Bản đào tạo dài hạn 2 năm để trở thành cán bộ nòng cốt của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2. Bên cạnh đó, EVN cũng đã tổ chức nhiều hội thảo trong nước cho hơn 500 lượt cán bộ, cử nhiều lượt cán bộ đi bồi dưỡng ngắn hạn về quản lý và kỹ thuật tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga...

Trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phục vụ xây dựng nhà máy điện hạt nhân: Về cơ bản, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ đã ban hành tương đối đầy đủ các các Nghị định, Quyết định Thông tư để bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.

Về công tác thông tin tuyên truyền, Chính phủ đã có Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2013 phê duyệt Đề án thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đến năm 2020.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế quan trọng nhất trong lĩnh vực hạt nhân; chỉ trong giai đoạn 10 năm từ năm 2006, Việt Nam đã gia nhập/ký mới 5 công ước quốc tế, tham gia 2 sáng kiến về an ninh hạt nhân; hợp tác với IAEA trong việc phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân, bảo đảm an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân; Các Bộ, ngành đã đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia đối tác (LB Nga và Nhật Bản) và các quốc gia có kinh nghiệm trong phát triển điện hạt nhân như Mỹ, Pháp…

Trong báo cáo giám sát về việc thực hiện Nghị quyết 31 năm 2016 của Quốc hội, mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đánh giá điện hạt nhân được các quốc gia công nhận là điện sạch, phát thải khí nhà kính rất thấp sau Hội nghị COP 26. Việt Nam xem xét phát triển điện hạt nhân trong giai đoạn tiếp theo sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế độc lập, tự chủ và bảo đảm an ninh hệ thống điện với nhu cầu đa dạng nguồn phát. Tuy nhiên, cần có đánh giá đầy đủ, khoa học, chính xác thực trạng và dự báo cung cầu năng lượng.

“Trước mắt, cần có chủ trương của Đảng và từ đó tính toán quy hoạch điện hạt nhân và nghiên cứu tái khởi động dự án ở Ninh Thuận vào thời điểm thích hợp” – Báo cáo của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội.

Để chuẩn bị cho quá trình này, cơ quan thẩm tra của Quốc hội đề nghị Chính phủ xem xét tạm giữ quy hoạch với các vị trí dự kiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 cho đến khi có quyết định chính thức. Bởi thực tế, việc chọn địa điểm xây dựng nhà máy đưa vào quy hoạch là quá trình lâu dài, tuân thủ quy định chặt chẽ và rất tốn kém.

Điện hạt nhân: Nguồn điện xanh, đa lợi ích. Bài 3: Chọn thời điểm thích hợp để tái khởi động

Những đề xuất, kiến nghị

Căn cứ tình hình thực tế đã triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận như trên, căn cứ vào sự phát triển của điện hạt nhân trên thế giới, thì việc chọn thời điểm để tái khởi động xây dựng nhà máy điện hạt nhân là vấn đề cấp thiết đặt ra. Một số chuyên gia đề xuất, kiến nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng, đơn vị tư vấn lập Quy hoạch điện VIII như:

Thứ nhất, Tiếp tục xem xét đưa điện hạt nhân vào Quy hoạch điện VIII với công nghệ lò nước nhẹ, thế hệ 3+ đã được kiểm chứng, để có cơ sở chuẩn bị cho việc tái khởi động xây dựng nhà máy điện hạt nhân (trong giai đoạn sau năm 2030) và giữ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất về điện hạt nhân mà Việt Nam đã đào tạo.

Thứ hai, đề nghị Chính phủ giữ các địa điểm Phước Dinh (dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1) và Vĩnh Hải (dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 2) tại tỉnh Ninh Thuận cho việc phát triển điện hạt nhân trong tương lai.

Rà soát lại các địa điểm còn lại (6 địa điểm trong 8 địa điểm đã được quy hoạch tại Quyết định số 906/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ), đây là những địa điểm đã được xem xét so sánh, vì vậy cần phải có kế hoạch sử dụng cụ thể sao cho phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, địa phương có quy hoạch dự án.

Thứ ba, chỉ đạo hoàn thiện xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về điện hạt nhân cho công tác thẩm định và phê duyệt địa điểm xây dựng nhà máy. Trong thời gian tới, chính phủ cần chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho công tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân như sửa đổi Luật Năng lượng Nguyên tử và các văn bản liên quan khác …

Thứ tư, có cơ chế, chính sách cho sinh viên tốt nghiệp đào tạo các chuyên ngành điện hạt nhân trở về nước, đặc biệt chú trọng sinh viên tốt nghiệp loại giỏi trở lên được đào tạo nâng cao. Mặt khác, cần nghiên cứu, xây dựng lại kế hoạch đào tạo dài hạn nhân lực cho chương trình phát triển điện hạt nhân.

