Vì sao nông nghiệp là “trái tim” đối với EU?

Lĩnh vực nông nghiệp tạo ra chưa đầy 2% GDP của châu Âu nhưng các khoản trợ cấp cho ngành này lại chiếm tới 1/3 ngân sách của Liên minh châu Âu (EU).
Italy muốn trở thành đối tác hàng đầu của Việt Nam về nông nghiệp Hợp tác nông nghiệp, thương mại điện tử Việt Nam - New Zealand sẽ khởi sắc Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Thời gian gần đây, nông dân nhiều nước châu Âu, trong đó có Italia, Pháp và Đức đã phản đối chính sách của EU với cáo buộc các chính sách này khiến ngành nông nghiệp gặp khó khăn. Tuy nhiên, bản thân EU là nguồn tài chính không thể thiếu đối với ngành nông nghiệp: thông qua Chính sách nông nghiệp chung (CAP), chiếm khoảng 1/3 toàn bộ ngân sách EU, nông dân của các quốc gia thành viên EU nhận được các khoản trợ cấp hỗ trợ thu nhập và đảm bảo khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường châu Âu và nước ngoài. Trong khi, ngành nông nghiệp lại đóng góp chưa đến 2% vào GDP.

Nong nghiep
Nông nghiệp không chỉ là lĩnh vực kinh tế truyền thống, mà còn là trái tim của nhiều giá trị quan trọng, từ cung ứng lương thực, duy trì môi trường sinh thái, đến hỗ trợ cuộc sống nông thôn của EU. Ảnh: Shutterstock

Nông nghiệp dường như là ngành không quan trọng đối với nền kinh tế châu Âu, nhưng lại là lĩnh vực nhận được sự quan tâm lớn về nguồn lực. Theo ông Piero Graglia, giáo sư lịch sử quan hệ quốc tế tại Đại học Milan, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, “sự quan tâm đến nông nghiệp chưa bao giờ suy giảm và luôn là lĩnh vực chiến lược của EU: một mặt, dư luận quan tâm chú ý đến việc bảo vệ môi trường, mặt khác, EU mong muốn duy trì phần thu nhập được tạo ra trong nông nghiệp, điều cho phép người lao động trong lĩnh vực này cải thiện cuộc sống từ những năm 1950 đến nay”.

Ở châu Âu, ngành nông nghiệp sử dụng khoảng 8,6 triệu lao động, tương đương hơn 4% trong tổng số 210 triệu lao động của 27 quốc gia thành viên. Ở Italia và Tây Ban Nha, tỷ lệ này khoảng 3%, trong khi ở Pháp và Đức, nông nghiệp chiếm tỷ lệ việc làm thấp hơn một chút, lần lượt khoảng 2 và 1%. Ở Romania, tỷ lệ này là hơn 20% và ở Bulgaria là 15%.

Giá trị của CAP

Trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền các nước châu Âu đã đưa ra chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho nông nghiệp. Trong những năm đầu tiên (CAP có hiệu lực từ năm 1962), CAP chiếm tới 3/4 ngân sách. Mặc dù sau này tỷ lệ này đã giảm nhưng một phần đáng kể nguồn lực của EU vẫn được phân bổ cho CAP.

Theo dữ liệu từ Ủy ban châu Âu, trong giai đoạn 2023-2027, CAP tài trợ 387 tỷ euro, trong đó, 291 tỷ euro được lấy từ Quỹ bảo lãnh nông nghiệp châu Âu và 96 tỷ euro từ Quỹ nông nghiệp phát triển nông thôn châu Âu.

Trong giai đoạn 2021-2027, ngân sách của toàn thể EU là 1.076 tỷ euro. Như vậy, CAP chiếm hơn 1/3 ngân sách EU. Tỷ lệ này cao hơn mọi khoản chi ngân sách khác, bao gồm cả các quỹ gắn kết kinh tế, xã hội và lãnh thổ, chỉ chiếm khoảng 30%.

