Vì sao tăng trưởng kinh tế Mỹ đang làm nhiều nước "sợ hãi"?

Theo nhiều chuyên gia tài chính toàn cầu, tăng trưởng kinh tế của Mỹ đang tạo áp lực lên tiền tệ và nền kinh tế của các nước khác trên thế giới.
Kinh tế Mỹ tăng trưởng vượt kỳ vọng "Phép màu kinh tế" Trung Quốc dành cho Việt Nam là gì? Dự báo 3 cú sốc ảnh hưởng nền kinh tế châu Âu trong tương lai

“Nước Mỹ có nền kinh tế tuyệt vời nhất thế giới” - Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khẳng định như vậy trong một cuộc phỏng vấn với kênh CNBC vào đầu tháng trước. Thực tế, mọi số liệu đều cho thấy nền kinh tế của nước này đang phát triển tích cực. Lạm phát tại Mỹ đã giảm mạnh so với mức cao nhất vào năm 2022, bất chấp đà tăng trong vài tháng gần đây. Trong khi đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã tăng 2,5% vào năm 2023, vượt xa đáng kể so với các nền kinh tế phát triển khác, theo báo cáo tháng 1 từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Vì sao tăng trưởng kinh tế Mỹ đang làm nhiều nước "sợ hãi"?
Tăng trưởng kinh tế Mỹ là trọng tâm chiến dịch tái tranh cử của tổng thống Joe Biden.
Nguồn ảnh: Alex Brandon, AP News.

Tuy vậy, những báo cáo này cũng cho thấy Mỹ đang là một ngoại lệ trong nền kinh tế thế giới, đặc biệt là trong khối G7. Quỹ này đã nâng triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Mỹ lên 2,7%, cao hơn mọi nước thành viên khác trong Khối G7. Ngược lại, tại Pháp, Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire đã giảm dự đoán tăng trưởng GDP của nước này từ 1,4% xuống còn 1% vào hồi tháng 2 năm nay. Còn tại Đức, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck đã từng nhận định nền kinh tế nước này là “tệ một cách bi thảm”. Cũng vào tháng 2 năm nay, ông Robert Habeck đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Đức từ 1,3% xuống chỉ còn 0,2% trong năm nay.

Điều đáng ngạc nhiên là, một phần lý do cho sự tăng trưởng chậm trễ này lại đến từ chính nền kinh tế Mỹ. Thực tế, lãi suất cao và đồng đô la mạnh của nước này đang làm giảm giá trị tiền tệ và làm cản trở kế hoạch giảm chi phí đi vay của các quốc gia khác. Bằng chứng là sau thông báo trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào thứ 3 tuần trước, một đợt bán trái phiếu toàn cầu đã xảy ra, dẫn đến lợi suất của một số loại trái phiếu chính phủ đạt mức cao nhất trong vòng nhiều tháng. Thông báo này cũng đã gây áp lực lên một loạt các loại tiền tệ, trong đó có đồng Yen Nhật, vốn đã chạm mức thấp nhất so với đồng đô la Mỹ kể từ năm 1990.

Thông báo này cũng diễn ra trong bối cảnh các thống đống ngân hàng trung ương và các bộ trưởng tài chính toàn cầu họp với IMF và Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Washington tuần trước. Nhận xét về thông báo của FED, bà Kristalina Georgieva - Giám đốc Điều hành IMF nói: “Điều này tất nhiên là đáng quan ngại”. Chia sẻ thêm với Bloomberg, bà cũng nói rằng nhiều phái đoàn ở Washington đang băn khoăn và liệu FED sẽ tiếp tục chần chừ bao lâu trước khi thông báo hạ lãi suất.

