Thứ hai 28/04/2025 20:56

Vì sao nhiều doanh nghiệp khó đăng ký xuất khẩu gạo sang Trung Quốc?

Trước việc các doanh nghiệp phản ánh gặp khó khăn trong quá trình đăng ký xuất khẩu gạo vào thị trường Trung Quốc, Cục Bảo vệ thực vật đã lý giải về vấn đề này.

Ông Huỳnh Tấn Đạt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết: Với gạo và cám gạo thì hiện nay Việt Nam và Trung Quốc đã ký Nghị định thư chính thức để xuất khẩu chính ngạch với hai sản phẩm này từ năm 2016. Và trong phụ lục các doanh nghiệp được phép xuất khẩu thì có 22 doanh nghiệp được phép xuất khẩu chính thức.

Vì sao nhiều doanh nghiệp khó đăng ký xuất khẩu gạo sang Trung Quốc?

Tuy nhiên, trong suốt thời gian vừa qua, do sự thay đổi các điều kiện về an toàn thực phẩm cũng như đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc theo Lệnh 248, 249, hiện nay Cục Bảo vệ thực vật đã có hướng dẫn cho các doanh nghiệp để đăng ký theo các bước, trên cơ sở đó chúng ta sẽ nộp hồ sơ để Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét, phê duyệt.

Trong thời gian qua, rất nhiều loại hồ sơ, rất nhiều sản phẩm của Việt Nam đang được phía bạn nỗ lực để phê duyệt. Cục Bảo vệ thực vật cũng đang phối hợp với Văn phòng SPS để thống kê, tổng kết các số liệu các doanh nghiệp có hồ sơ mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gửi cho phía Hải quan Trung Quốc để thúc đẩy họ phê duyệt các hồ sơ này.

Để được chấp thuận xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ thông tin theo quy định, chứng minh đầy đủ thành phần hồ sơ liên quan đến công đoạn sản xuất ngoài đồng ruộng đến thu hoạch, sơ chế, chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm HACCP.

Do vậy, trong quá trình thực hiện chúng ta cần phải hoàn thiện hết các hồ sơ này cũng như gửi cho Cục Bảo vệ thực vật để Cục tiếp tục giới thiệu sang phía bạn.

"Theo thông lệ, từ 2-3 tháng/lần, tùy từng nhóm mặt hàng, chúng tôi sẽ gửi các danh sách này cho phía bạn", ông Huỳnh Tấn Đạt nói.

Trước phản ánh của các doanh nghiệp xuất khẩu, Cục Bảo vệ thực vật cũng đã báo cáo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời gian tới sẽ chủ động hơn nữa để phối hợp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc để tiếp tục làm đầu mối tiếp nhận, xử lý nhanh chóng và hiệu quả các hồ sơ chúng ta đã phê duyệt.

Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 1/2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 47.424 tấn, tương đương hơn 28 triệu USD, giảm 18% về lượng và giảm 6% về giá trị so với tháng 1/2022. Trước đó, năm 2022, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đạt gần 851.000 tấn, tương đương 432 triệu USD, giảm 20% về lượng và giảm 17% về giá trị so với năm 2021.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Cục Hải quan

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Chùm ảnh: Hội thảo 'Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân