Vì sao nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa không tiếp cận được vốn tín dụng?

Chất vấn Thống đốc Ngân hàng, đại biểu Quốc hội nêu, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khả năng tiếp cận vốn tín dụng còn khó khăn.
Khơi nguồn vốn tín dụng xanh góp phần “xanh hóa” dòng vốn đầu tư Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội nâng cao tiếp cận vốn Ngân hàng ''thiết kế'' gói vay chuyên biệt, hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên

Giải pháp nào về tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh?

Ngày 11/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng.

 Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - đoàn Hải Dương đặt vấn đề, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong nước hiện nay vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2024, số doanh nghiệp mới thành lập tăng 9,7% nhưng số doanh nghiệp rút khỏi thị trường tăng tới 21%. Dù Chính phủ đã thực hiện rất nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có các giải pháp về tín dụng.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị Thống đốc Ngân hàng cho biết, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ những giải pháp thiết thực gì về tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là trong bối cảnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đề ra là khá cao so với giai đoạn 2021-2024?.

Trà lời đại biểu về các giải pháp tín dụng để hỗ trợ phát triển cho doanh nghiệp và người dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, đối với Việt Nam, đặc thù nhu cầu đầu tư cho sản xuất, kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng. Chỉ số giữa dư nợ tín dụng trên GDP hiện nay đã hơn 120% GDP. Cho nên trong tổ chức điều hành về tín dụng, chúng tôi cũng hết sức cân nhắc.

Đối với vấn đề giải quyết về vốn, liên quan đến giải pháp về tín dụng, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo quá trình thực hiện, đồng thời, tham mưu cho Chính phủ để tăng cường vốn cho doanh nghiệp và người dân. Theo đó, hiện có rất nhiều nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ nguồn vốn tự có, nguồn vốn vay ngân hàng, nguồn vốn thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp của nước ngoài, nguồn vốn vay nợ.

Hiện nay, chúng ta cũng có cơ chế, nếu doanh nghiệp có khả năng đi vay vốn của nước ngoài, tự vay tự trả cũng có khuôn khổ pháp lý. Cho nên, đối với bản thân các doanh nghiệp và người dân, cần cân nhắc để có thể tiếp cận các nguồn vốn phù hợp. "Khi tiếp cận nguồn vốn của hệ thống ngân hàng, các tổ chức và cá nhân phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn được vay. Điều kiện quan trọng nhất, đó là khách hàng phải có khả năng trả nợ" - bà Hồng nhấn mạnh.

Để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân có khả năng trả nợ có nghĩa là doanh nghiệp và người dân phải có dự án kinh doanh với phương án khả thi. Đồng thời, đòi hỏi các giải pháp phối hợp hỗ trợ từ các bộ, ngành liên quan, từ công tác về thị trường tư vấn, về pháp lý hay giải pháp để bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của các tổ chức tín dụng.

"Về phía ngành ngân hàng, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức trong phạm vi vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát, đồng thời, thực hiện các giải pháp hỗ trợ về tín dụng để hỗ trợ cho phục hồi và ưu tiên tăng trưởng kinh tế" - Thống đốc Ngân hàng nêu rõ.

Thiếu dự án khả thi, không tiếp cận được tín dụng

Tham gia chất vấn, đại biểu Mai Văn Hải - đoàn Thanh Hoá chia sẻ, thực tế, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, khả năng tiếp cận vốn trong thời gian vừa qua cũng còn rất nhiều khó khăn.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn

Đây không phải là vấn đề mới mà là vấn đề khó khăn, vướng mắc kéo dài và được cử tri cũng rất quan tâm. "Tôi đề nghị Thống đốc cho biết những giải pháp căn cơ để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận với vốn tín dụng được tốt hơn" - đại biểu nêu.

Trả lời đại biểu Mai Văn Hải, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong nhiều diễn đàn và kể cả Chính phủ và Quốc hội, với vai trà Ngân hàng Nhà nước là cơ quan điều hành chính sách tín dụng chúng tôi cũng nhận thấy đối với việc điều hành chính sách tín dụng cũng gặp những trở ngại. Chúng tôi cũng hay nhận được những phản ánh về tiếp cận tín dụng.

Bởi vì, trên thực tế như số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay tổng số doanh nghiệp của cả nước vào khoảng 930.000 doanh nghiệp, nhưng có tới 97%-98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có những tồn tại, hạn chế về năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh ở trên thị trường, thương hiệu, uy tín...

"Cho nên trong khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều doanh nghiệp tiếp cận được tín dụng nhưng cũng có những doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, sản xuất, kinh doanh chưa có dự án khả thi, cho nên không tiếp cận được tín dụng" - bà Hồng nói, đòng thời cho rằng, cần phải có các giải pháp để tháo gỡ khó khăn về tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thông tin, hiện nay việc tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Quốc hội đã có Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Chính phủ có 5 nghị định để hướng dẫn về rất nhiều giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ hỗ trợ về thị trường, tư vấn pháp lý hay là sản phẩm... trong đó, có một giải pháp là hỗ trợ về tiếp cận tín dụng.