Cũng trong cuộc họp tuần trước, ông Pierre-Olivier Gourinchas - nhà kinh tế đứng đầu tại IMF đã cho rằng lập trường ngân sách của Mỹ sẽ tạo ra “rủi ro về ngân khố và tài chính dài hạn cho nền kinh tế toàn cầu”. Nặng nề hơn, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner đã tấn công chỉ trích các chính sách trợ cấp cho ngành công nghiệp xanh của chính quyền Biden, và cảnh báo Đức không nên áp dụng những chính sách như vậy.

Lo ngại về kế hoạch tài chính tương lai của Mỹ, nhiều nước đã nhấn mạnh vào sự độc lập về chính sách tiền tệ vào tuần trước. Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Điều phối Các vấn đề kinh tế Indonesia đã yêu cầu các công ty nhà nước ngừng mua hàng bằng đồng Đô la Mỹ, còn đại diện Ngân hàng Trung ương Malaysia đã hứa sẽ chuyển đổi thu nhập ngoại tệ của các doanh nghiệp nhà nước thành đồng Ringit. Bộ trưởng Tài chính Brazil Fernando Haddad trong cuộc họp tuần trước đã cảnh báo rằng sự chậm trễ trong việc cắt giảm lãi suất của FED sẽ gây ra việc định giá lại tiền tệ trên các thị trường toàn cầu. Trả lời phỏng vấn với Bloomberg, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Nam Phi Lesetja Kganyago nói: “Chúng tôi dõi theo FED nhưng sẽ không đi theo FED.”

Tương lai sắp tới của nền kinh tế Mỹ

Theo Bloomberg, Giám đốc Điều hành IMF Kristalina Georgieva cho rằng nền kinh tế Mỹ tuy đang tăng trưởng nhanh, nhưng đang không mở rộng bền vững. Thực tế, thâm hụt ngân sách gần đây của nước này đã lên tới 7% GDP, và nợ công của nước này dự kiến sẽ đạt 48,3 nghìn tỷ USD, tương đương 116% GDP vào năm 2034.

Vì sao tăng trưởng kinh tế Mỹ đang làm nhiều nước "sợ hãi"?
Giám đốc Điều hành IMF bà Kristalina Georgieva phát biểu tại cuộc họp tuần qua tại Washington.
Nguồn ảnh: AFP

Hơn nữa, các chính sách về trợ cấp, kiểm soát xuất khẩu và các biện pháp bảo hộ khác cũng đang gây ra phản ứng dữ dội từ các đối tác thương mại của Mỹ. Qua tờ Bloomberg, chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde nhận xét: “Cạnh tranh về trợ cấp như Mỹ là một cuộc chạy đua xuống đáy và châu Âu không nên đi theo hướng đó”.

Dự kiến các chính sách bảo hộ thương mại sẽ ngày càng gia tăng nếu cựu tổng thống Donald Trump tái đắc cử vào tháng 11 tới. Chia sẻ với Bloomberg, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cảnh báo kế hoạch tăng thuế nhập khẩu của ông Donald Trump có thể sẽ châm ngòi cho “một cuộc chiến hỗn loạn trong hệ thống thương mại toàn cầu” và gây tổn hại cho mọi nền kinh tế trên thế giới.

Phú Quý (theo Bloomberg)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: WTO

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine tối 13/5: Phòng tuyến Chasov Yar bị phá vỡ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 13/5: Phòng tuyến Chasov Yar bị phá vỡ

Moskva bẻ gãy mũi phản công của Kiev; Nga 'đục thủng' phòng tuyến Chasov Yar;... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 13/5.
Israel trang bị

Israel trang bị 'giáp lồng' trên xe tăng chủ lực Merkava

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 13/5: Israel trang bị “giáp lồng” trên xe tăng Merkava, khi phải mở kho đưa xe tăng Merkava Mk-3 với hệ thống giáp bổ sung.
Thị trường tài chính khởi sắc sau thỏa thuận Hoa Kỳ - Trung Quốc