Thứ năm, cần tiếp tục tuyên truyền về điện hạt nhân, tạo sự ủng hộ và đồng thuận của công chúng phục vụ cho chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam.

Giáo sư, Viện sỹ, TSKH Trần Đình Long: Đối với Việt Nam, việc phát triển điện hạt nhân cần có sự cân nhắc ở cấp lãnh đạo cao nhất. Do đó, các cơ quan làm quy hoạch, tư vấn cho Chính phủ cần nghiên cứu thấu đáo, tìm ra các lý lẽ đầy đủ nhất để tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong vấn đề này. Chúng ta cũng có thể tranh luận công khai, thảo luận, thậm chí lấy ý kiến người dân rộng rãi. Riêng tôi thấy cần phát triển điện hạt nhân.
Đình Dũng - Hồng Kỳ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điện hạt nhân

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Lộ trình chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện và khử phát thải cacbon trong lĩnh vực giao thông vận tải tại Việt Nam cần tập trung vào 5 trụ cột.
Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

PV Power sẽ cung cấp thiết bị chất lượng cao cho V-GREEN, mạng lưới 1.000 trạm sạc xe điện trong giai đoạn 2025-2030 được chuyển giao cho V-GREEN nghiên cứu.
Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Bộ Công Thương trình Chính phủ 2 cách tính giá xăng dầu: Một là do doanh nghiệp tự quyết; hai là doanh nghiệp công bố theo chi phí được nhà nước quy định.
Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Đây là sự phối hợp hiệu quả giữa EVNNPC và UBND tỉnh Sơn La trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương.
Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Bộ Công Thương khẳng định, quy định thương nhân phân phối xăng dầu không mua bán xăng dầu lẫn nhau không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường.

Tin cùng chuyên mục

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Năm 2024, Công ty Thủy điện Quảng Trị đã tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số để tối ưu quy trình, nâng cao năng suất lao động.
Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Chiều 21/11, tại Bộ Công Thương, Vụ Thị trường trong nước có buổi làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ (USGC) về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học.
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đợt 2 được Quốc hội thông qua ngày 21/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào 30/11.
Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), vào tháng 9, Nga lần đầu trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU) kể từ mùa xuân năm 2022.
Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Ngày mai (22/11), tại TP. Cần Thơ, sẽ diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Mua bán lòng vòng gây đội chi phí, thu lợi bất chính, vi phạm pháp luật nghiêm trọng…Những góc khuất này của kinh doanh xăng dầu cần được nhìn nhận, xử lý.
Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Với lượng điện tiết kiệm mỗi năm lên đến 556.883 kWh, năm 2023, Nhà máy bia Heineken Việt Nam-Hà Nội được trao danh hiệu Cơ sở sử dụng năng lượng xanh 4 sao.
Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom thông báo, tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine với khối lượng 42,4 triệu m3.
Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Dù được phân phối gần 10 năm nay, nhiên liệu sinh học RON 92 E5 vẫn chưa được nhiều chủ sở hữu phương tiện sử dụng vì chưa hiểu rõ về loại xăng này.
Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Trước tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện, các nước đều có những cơ chế đặc thù. Luật Điện lực (sửa đổi) của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra bước phát triển mới.
Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Các nước châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt của Nga vì rẻ hơn khi mua từ các nhà cung cấp khác và nguồn cung cấp đáng tin cậy hơn.
Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Nhà điều hành mạng lưới khí đốt của Slovakia cho biết, họ tiếp tục nhận khí đốt từ Nga trong bối cảnh có thông tin cho rằng nguồn cung khí đốt cho Áo bị cắt.
Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Công ty Điện lực Lào Cai đã hoàn thành công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu và thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc.
Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế, tháo gỡ các vướng mắc, phát triển nguồn, lưới điện, tạo bệ phóng vững chắc phát triển kinh tế - xã hội.
Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Ứng dụng thiết bị bay không người lái (UAV) và công nghệ lidar trong công tác quản lý vận hành đường dây đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu mang tính định hướng chiến lược về sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ điểm nghẽn lớn cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
PC Lào Cai:

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.
PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Công ty Điện lực Đắk Nông (PC Đắk Nông) triển khai giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế địa phương những tháng cuối năm 2024.
Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Ứng dụng thiết bị bay không người lái và ứng dụng công nghệ lidar trong công tác quản lý vận hành đường dây truyền tải đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành 2 quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV trên địa bàn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động