Thu nhập và thương mại

Trong những năm gần đây, CAP dường như đã đạt được một số mục tiêu đề ra. Năm 2021, mỗi nhân công trong lĩnh vực nông nghiệp khai báo thu nhập trung bình gần 29.000 euro, một con số cao so với trước đây.

Trên thực tế, so với năm 2013, thu nhập trung bình của nông dân tăng 56% (nhiều hơn mức tăng trung bình của các ngành khác), trong khi lạm phát tăng hơn 9%. Điều này có nghĩa là không chỉ có sự gia tăng về mặt con số, mà còn cả về mặt thực chất.

Theo báo cáo của Ủy ban châu Âu công bố tháng 11/2023, thu nhập của nông dân tăng dần là do năng suất được cải thiện. Từ năm 2013-2021, giá trị sản xuất tăng nhiều hơn chi phí, trong khi số lượng nhân lực làm việc trong lĩnh vực này lại giảm.

Số liệu về ngoại thương cho thấy về tổng thể EU xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Năm 2022, các nước EU nhập khẩu 196 tỷ euro nông sản, trong khi xuất khẩu 229 tỷ euro, do đó xuất siêu 33 tỷ euro. Trong 3 năm, từ năm 2019-2021, chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu thậm chí còn cao hơn.

EU xuất khẩu nông sản chủ yếu sang Vương quốc Anh (21% tổng xuất khẩu), Mỹ (12%), Trung Quốc (8%), Thụy Sĩ (5%) và Nhật Bản (4%), trong khi nhập khẩu nhiều từ Brazil và Vương quốc Anh (9% đối với cả hai), Mỹ (5%), Na Uy (5%) và Trung Quốc (5%).

Trong 20 năm qua, EU luôn là nhà xuất khẩu ròng nông sản, nhưng chỉ từ năm 2010, xuất khẩu mới tăng so với nhập khẩu. Trong giai đoạn 2002-2008, ngoại trừ năm 2006, thặng dư nông nghiệp là từ 1-5 tỷ euro. Sự gia tăng mạnh được ghi nhận trong khoảng thời gian 2011-2013 và 2018-2021.

Giá trị sản xuất nông nghiệp

Số liệu về thu nhập và thương mại ở trên là số liệu tổng thể của tất cả 27 quốc gia thành viên EU. Nếu xem xét chi tiết về giá trị sản xuất nông nghiệp, sẽ nhận thấy sự khác biệt lớn giữa các nước khác nhau.

Nhìn chung, các đơn vị khai thác nông nghiệp ở EU có thể phân thành 3 loại: một là “doanh nghiệp bán tự cung tự cấp”, chuyên trồng cây lương thực để nuôi sống nông dân và gia đình; hai là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường do gia đình điều hành; ba là các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã nông nghiệp lớn.

Vì sao nông nghiệp là “trái tim” đối với EU?
CAP đã đóng góp đáng kể trong việc định hình, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nông nghiệp và nông thôn trước những thách thức như biến đổi khí hậu hay đổi mới công nghệ. Ảnh: Shutterstock

Gần 40% doanh nghiệp châu Âu có giá trị sản xuất nông nghiệp hằng năm dưới 2.000 euro, 55% doanh nghiệp có sản lượng đạt giá trị từ 2.000-10.000 euro, trong khi chỉ 3% doanh nghiệp sản xuất được hơn 250.000 euro/năm. Những doanh nghiệp thuộc 3% này được gọi là “các doanh nghiệp nông nghiệp lớn”, chiếm đến 56% giá trị sản xuất nông nghiệp của châu Âu.

Tại các quốc gia châu Âu, tỷ lệ các doanh nghiệp nông nghiệp lớn rất khác nhau. Ở Hà Lan, các doanh nghiệp loại này chiếm một nửa trên tổng số, trong khi ở Italia và Tây Ban Nha chỉ chiếm 3%. Trung bình, mỗi đơn vị khai thác nông nghiệp của EU tạo ra 40.000 euro/năm, nhưng giữa các quốc gia có sự khác biệt rất lớn: ở Hà Lan, mức trung bình là hơn 470.000 euro, trong khi ở Romania là khoảng 4.000 euro, ở Italia con số này là 50.000 euro.