Để triển khai luật này, Chính phủ đã có các quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, vốn điều lệ của quỹ này có 2.000 tỷ đồng, con số này rất nhỏ. Trong khi đó, tổng dư nợ của toàn hệ thống đến 15 triệu tỷ đồng, riêng doanh nghiệp 7,8 triệu tỷ đồng.

Một loại hình nữa đó là quỹ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn. Hiện nay, quỹ này có ở các địa phương, theo yêu cầu quy định thì vốn điều lệ của quỹ bảo lãnh này phải 100 tỷ đồng nhưng có nhiều địa phương chưa bố trí được để thành lập quỹ.

Hiện nay có 29 quỹ bảo lãnh vay vốn của địa phương, có đến 5 quỹ đã giải thể, còn lại là những quỹ hoạt động. Song dư nợ cũng rất thấp, chưa đến 100 tỷ đồng bởi vì khi thực hiện bảo lãnh thì nhiều quỹ lại yêu cầu các doanh nghiệp phải có tài sản bảo đảm. Doanh nghiệp đã khó khăn, không có tài sản đảm bảo, không vay được của ngân hàng, sang quỹ bảo lãnh lại phải có tài sản đảm bảo thì cũng rất khó khăn.

Ngân hàng Nhà nước đã có những kiến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta cần có đánh giá, tổng kết và cũng xác định được đâu là trọng tâm, trọng điểm, đâu là những doanh nghiệp đầu đàn để các doanh nghiệp nhỏ và vừa là vệ tinh hay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa các chính sách hỗ trợ vừa qua cần đánh giá và xem các nguyên nhân, giải pháp các quỹ không triển khai được, đặc biệt cần phải bố trí nguồn lực cho hỗ trợ.

Tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn của khu vực kinh tế tập thể

Đối với nội dung hỗ trợ vay vốn và miễn giảm lãi suất để phục hồi sản xuất kinh doanh, đại biểu Tạ Minh Tâm - đoàn Tiền Giang nêu câu hỏi, trong bối cảnh vừa phục hồi sản xuất, kinh doanh, vừa đi vào thực thi Luật Hợp tác xã năm 2023, xin Thống đốc cho biết nhận định về kết quả tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn của khu vực kinh tế tập thể, nhất là các đơn vị kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp?.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn

Trả lời câu hỏi, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, phát triển kinh tế tập thể, trong đó nòng cốt là hợp tác xã là một vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, hỗ trợ. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã quan tâm đối với giải pháp về tín dụng, chúng tôi thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo, phối hợp với các bộ, ban, ngành và liên minh hợp tác xã để rà soát những khó khăn, tồn tại để tham mưu, đề xuất.

Riêng đối với các hợp tác xã, liên minh hợp tác xã hay là tổ hợp tác, trong Luật Hợp tác xã có quy định là các hợp tác xã, liên minh hợp tác xã và tổ hợp tác sẽ được hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Hiện nay, đối với trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến tín dụng ưu đãi, chúng tôi đã phối hợp với các bộ, ngành tham mưu, trình Chính phủ để ban hành Nghị định số 55 về tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Theo chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng Nhà nước đang chủ trì phối hợp với các bộ, ngành đánh giá, tổng kết và có sửa đổi nghị định này. Theo nghị định này thì hợp tác xã cũng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng.

Đối với các hợp tác xã thuộc các đối tượng cho vay theo các chương trình của Ngân hàng Chính sách xã hội, hiện nay Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai 27 chương trình tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Đây là những văn bản Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ, nếu như hợp tác xã thuộc đối tượng của Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ được tiếp cận.

Trong thời gian vừa qua, chúng tôi cũng rất tích cực thực hiện các giải pháp hỗ trợ. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội cùng đầu mối phối hợp với các cơ quan bộ, ngành để tham mưu cho Chính phủ, tham mưu cho Quốc hội để có thể bố trí nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện cho các chương trình này.

Từ năm 2014, Ban Bí thư cũng có Chỉ thị số 40 tăng cường sử dụng nguồn ngân sách địa phương để ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay, hợp tác xã cũng là đối tượng được vay ở một số chương trình, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện.

