Vì sao trái cây Trung Quốc hiện diện nhiều tại thị trường Việt Nam?

Mẫu mã đẹp, sản phẩm chất lượng, giá hợp lý… trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc được tiêu thụ ngày càng nhiều ở Việt Nam.
Rau củ, trái cây Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh

Việt Nam chi 1,1 tỷ USD nhập khẩu rau quả

Số liệu thống kê cho thấy, 7 tháng năm 2022, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 1,92 tỷ USD, giảm 16,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trung Quốc đứng vị trí số 1 về thị trường nhập khẩu rau quả Việt Nam 6 tháng đầu năm nay, với 47,6% thị phần. Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường này lại giảm 34% so với cùng kỳ, chỉ đạt 799,7 triệu USD.

Người tiêu dùng mua trái cây tại chợ đầu mối phía Nam, Hà Nội (ảnh Nguyễn Hạnh)
Người tiêu dùng mua trái cây tại chợ đầu mối phía Nam, Hà Nội (ảnh minh hoạ)

Trong khi đó, chiều ngược lại, tính đến hết tháng 7 năm nay, Việt Nam chi tới 1,1 tỷ USD nhập khẩu rau quả, tăng 27,3% so với cùng kỳ. Trong đó, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia là ba thị trường cung cấp rau quả nhập khẩu lớn nhất cho Việt Nam trong nửa đầu năm 2022, lần lượt chiếm tỷ trọng 35,6%, 16,4% và 9,3%.

Tại thị trường trong nước, hiện đang là cao điểm mùa trái cây. Tuy nhiên, trái cây mùa hè như măng cụt, sầu riêng, mít, vải, bơ... đồng loạt giảm giá 10-15% so với cùng kỳ 2021. Nguyên nhân theo các thương lái là nguồn cung dồi dào, trong khi xuất khẩu giảm mạnh. Ngoài ra, việc trái cây nhập khẩu được bán phong phú, giá cả không đắt hơn nhiều so với hàng trong nước, hình thức lại bắt mắt nên chuyện thu hút người tiêu dùng cũng là dễ hiểu.

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam, khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do, thuế nhập khẩu nhiều loại trái cây về mức rất thấp, thậm chí 0% nên hàng về nhiều, giá ngày càng rẻ. Cùng với đó là chất lượng tốt, chủng loại đa dạng, lạ mắt… nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Đây cũng là lý do ở các thành phố lớn, trái cây ngoại chiếm thị phần áp đảo, bày bán ngày càng nhiều ở siêu thị và chợ.

Đáng chú ý, không còn 'núp bóng' hàng Việt Nam hay 'khoác mác' hàng Hoa Kỳ, Australia,... như trước. Nhiều loại trái cây Trung Quốc như đào, mận, dưa lưới, lựu, táo, nho,... được các xe tải lớn nhỏ ùn ùn chở về các chợ đầu mối ở Hà Nội. Ở các chợ đầu mối online, hoạt động mua bán trái cây Trung Quốc diễn ra càng nhộn nhịp hơn. Chủ hàng sau khi công khai thừa nhận nguồn gốc xuất xứ còn giới thiệu tường tận tới cả vùng trồng cũng như chất lượng sản phẩm của nước bạn. Theo thống kê, tính đến hết tháng 7/2022, giá trị nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc lên tới gần 400 triệu USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về việc này, theo ông Đặng Phúc Nguyên, trái cây Trung Quốc nhiều năm trước về Việt Nam đa phần đều xuất hiện với hình ảnh hàng đại trà và giá rất rẻ. Cùng với đó, nhiều lần cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện nhiều loại rau củ và trái cây Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ vượt ngưỡng cho phép. Vậy nên, người tiêu dùng Việt có tâm lý e ngại, không thích hàng Trung Quốc. Do vậy, một thời, rất nhiều loại quả Trung Quốc 'đội lốt' hàng ngoại nhập 'xịn'.

Vài năm trở lại đây, Trung Quốc bắt đầu nâng cao tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các loại hàng hoá, nông dân của quốc gia này buộc phải thay đổi thói quen sản xuất, làm hàng chất lượng tốt hơn để đáp ứng tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Bên cạnh đó, họ chú trọng hơn vào dòng sản phẩm chất lượng cao để phục vụ phân khúc khách hàng cao cấp. Nhờ vậy, hình ảnh trái cây Trung Quốc trong mắt người tiêu dùng cũng tốt dần lên.