Thách thức về bảo vệ môi trường

Trong thời gian gần đây, một trong những chủ đề gây tranh cãi lớn nhất liên quan đến chính sách bảo vệ môi trường của châu Âu. Mặc dù ảnh hưởng của nông nghiệp đến nền kinh tế EU giảm, nhưng ngành này vẫn có tác động rất lớn trong việc sử dụng đất và vấn đề phát thải khí nhà kính.

Trên thực tế, khoảng 38% lãnh thổ châu Âu được dành riêng cho nông nghiệp, với tỷ lệ khác nhau ở mỗi quốc gia thành viên. Ở Ireland, Đan Mạch, Romania, Luxembourg và Hungary, hơn 50% lãnh thổ được sử dụng cho các hoạt động nông nghiệp, trong khi tỷ lệ này ở Thụy Điển và Phần Lan là dưới 10%. Tại 4 quốc gia lớn của châu Âu, diện tích đất phân bổ cho các hoạt động nông nghiệp tương đối đồng đều: 41% ở Italia, 43% ở Pháp, 46% ở Đức và 47% ở Tây Ban Nha.

Theo số liệu của Cơ quan môi trường châu Âu, lượng khí thải từ ngành nông nghiệp đã giảm 4,8% từ năm 2005 đến nay, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2022. Trong 17 năm qua, lượng khí thải trong nông nghiệp đã giảm ở 14 quốc gia thành viên, trong khi lại tăng ở 13 quốc gia còn lại. Bulgaria, Latvia và Estonia đã ghi nhận mức phát thải tăng hơn 20%, trong khi tại 4 nước lớn của châu Âu, lượng phát thải giảm.

Năm 2022, ngành nông nghiệp chiếm 11% tổng lượng phát thải khí nhà kính của EU, trong khi năm 2005 tỷ lệ này khoảng 9%. So với năm 1990, lượng phát thải trong nông nghiệp tính theo tỷ lệ % không thay đổi nhiều: giảm trong những năm 1990, sau đó tăng lên trong những năm đầu 2000. Tại Italia, phát thải trong lĩnh vực nông nghiệp cũng có xu hướng tương tự.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Liên minh châu Âu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng khi thành tích của nó ảnh hưởng tới Mỹ.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nga

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nga

Tại cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất các định hướng, giải pháp thúc đẩy hợp tác hai nước Việt Nam - Nga.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Sau hơn 3 năm thực thi, theo Đại sứ Pháp tại Việt Nam - ông Olivier Brochet, lợi ích mà Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn.
Chiến sự Nga-Ukraine 27/4/2024: Vũ khí mới sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình miền Đông bất lợi cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine 27/4/2024: Vũ khí mới sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình miền Đông bất lợi cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Vũ khí mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình ở miền Đông bất lợi cho Kiev.
Tổng giám đốc Cơ quan Business France: Doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam

Tổng giám đốc Cơ quan Business France: Doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam

Theo Tổng giám đốc Cơ quan thương vụ Pháp (Business France) - ông Laurent Saint-Martin hiện doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Israel-Hamas 26/4/2024: Quân đội Mỹ sẽ không có mặt ở Dải Gaza; Hamas nêu điều kiện giải giáp vũ khí

Chiến sự Israel-Hamas 26/4/2024: Quân đội Mỹ sẽ không có mặt ở Dải Gaza; Hamas nêu điều kiện giải giáp vũ khí

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 26/4/2024: Quân đội Mỹ sẽ không có mặt ở Dải Gaza khi thực hiện viện trợ; Hamas nêu điều kiện giải giáp vũ khí.
Nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay và 2025

Nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay và 2025

Nền kinh tế toàn cầu có thể duy trì động lực vững chắc thời gian còn lại của năm và sang năm 2025, bất chấp những dự đoán trước đó về tình trạng suy thoái.
Nỗi buồn mang tên Biển Đỏ: Các nút thắt hàng hải