Tuy nhiên, chúng tôi thấy hiện nay hợp tác xã cũng còn có những tồn tại, những hạn chế nên khả năng tiếp cận tín dụng cũng bị hạn chế. Năng lực nội tại của hợp tác xã còn yếu, hiệu quả hoạt động chưa cao, mô hình tổ chức còn lỏng lẻo và tình hình tài chính minh bạch cũng còn hạn chế... Chính vì vậy, cần phải có các giải pháp của các bộ, ngành, cơ quan liên quan.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024

Chiều 12/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới Thủ đô Lima, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024.
Chủ tịch nước kết thúc chuyến thăm Chile, lên đường thăm Peru và dự APEC 2024

Chủ tịch nước kết thúc chuyến thăm Chile, lên đường thăm Peru và dự APEC 2024

Chiều 12/11, giờ địa phương (đêm cùng ngày, giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời thủ đô Santiago de Chile, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Chile.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh

Tối 12/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
Tập đoàn Nhựa Bình Thuận ký kết hợp tác truyền thông với Báo Công Thương

Tập đoàn Nhựa Bình Thuận ký kết hợp tác truyền thông với Báo Công Thương

Chiều ngày 12/11, tại trụ sở Tập đoàn Nhựa Bình Thuận, Báo Công Thương và Tập đoàn Nhựa Bình Thuận đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông.
Chủ tịch nước Lương Cường thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Chile

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Chile

Nhân dịp thăm chính thức Cộng hòa Chile, sáng 12/11 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Chile.

Tin cùng chuyên mục

Trình Quốc hội việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Trình Quốc hội việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Chiều 12/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2025 phấn đấu tăng trưởng 7-7,5%

Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2025 phấn đấu tăng trưởng 7-7,5%

Với tỷ lệ 88,52% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2025 với tăng trưởng GDP từ 7-7,5%.
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp.
Bộ trưởng Bộ Công an trả lời, làm rõ vấn đề tin giả trên mạng xã hội

Bộ trưởng Bộ Công an trả lời, làm rõ vấn đề tin giả trên mạng xã hội

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chiều 12/11, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã trả lời về các tin giả trên mạng xã hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực, vượt trội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực, vượt trội

Phát biểu tại Quốc hội chiều 12/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu, trong tháng 10, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục xu hướng tích cực, vượt trội hơn tháng 9.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế, tháo gỡ các vướng mắc, phát triển nguồn, lưới điện.
Bộ Thông tin và Truyền thông: Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ chủ quyền của mình trên không gian mạng

Bộ Thông tin và Truyền thông: Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ chủ quyền của mình trên không gian mạng

Tại phiên trả lời chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ chủ quyền của mình không gian mạng.
Thượng tá Bùi Xuân Bình giữ chức vụ Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Vùng 4 Hải quân

Thượng tá Bùi Xuân Bình giữ chức vụ Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Vùng 4 Hải quân

Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tổ chức hội nghị bàn giao chức trách và nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 4.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói gì về xử lý quảng cáo sai sự thật?

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói gì về xử lý quảng cáo sai sự thật?

Đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ hơn về các giải pháp khắc phục tình trạng quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng.
Đề xuất sửa Luật Báo chí sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

Đề xuất sửa Luật Báo chí sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

Trong quá trình sửa Luật Báo chí sắp tới trình Quốc hội, Bộ trưởng Bộ TT&TT mong muốn Quốc hội ủng hộ giao Chính phủ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phóng viên bị bắt là

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phóng viên bị bắt là 'con sâu làm rầu nồi canh'

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ, những người làm nghề rất đau lòng khi một số phóng viên bị bắt, đây là những 'con sâu làm rầu nồi canh'.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cuộc vận động góp phần đưa thị trường trong nước trở thành

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cuộc vận động góp phần đưa thị trường trong nước trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' góp phần đưa thị trường trong nước thành bệ đỡ vững chắc cho tăng trưởng.
Bộ trưởng Bộ Y tế nói về giải pháp quản lý tình trạng mua bán thuốc không cần kê đơn

Bộ trưởng Bộ Y tế nói về giải pháp quản lý tình trạng mua bán thuốc không cần kê đơn

Đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan về giải pháp nào để quản lý tình trạng mua - bán thuốc không cần kê đơn.
Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam ở Chile

Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam ở Chile

Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đang thăm chính thức Chile đã tham dự lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Chile Gabriel Boric Font

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Chile Gabriel Boric Font

Sáng 11/11, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp riêng, cùng tiến hành hội đàm chính thức với Tổng thống Chile Gabriel Boric Font.
Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Chile

Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Chile

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyến thăm Chile đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam sau 15 năm, khẳng định cam kết làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương, tình hữu nghị giữa hai nước.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10-13/11, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển.
Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các doanh nghiệp tiêu biểu Chile

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các doanh nghiệp tiêu biểu Chile

Chiều 11/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp với lãnh đạo các doanh nghiệp tiêu biểu thuộc Hiệp hội thúc đẩy sản xuất Chile (SOFOFA).
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 11/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump.
Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Chile Gabriel Boric gặp gỡ báo chí

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Chile Gabriel Boric gặp gỡ báo chí

Trưa 11/11, sau khi kết thúc hội đàm, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Chile Gabriel Boric đã có cuộc gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả đạt được.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động