Thị trường tài chính khởi sắc sau thỏa thuận Hoa Kỳ - Trung Quốc

Thị trường tài chính toàn cầu đồng loạt khởi sắc sau khi Hoa Kỳ - Trung Quốc đạt được thỏa thuận tạm thời về việc hạ thuế và nối lại hợp tác thương mại.
Chuyên gia Trung Quốc: Đàm phán Trung - Mỹ mang lại sự ổn định cho kinh tế thế giới

Chuyên gia Trung Quốc: Đàm phán Trung - Mỹ mang lại sự ổn định cho kinh tế thế giới

Các chuyên gia Trung Quốc đánh giá rất cao kết quả đàm phán thương mại giữa Trung Quốc - Hoa Kỳ. Kết quả này sẽ mang lại sự ổn định cho nền kinh tế thế giới.
Bộ Thương mại Trung Quốc đánh giá cao kết quả đàm phán Trung - Mỹ

Bộ Thương mại Trung Quốc đánh giá cao kết quả đàm phán Trung - Mỹ

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, các cuộc đàm phán kinh tế, thương mại cấp cao giữa Trung Quốc-Hoa Kỳ đạt được tiến triển đáng kể, giảm mạnh thuế song phương.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 12/5: Nga tấn công Maryino, siết vây Konstantinovka

Chiến sự Nga-Ukraine tối 12/5: Nga tấn công Maryino, siết vây Konstantinovka

Romanovka thất thủ, Nga siết vây Konstantinovka; Nga đột phá Maryino, Ukraine chao đảo... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 12/5.
Hoa Kỳ - Trung Quốc: Đạt thỏa thuận quan trọng về thuế quan

Hoa Kỳ - Trung Quốc: Đạt thỏa thuận quan trọng về thuế quan

Hoa Kỳ đã đạt được một thỏa thuận quan trọng với Trung Quốc nhằm giảm thuế quan, loại bỏ các biện pháp trả đũa, duy trì mức thuế cơ bản giữa hai nước.
Việt Nam đạt Top 5 thị trường xuất khẩu của Campuchia

Việt Nam đạt Top 5 thị trường xuất khẩu của Campuchia

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Campuchia đạt 9,13 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ nhờ các hiệp định thương mại tự do thúc đẩy tăng trưởng.
Ukraine nghi vấn Nga có tên lửa hành trình tầm xa mới

Ukraine nghi vấn Nga có tên lửa hành trình tầm xa mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 12/5: Ukraine nghi vấn Nga có tên lửa hành trình mới, khi các chứng cứ cho thấy phía Nga sử dụng vũ khí có tầm bắn tới 500km.
Xe điện giúp doanh số tại Trung Quốc tăng mạnh

Xe điện giúp doanh số tại Trung Quốc tăng mạnh

Thị trường ô tô Trung Quốc tăng trưởng 3 tháng liên tiếp nhờ chính sách hỗ trợ đổi xe cũ lấy xe sử dụng năng lượng mới (xe điện và PHEV) của Chính phủ.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/5: Nga siết vòng vây Pokrovsk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/5: Nga siết vòng vây Pokrovsk

Moskva đáp trả vụ tấn công UAV vào Belgorod; Nga siết vây Pokrovsk, lính Ukraine rút chạy... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/5.
Chiến sự Nga - Ukraine tối 11/5: Nga dội bão UAV xuống Ukraine

Chiến sự Nga - Ukraine tối 11/5: Nga dội bão UAV xuống Ukraine

Phòng không Ukraine chật vật trước mưa tên lửa Nga; 891 UAV Nga dội xuống Ukraine... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine tối 11/5.
Hoa Kỳ công bố thông tin về tên lửa liên lục địa mới

Hoa Kỳ công bố thông tin về tên lửa liên lục địa mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 11/5: Hoa Kỳ công bố thông tin về tên lửa liên lục địa mới LGM-35A Sentinel. Đây là tên lửa đẩy ba tầng, sử dụng vật liệu mới.
Nga đưa các xe tăng tham gia duyệt binh ra trận