Nỗi buồn mang tên Biển Đỏ: Các nút thắt hàng hải

Eo biển Bab al-Mandab, phía nam Biển Đỏ, là một điểm tắc nghẽn hàng hải quan trọng trong hành lang hàng hải lớn hơn Bờ Đông Bắc.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Ukraine tạm dừng sử dụng xe tăng Abrams; Kiev đã nhận 100 tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Ukraine tạm dừng sử dụng xe tăng Abrams; Kiev đã nhận 100 tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Ukraine tạm dừng sử dụng xe tăng Abrams; Kiev đã nhận 100 tên lửa ATACMS theo thỏa thuận bí mật với Washington.
Chiến sự Israel - Hamas ngày 26/4/2024: Israel nhượng bộ trước các yêu cầu của Hamas

Chiến sự Israel - Hamas ngày 26/4/2024: Israel nhượng bộ trước các yêu cầu của Hamas

Chiến sự Israel- Hamas ngày 26/4/2024: Israel nhượng bộ trước các yêu cầu của Hamas khi chấp nhận tăng số lượng tù nhân thả tự do để mở đường đàm phán hòa bình.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/4/2024: Nga kiểm soát thêm nhiều cứ điểm thuận lợi; Ukraine tăng cường tấn công tầm xa

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/4/2024: Nga kiểm soát thêm nhiều cứ điểm thuận lợi; Ukraine tăng cường tấn công tầm xa

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Nga kiểm soát thêm nhiều cứ điểm thuận lợi; Ukraine tăng cường tấn công tầm xa.
Singapore - thị trường tiềm năng cho ngành ẩm thực Việt Nam

Singapore - thị trường tiềm năng cho ngành ẩm thực Việt Nam

Ngành ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và phong phú, vì vậy lĩnh vực này có nhiều tiềm năng cũng như dư địa để đẩy mạnh phát triển tại thị trường Singapore.
An toàn thực phẩm - yếu tố then chốt để hàng Việt tăng thị phần tại Singapore

An toàn thực phẩm - yếu tố then chốt để hàng Việt tăng thị phần tại Singapore

Để gia tăng thị phần, tạo uy tín thương hiệu sản phẩm đối với người tiêu dùng Singapore, doanh nghiệp Việt cần tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.
Thúc đẩy truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024

Thúc đẩy truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024

Chiều 25/4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.
Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Slovenia phát triển ngày càng sâu rộng

Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Slovenia phát triển ngày càng sâu rộng

Quan hệ thương mại Việt Nam - Slovenia từng bước phát triển và tăng trưởng vượt bậc kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 7/6/1994.
Khủng hoảng Biển Đỏ khiến lưu lượng vận chuyển trên kênh Suez giảm 66%

Khủng hoảng Biển Đỏ khiến lưu lượng vận chuyển trên kênh Suez giảm 66%

Từ giữa tháng 12 năm ngoái đến đầu tháng 4 năm nay, lưu lượng vận chuyển qua tuyến đường huyết mạch kênh đào Suez quan trọng ở Ai Cập đã giảm 66%.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga khi một quan chức Mỹ giấu tên cho biết Kiev đã nhận ATACMS trước đó.
Chiến sự Israel-Hamas 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào Rafah

Chiến sự Israel-Hamas 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào Rafah

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào thành phố Rafah.
"Người khổng lồ" Boeing đối mặt với số nợ lớn, mức xếp hạng uy tín sụt giảm nghiêm trọng

"Người khổng lồ" Boeing đối mặt với số nợ lớn, mức xếp hạng uy tín sụt giảm nghiêm trọng

Doanh thu quý I của Boeing suy giảm khi tiến độ sản xuất và giao máy bay 787 Dreamliner chậm trễ bởi thiếu nhà cung cấp một số bộ phận quan trọng.
Chiến sự Nga-Ukraine 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường

Chiến sự Nga-Ukraine 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường.
Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Tối 24/4, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã phát đi thông tin cảnh báo về nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ thị trường UAE.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel để trả đũa đòn đột kích trước đó của IDF vào Lebanon.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này sau khi Tổng thống Mỹ ký dự luật viện trợ bổ sung mới.
Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự ở Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột.
Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; tình hình chiến trường không có lợi cho Kiev.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động