Doanh nghiệp Việt cần chú trọng thị trường nội địa

Theo các chuyên gia, hiện nay, những sản phẩm trái cây của Thái Lan xuất khẩu qua Việt Nam hay nhiều quốc gia khác đều có giấy chứng nhận đảm bảo, chất lượng với người tiêu dùng. Trong khi ở Việt Nam, trái cây trong nước được quảng cáo sản phẩm có chất lượng tốt nhưng thiếu chứng nhận. Nhiều đơn vị hiện chỉ chú trọng thị trường nước ngoài, đáp ứng đầy đủ yêu cầu chất lượng của nhà nhập khẩu và ít chú trọng nhu cầu từ thị trường trong nước.

“Cuộc chiến” giữa trái cây trong nước và trái cây nhập khẩu
Đang vào mùa cao điểm trái cây mùa hè, nhiều loại được các tiểu thương bán khá rẻ, cam 25.000 đồng/kg. nhãn 20.000 - 25.000 đồng/kh (ảnh Nguyễn Hạnh)

Phải thừa nhận rằng, khi hội nhập quốc tế, tham gia vào các hiệp định thương mại tự do, hàng ngoại tràn vào Việt Nam là tất yếu. Thế nhưng, việc rau quả nhập khẩu tăng liên tục những năm gần đây, dần chiếm lĩnh thị trường là cảnh báo với hoa quả Việt - vốn có thế mạnh về trái cây nhiệt đới. Nếu vẫn giữ cách làm manh mún, không thay đổi chất lượng sản phẩm, không chăm chút thị trường nội địa thì chúng ta sẽ mất luôn 'sân nhà'.

Việt Nam là thị trường đáng để quan tâm, đầu tư và sinh lời với gần 100 triệu dân. Ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Vina T&T (Vina T&T Group) – đặt vấn đề, các sản phẩm trái cây nhiệt đới như xoài, sầu riêng, nhãn... có nguồn cung tốt, bảo đảm được đúng chuẩn xuất khẩu thì tại sao lại nhường quá nhiều sân cho hàng ngoại?

Sau gần 10 năm trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản và trái cây sang các thị trường khó tính như: Hoa Kỳ, Australia, Canada... Vina T&T Group quyết định về chinh phục thị trường nội địa. Những kế hoạch trong việc mở cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại miền Nam và miền Bắc cũng đã được doanh nghiệp này lên kế hoạch.

Cũng theo ông Tùng, với lợi thế hiểu thị trường, hiểu văn hóa tiêu dùng của người Việt hơn nên có nhiều cơ hội để cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài. Hơn nữa, 85% người Việt vẫn lựa chọn kênh phân phối truyền thống, trong khi các nhà phân phối nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu là phát triển kênh phân phối hiện đại. Đây là cơ hội để hàng Việt chiếm lĩnh thị trường. “Trái cây chúng tôi xuất khẩu hàng đi Hoa Kỳ, Australia như thế nào thì sản phẩm cung cấp cho thị trường nội địa như vậy, hoàn toàn không có sự khác biệt về chất lượng, mẫu mã, bao bì với giá cả rất cạnh tranh để nhiều người có thể mua được”, ông Nguyễn Đình Tùng nói.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu.
EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.

Tin cùng chuyên mục

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Con số kỷ lục của hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 có được một phần nhờ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được triển khai bài bản thời gian qua.
Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần.
Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Với mức tăng trưởng 18%, Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất.
Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh leo. Dự kiến, Việt Nam sẽ có thêm chanh leo xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào năm 2025.
Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, là một trong 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động bởi Thỏa thuận Xanh châu Âu.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 16/12, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025.
Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sâu đang tăng trưởng mạnh và đây được đánh giá là xu hướng không thể đổi khác trong hoạt động xuất khẩu cà phê.
Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024 là năm bứt phá của nông nghiệp Việt Nam khi giá trị sản xuất tăng trưởng trên 3,2%, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản ước đạt trên 62 tỷ USD.
Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Nhập khẩu đậu tương của Việt Nam trong 11 tháng đạt gần 1,98 triệu tấn, trị giá 1,02 tỷ USD, tăng 19,6% về lượng, nhưng giảm 3% kim ngạch so với cùng kỳ.
Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2022 lên 5,6 tỷ USD năm 2023 và sẽ đạt 7,2 tỷ USD năm nay. Con số 8 tỷ USD dự báo sẽ đạt được trong năm 2025.
Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Để tận dụng tốt hơn EVFTA và đáp ứng các quy định xanh hóa của EU, không còn cách nào khác ngoài việc nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu thay vì làm gia công.
Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Thuỵ Điển được đánh giá là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam khi nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này ngày càng tăng cao thời gian gần đây.
Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

11 tháng, Việt Nam xuất khẩu trên 1,57 triệu tấn phân bón, tương đương gần 644,46 triệu USD, tăng 13,7% về khối lượng, tăng 11,6% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Từ con số chỉ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, xuất khẩu dừa đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động