Nga đưa các xe tăng tham gia duyệt binh ra trận

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 10/5: Nga đưa các xe tăng tham gia duyệt binh Ngày Chiến thắng ra mặt trận. Các xe tăng sẽ được bổ sung trang bị cần thiết.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 9/5: Belgorod rung chuyển vì UAV

Chiến sự Nga-Ukraine tối 9/5: Belgorod rung chuyển vì UAV

Belgorod rung chuyển vì UAV Ukraine; MiG-35 chặn đứng đòn tấn công của UAV Ukraine... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 9/5.
Dàn vũ khí

Dàn vũ khí 'khủng' tham gia lễ duyệt binh 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít

Vào 10h giờ Moscow ngày 9/5 (14h giờ Hà Nội), lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại đã diễn ra ở Quảng trường Đỏ.
Chiến sự Nga - Ukraine chiều 9/5: Chỉ huy Ukraine phản lệnh ở Kursk

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 9/5: Chỉ huy Ukraine phản lệnh ở Kursk

Hàng trăm lính Ukraine thiệt mạng; chỉ huy Ukraine phản lệnh, rút lui khỏi Kursk... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine chiều 9/5.
Những con số đáng nhớ về Ngày Chiến thắng

Những con số đáng nhớ về Ngày Chiến thắng

Nhân dịp Nga kỷ niệm Ngày Chiến thắng, đánh dấu thời khắc phát xít Đức ký văn kiện đầu hàng vô điều kiện, tờ Tass điểm lại những con số và sự kiện đáng chú ý.
Liên Hợp Quốc cùng nhiều quốc gia chúc mừng tân Giáo hoàng

Liên Hợp Quốc cùng nhiều quốc gia chúc mừng tân Giáo hoàng

Ngay sau khi Giáo hoàng Leo XIV được bầu làm người đứng đầu Giáo hội Công giáo, lãnh đạo nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã đồng loạt gửi lời chúc mừng.
Hôm nay, Nga duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít

Hôm nay, Nga duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít

Hôm nay (9/5), tại Quảng trường Đỏ, sẽ diễn ra lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1945 - 2025).
Chiến sự Nga - Ukraine tối 8/5: Thiết giáp Ukraine bị thiêu rụi ở Toretsk

Chiến sự Nga - Ukraine tối 8/5: Thiết giáp Ukraine bị thiêu rụi ở Toretsk

Ukraine sa lưới drone cảm tử Nga; đoàn thiết giáp Ukraine bị thiêu rụi ở Toretsk... là những thông tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine tối 8/5.
Thông tin về tàu ngầm

Thông tin về tàu ngầm 'điệp viên' của Israel

Tàu ngầm không người lái BlueWhale do Israel phát triển nặng 5,5 tấn, có thể hoạt động nhiều tuần dưới nước và thực hiện các nhiệm vụ trinh sát.
Lộ diện loạt vũ khí mới trong Lễ duyệt binh tại Nga

Lộ diện loạt vũ khí mới trong Lễ duyệt binh tại Nga

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 8/5: Lộ diện những vũ khí mới của Nga tại Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng, đáng chú ý là pháo tự hành Giatsint-K và Malva.
Người Việt tại Nga cảm nghĩ về Bộ đội Cụ Hồ tại Quảng trường Đỏ

Người Việt tại Nga cảm nghĩ về Bộ đội Cụ Hồ tại Quảng trường Đỏ

Hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ tham gia duyệt binh tại Quảng trường Đỏ không chỉ là nghi lễ quân sự, mà là biểu tượng của niềm tự hào dân tộc lan tỏa giữa trời Âu.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 7/5: UAV Nga trút

Chiến sự Nga-Ukraine tối 7/5: UAV Nga trút 'bão lửa' vào Ukraine

Hơn 1.300 UAV Nga dội xuống Ukraine chỉ trong 1 ngày; lính Ukraine tháo chạy khỏi Lugansk... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 7/5.
Mobile VerionPhiên bản di động